Nhân 722 năm ngày mất Đức Thánh Trần (1300 – 2022) và 06 năm thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại. Sáng 13/9/2022 (tức 18 tháng 8 năm Nhâm Nhần) nghệ nhân Đào Thị Tự long trọng tổ chức buổi lễ hầu Thánh đón mừng 42 năm đồng, tạ ơn Phật Thánh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, tại bản điện Đức Linh Quang - thôn Tạ Thượng, xã Chính Nghĩa (Kim Động - Hưng Yên).
Tới dự và tiếp phúc cho buổi lễ có một số nghệ nhân – thủ nhang, đồng đền, đồng điện – là thành viên ưu tú Câu lạc bộ đạo Mẫu tỉnh Hưng Yên, cùng đông đảo con nhang đệ tử, dân thôn bản hạc.
Nghệ nhân Đào Thị Tự chọn tháng 8 âm lịch để mừng đồng - đây là một tháng tiệc lớn của Hội đồng tam tứ phủ. Dân gian ta có câu tục ngữ: “Tháng 8 tiệc cha, tháng 3 tiệc mẹ” hay “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ”. Nhưng người cha cụ thể ở đây là ai? Và người mẹ là ai? Cha ở đây chính là: Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1220, mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý 1300) – một nhà chiến lược quân sự nỗi lạc, với ba lần cầm quân đánh đuổi giặc Mông – Nguyên (1258, 1285 và 1288), tác giả của bài: Hịch tướng sĩ, các sách Binh thư yếu lược, Vạn Kiếp bí truyền thư. Được phong chức Quốc công tiết chế, thống lĩnh quân đội cả nước. Khi ông mất, được nhân dân suy tôn là cha, là Thánh - Đức Thánh Trần, lập đền và được thờ tại một số nơi, như: đền Kiếp Bạc – Hải Dương; đền Bảo Lộc – Nam Định;…
Vậy còn hình ảnh người Mẹ ở đây là ai? Mẹ ở đây là: Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Tương truyền, bà là công chúa Quỳnh hoa, con của Ngọc Hoàng Thượng Đế trên trời, vì lỡ tay làm vỡ chén ngọc nên bị đày xuống trần gian năm 1557, đầu thai vào nhà họ Lê ở xã Vân Cát (Vụ Bản – Nam Định), đặt tên là Giáng Tiên. Bà có công lao lớn trong việc chỉ dạy nhân dân cày cấy, trồng trọt, chăn nuôi, vượt qua những thiên tai bão lũ. Bà mất ngày 3-3 âm lịch, được sắc phong là Thượng Đẳng Tối Linh Thần. Nhân dân suy tôn bà là mẹ và được thờ ở Phủ Dầy (Nam Định), phủ Tây Hồ (Hà Nội), đền Sòng, đền Phố Cát (Thanh Hoá),…
Như vậy, buổi lễ mừng đồng của Nghệ nhân Đào Thị Tự vào tháng 8 âm lịch này, mang một ý nghĩa rất lớn. Điều này, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn sâu sắc, bày tỏ lòng thành kính, tri ân công đức cao dày của Đức Thánh Trần nói riêng và chư vị Phật Thánh nói chung. Đồng thời, đây cũng là dịp để bà hồi ức về 42 năm đồng của mình, với những thăng trầm, biến động, cùng vô vàn khó khăn mà bản thân gặp phải, trải qua. Từ đó, thêm yêu và trân trọng những việc làm có ích cho gowin99 , mà bản thân đã và đang thực hiện, trên con đường hành đạo. Qua đó, cũng là cơ hội để một số thanh đồng trẻ học hỏi những lề lối phụng sự nhà ngài, hiểu hơn về nhân vật lịch sử, văn hoá dân tộc, được tái hiện trong mỗi giá đồng. Từ đó, thêm yêu quê hương đất nước, đoàn kết và keo sơn.
Nghệ nhân Đào Thị Tự cũng không quên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới dân thôn bản hạc, Đồng anh lính chị, đã có mặt chúc mừng và tiếp phúc – những người luôn giúp đỡ, động viên và chỉ bảo đạo và đời cho bà suốt 42 năm qua. Để hiểu hơn về cuộc đời bà, độc giả có thể tham khảo bài viết trước đó của Văn hoá và Phát triển (Link đính kèm bên dưới bài viết).
Hiện nay, bản điện Đức Linh Quang do nghệ nhân Đào Thị Tự thủ nhang, ngày càng uy linh tố hảo, thu hút nhiều phật tử xa gần về bái yết. Những người lui tới bản điện, đều có tâm, có đức. Họ chọn Đức Linh Quang là đức tin, để gửi gắm những sở nguyện, sở cầu cho gia đình và bản thân. Đây cũng là một trong những cơ sở thờ tự, góp phần vào công cuộc bảo tồn và phát huy nét đẹp của tín ngưỡng dân tộc – tín ngưỡng đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện cho nhân loại.
Link bài viết trước đó, giới thiệu về nghệ nhân Đào Thị Tự: