link tải gowin99 mới nhất

Ngân vang mãi giai điệu Tổ quốc (phần 22)

Cũng vào thời gian này, nhiều bài hát trữ tình được sáng tác từ thời tiền chiến hoặc trong kháng chiến chống Pháp được phổ biến rộng rãi, bổ sung cho tôi nhận thức và khoái cảm thẩm mỹ theo hướng lãng mạn, riêng tư.
bia-ngan-vang-mai-giai-dieu-to-quoc-1660572196.jpg
 

 

Dương Thiệu Tước, một nhạc sĩ tiền chiến nổi tiếng và được coi là một trong những người tiên phong của tân nhạc Việt Nam, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1915, mất ngày 1 tháng 8 năm1995 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ông có nhiều ca khúc nhưng tới sau thời kỳ đổi mới, nhạc của ông mới được phép lưu hành lại tại nước ta. Bài hát của Dương Thiệu Tước được tài tử Ngọc Bảo hát suốt hàng chục năm vẫn gây xúc cảm mạnh mẽ đối với người nghe thuộc nhiều thế hệ:

“Một chiều ái ân

Say hồn ta bao lần.

Một trời đắm duyên thơ.

Cho đời bao phút ơ thờ.

Ngạt ngào sắc hương

Tay cầm tay luyến thương.

Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng

nào thấy đâu sầu vương.

Một chiều bên nhau.

Một chiều vui sống quên phút tang bồng.

Anh ơi nhớ chăng xa anh em hát

khúc ca nhớ mong.

Một chiều gió mưa

Em về thăm chốn xưa.

Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân

lòng xót xa tình xưa.

 

Lâng lâng chiều mơ.

Một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ.

Mây vương sầu lan

Gió ơi đưa hồn về làng cũ nhắn thầm

lời nguyện ước trong chiều xưa.

Thương nhau làm chi.

âm thầm lệ vương khi biệt ly.

Xa xôi làm chi.

Vô tình em nhớ duyên hờ.

Tình như mây khói.

Bóng ai xa mờ.

 

Một chiều ái ân,

Say hồn ta bao lần,

Một chiều đắm duyên thơ,

Cho đời phút bao ơ thờ,

Ngạt ngào sắc hương,

Tay cầm tay luyến thương.

Đôi mắt em nhìn càng say đắm mơ màng nào thấy đâu

sầu vương.

Một chiều bên nhau

một chiều vui sống quên phút tang bồng

Anh ơi, nhớ chăng xa anh em hát khúc ca nhớ mong!

Một chiều gió mưa,

Em về thăm chốn xưa,

Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân

lòng xót xa tình thương”

Bài hát  của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước phổ thơ Hồ Dzếnh được nhiều ca sĩ thời nay hát:

“Trên đường về nhớ đầy,

Chiều chậm đưa chân ngàỵ

Tiếng buồn vang trong mâỵ

Tiếng buồn vang trong mâỵ

 

Chim rừng quên cất cánh

Gió say tình ngây ngây

Có phải sầu vạn cổ,

Chất trong hồn chiều nay,

Chất trong hồn chiều naỵ

Tôi là người lữ khách

Màu chiều khó làm khuây,

Ngỡ lòng mình là rừng,

Ngỡ hồn mình là mây,

Nhớ nhà châm điếu thuốc,

Khói huyền bay lên câỵ

 

Trên đường về nhớ đầỵ

Chiều chậm đưa chân ngàỵ

Tiếng buồn vang trong mây

Tiếng buồn vang trong mây”

Bài hát “Chiều” phổ nhạc gần như nguyên văn bài thơ của Hồ Dzếnh, với âm hưởng và tiết tấu phương Tây, cả cái vẻ lãng mạn cũng vậy, nhưng lại có thêm nét phiêu du, lãng tử của thanh niên Việt Nam thời đó, cho nên vẫn gần gũi với người Việt và trường tồn cùng thời gian.

Về nhạc sĩ Đoàn Chuẩn (15 tháng 6 năm 1924 – 15 tháng 11 năm 2001), trang Wikipedia cho biết: ông là một nghệ sĩ biểu diễn ghi-ta Hawaii, song được biết đến nhiều hơn cả như một nhạc sĩ Việt Nam với số lượng sáng tác ít ỏi nhưng đều trở thành những giai điệu sống cùng tâm hồn nhiều thế hệ. Trang này cũng thống kê được 21 nhạc phẩm của Đoàn Chuẩn, trong đó có những bài mà thế hệ trẻ bây giờ cũng hâm mộ, đó là: “Thu quyến rũ”, “Gửi gió cho mây ngàn bay”, “Lá đổ muôn chiều”, “Gửi người em gái miền Nam”. Có rất nhiều ca sĩ đã biểu diễn thành công các sáng tác của Đoàn Chuẩn, như Ngọc Bảo, Anh Ngọc, Ngọc Long, Mộc Lan, Thái Thanh, Lệ Thanh, Minh Hiếu, Lệ Thu, Khánh Ly, Mai Hương, Ánh Tuyết, Bằng Kiều, Tùng Dương... Riêng Nghệ sĩ Lê Dung đã khiến cho các ca khúc của Đoàn Chuẩn đậm đà chất nhạc cổ điển, trong đó có bài hát :

 “Gửi gió cho mây ngàn bay”:

“Với bao tà áo xanh đây mùa thu

Hoa lá tàn, hàng cây đứng hững hờ

Lá vàng từng cánh rơi từng cánh

Rơi xuống âm thầm trên đất xưa.

 

Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi bướm muôn màu về hoa

Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư

Về đây với thu trần gian.

 

Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi phím tơ đồng tìm duyên

Gửi thêm lá thư màu xanh ái ân

Về đôi mắt như hồ thu.

 

[ĐK:]

Thấy hối tiếc nhiều

Thuyền đã sang bờ

Đường về không lối

Dòng đời trôi đã về chiều

Mà lòng mến còn nhiều

Đập gương xưa tìm bóng.

 

Nhưng thôi tiếc mà chi

Chim rồi bay, anh rồi đi

Đường trần quên lối cũ

Người đời xa cách mãi

Tình trần không hàn gắn thương lòng.

 

Gửi gió cho mây ngàn bay

Gửi bướm đa tình về hoa

Gửi thêm ánh trăng màu xanh lá thư

Về đây với thu trần gian”

Bài hát  

 “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương có giai điệu xao xuyến và sự linh hoạt trong xử lý tiết tấu, tạo ra những điểm nhấn ăn sâu vào tâm khảm người nghe về nỗi cô đơn, sự khao khát hơi ấm gia đình:

“Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống,

Đâu đây buông lững lờ tiếng chuông,

Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời

Cùng mây xám về ngang lưng trời.

Thời gian như ngừng trong tê tái,

Cây trút lá cuốn theo chiều mây,

Mưa giăng mắc nhớ nhung tiêu điều,

Sương thướt tha bay ôi đìu hiu…

Đêm Đông,

Xa trông cố hương buồn lòng chinh phu.

Đêm Đông,

Bên song ngẩn ngơ kìa ai ngóng chồng.

Đêm Đông,

Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tự

Đêm Đông,

Ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng,

Gió nâng chiều say,

Gió lay ngàn cây,

Gió nâng thuyền mây.

Gió đau niềm riêng,

Gió than triền miên.

Gió thương niềm riêng

Đêm Đông,

Ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.

Đêm Đông,

Ta mơ giấc mơ gia đình yêu thương.

Đêm Đông,

Ta lê bước chân phong trần tha hương.

Có ai thấu tình cô lữ đêm Đông không nhà?”

Theo trang Bài ca đi cùng năm tháng, dịp tết Nguyên Đán năm 1939, vì không có tiền để về quê ăn tết, đêm giao thừa, nhạc sỹ Nguyễn Văn Thương đi lang thang một mình khắp phố phường Hà Nội. Trời mưa phùn lạnh buốt, không một bóng người qua lại trên đường. Dọc phố khâm Thiên một vài căn nhà vẫn còn sáng đèn. Nghe tiếng chân qua đường, một cô gái bước chân ra nhìn… Thất vọng cô quay vào, ghé mình soi vào chiếc gương treo cạnh cửa, đưa tay lên vuốt tóc. Trời đã khuya. Nhạc sỹ trở về phòng trọ, gió lùa qua khe cửa, rít lên từng hồi. suốt đêm Nhạc sỹ không ngủ được, nghĩ đến cuộc đời bất hạnh của những người nghèo khổ, tha hương trong đêm đông lạnh lẽo. Và… bài hát “Đêm Đông” ra đời ngay trong đêm ấy!

của nhạc sĩ Trần Hoàn viết vào năm 1948, mà theo lời ông, ông viết là để nói với những nữ sinh rằng đừng động vào tâm hồn đã khô của ông, Sơn nữ trong bài hát là một hình tượng chung, chứ không có một cô Sơn nữ bằng xương bằng thịt nào cả:

“Một đêm trong rừng vắng

Ánh trăng chênh chếch đầu ghềnh thấp thoáng bóng cô sơn nữ miệng cười xinh xinh.

Một đêm trong rừng núi

Có anh lữ khách nhìn trời xa xa ngắm trăng say đắm một mình bâng khuâng.

Một đêm trong rừng vắng

Có cô sơn nữ miệng cười khúc khích ngắm anh lữ khách rồi lòng bâng khuâng.

Một đêm trong rừng núi

Có anh lữ khách nhìn trời xa xa biết đâu sơn nữ nhìn mình đăm đăm.

 

Sơn nữ ơi

Đời ta như cánh chim chiều phiêu bạt thời gian vun vút trời mây.

Sơn nữ ơi

Đừng làm thắc mắc cho lòng khô cạn từ lâu nước mắt sầu thương.

Sơn nữ ơi

Thời gian lôi cuốn bao lần bên rừng đầy hương bát ngát trời thu

Sơn nữ ơi

Đành lòng sống với bên rừng thơ mộng cùng hoa với lá ngàn hương.

 

Hãy nhìn trăng lên rồi lu mờ dần

Hãy nhìn mây bay thiết tha về ngàn chờ đợi tay người sơn nữ.

Khi nhìn chim bay bay đi tìm đàn

Khi nhìn gió cuốn lá thu rời cành cuộn bay lên người sơn nữ.

 

Sơn nữ ơi

Làm chi cho đớn đau lòng trong một thời gian rồi thương rồi nhớ

Sơn nữ ơi

Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây...”

Trong buổi giao lưu với sinh viên vào năm 1995, nhạc sĩ Trần Hoàn nói rằng khi tác phẩm “Sơn nữ ca” được lan truyền vào miền Nam, nhiều ca sĩ hát, và họ đã thay đổi câu cuối thành “Hoàng hôn xuống dần đợi chờ ai đây...”. Khi xuất bản sách, nhạc sĩ Trần Hoàn đã lấy lại nguyên văn câu kết của “Sơn nữ ca” là “Thời cơ đến rồi, đợi chờ ra tay!”

Bài hát  của nhạc sĩ Trần Hoàn cũng được phổ biến rộng rãi ở miền Nam, sau đó mới lan truyền ở miền Bắc:

“1. Một chiều anh bước đi em tiễn chân anh tận cuối đồi

Nghe dặn lời rằng chiến đấu đừng sờn lòng

Rằng sóng gió đừng sờn lòng, đừng nề gian khổ.

Máu còn rơi, xương còn rơi, bao lớp người tiền tuyến tuôn ra

Ngăn quân thù giày xéo dân ta

Cho một ngày mới, một nguồn vui tới Xuân phơi phới.

Như dòng sông ra đại dương qua bao ghềnh và đá cheo leo

Đấu tranh này bền lòng em ơi mới tới ngày nắng ấm

Và xa xôi em nhớ lời rằng muốn có một ngày về

Thì chiến đấu đừng sờn lòng đừng nề gian khổ...

2. Ngày nào nghe tiếng chim ca líu lo trên cành hoa đào

Em nhủ thầm rằng bóng dáng người tình về

Về đến bến đò đầu làng, là giờ anh về em ơi.

Lá vàng rơi, mưa buồn rơi bao tháng ngày hình bóng xa xôi

Nay anh về mừng lắm anh ơi

Ta xây đời mới, một nguồn vui tới ý phơi phới.

Như dòng sông ra đại dương qua bao ghềnh và đá cheo leo

Gió mưa đừng sờn lòng em ơi mới đến ngày nắng ấm

Và xa xôi em nhớ lời rằng muốn có một ngày về

Thì chiến đấu đừng sờn lòng đừng nề gian khổ...

3. Và dù nơi chốn quê, hay ở xa nơi tận cuối đồi

Em nhủ mình rằng muốn có một ngày về

Thề chiến đấu đừng sờn lòng, đừng nề gian khổ.

Súng còn vang, dân lầm than

Đây chiến trường thề quyết xông pha

Ánh dương bầu trời Việt thân yêu

Mong hòa bình tới, để toàn dân mới sống no ấm.

Trong ngày xanh em cùng anh lấy sức người gặt sức thiên nhiên

Sống chan hòa đồng lúa nương khoai cho một mùa gió thắm

Và dâng lên bao tâm hồn đầy sức sống hòa tình đời

Tình phơi phới mừng ngày về tràn trề tin tưởng.”

Bài hát này được nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác vào năm 1951, khi đang phụ trách công tác gowin99 văn nghệ Liên khu IV. Trong buổi giao lưu với sinh viên vào năm 1995, nhạc sĩ nói rằng bài hát này viết tặng chỉ một người. Tôi biết, người đó là chị Bích Hồng, vợ nhạc sĩ bây giờ. Tôi có hỏi nhạc sĩ rằng nghe nói, hồi sáng tác bài này, anh bị tổ chức phê bình vì tính “yếu đuối” của tác phẩm phải không, nhạc sĩ cười, trả lời: “Phê bình gì đâu. Các anh ấy chỉ nhắc là cần có những bài hát mạnh mẽ phục vụ kháng chiến thôi!”

Nhạc sĩ Văn Cao có một tác phẩm khá đặc biệt, đó là một bản nhạc nhưng hai lời hát, là “Đàn chim Việt” và “Bến xuân”. Tôi thích nghe bản  hơn:

“1. Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước

Em đến tôi một lần

Bao lũ chim rừng họp đàn

Trên khắp bến xuân

Từng đôi rung cánh trắng

Khe khẽ ca

U ú ù u ú

 

Cành đào rung nắng chan hòa

Chim ca thương mến

Chim ngân xa

U ú ù u ú

Hồn mùa ngây ngất trầm vương

 

Dìu nhau theo dốc suối

Nơi ven đồi

Còn thấy chim ghen lời âu yếm

Tới đây chân bước cùng ngập gừng

Mắt em như dáng thuyền soi nước

Tà áo em rung theo gió nhẹ thẹn thùng ngoài bến xuân

 

ĐK: Sương mênh mông che lấp kín non xanh

Ôi cánh buồm nâu

Còn trên lớp sóng xuân

Ai tha hương nghe

Ríu rít oanh ca

Cánh nhạn vào mây thiết tha

Lưu luyến tình vừa qua

 

2. Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác

Em vắng tôi một chiều

Bến nước tiêu điều còn hằn in nét dáng yêu

Từng đôi chim trong nắng

Khe khẽ ru... U ú ù u ú

Lệ mùa rơi lá chan hòa

Chim reo thương nhớ

Chim ngân xa... U ú ù u ú

Hồn mùa ngây ngất về đâu

 

Người đi theo mưa gió xa muôn trùng

Lần bước phiêu du về bến cũ

Tới đây mây núi đồi chập chùng

Liễu dương hơ tóc vàng trong nắng

Gột áo phong sương

Du khách còn ngại ngùng

nhìn bến xuân

ĐK và kết.”

Bài hát nghe vừa bảng lảng cuốn hồn phiêu du tận phương trời nào đó, vừa xao động, thôi thúc, trải ra trước mắt người nghe niềm vui hữu hình.

 

(Còn nữa)

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()