Đại thi hào Nguyễn Du (Cũng có ý kiến cho rằng 2 câu đó là của cụ Nguyễn Công Trứ) đã nhận xét về những thú tiêu khiển mang đậm nét gowin99 :
"Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các cho người biết tay"
Vậy chúng ta nên suy nghĩ thế nào để giữ cho thú chơi Sinh Vật Cảnh mãi "thanh tao lịch sự", chơi cho "sang trọng đài các"...Tất nhiên, đã là ăn chơi thì sẽ khó tránh khỏi sự "chơi ngông", "chơi trội", chơi khác người theo kiểu chơi "cho người biết tay".
Chúng ta rất vui, vì mấy năm trở lại đây Sinh Vật Cảnh từ thú chơi gowin99 thuần túy đã thành một ngành kinh tế sinh thái nhiều triển vọng góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ - CP ngày 12/4/2018.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà nội hàm thú chơi Sinh Vật Cảnh dần mờ nhạt, mà ngược lại thú chơi đó có điều kiện để hướng mới tầm cao gowin99 và hiệu quả kinh tế gowin99 thiết thực hơn.
Nhà báo Vương Xuân Nguyên, một chuyên gia có nhiều năm theo dõi lĩnh vực Sinh Vật Cảnh
Trong điều kiện mới, nhiều người chơi, người sưu tầm tác phẩm Sinh Vật Cảnh đã dần dần công khai hóa giá cả, giá trị của tác phẩm để công chúng tham khảo hoặc qua đó đưa lại cho công chúng những thông điệp riêng của mình.
Khác hẳn với trước đây, nhiều người có tác phẩm quý, nhiều khi phải giấu đi để tránh sự đàm tiếu bởi miệng lưỡi thế gian. Cũng bởi thế mà sự lan tỏa những giá trị trong cộng đồng rất hạn chế. Nhiều người chơi đã tìm cách "âm thầm" đưa nó ra nước ngoài vì những lợi ích kinh tế của riêng mình. Chúng ta đã bị "chảy máu" không ít tài nguyên thực vật quý hiếm và đá quý bởi những "tay chơi" nước ngoài.
Với góc độ này, chúng ta đánh giá cao và phẩn nào cảm ơn những tay chơi, những đại gia và cả những người luôn tâm huyết sưu tầm...đã bỏ ra số lượng lớn tiền để mua những tác phẩm Sinh Vật Cảnh thay vì mua xe ô tô sang, mua cổ vật quý từ nước ngoài để góp phần gìn giữ những báu vật cho muôn đời sau, cũng như sự thượng tôn nét gowin99 giàu bản sắc của cha ông đã trao truyền qua bao thế hệ.
Nhà báo Vương Xuân Nguyên bên một trong những tác phẩm vừa chuyển nhượng có giá trị tiền tỷ gây xôn xao dư luận về giá trị và giá cả
Cũng phải khẳng định công bằng rằng, Giá trị những tác phẩm Sinh Vật Cảnh độc đáo nhiều khi không thể đánh giá chủ quan bằng yếu tố định tính hay định lượng. Càng không thể xác định Giá cả của nó bằng các quy luật cung cầu, cũng như các yếu tố khác thuần túy. Mà Giá trị của nó nhiều khi phụ thuộc vào sự phù hợp đặc thù, cảm xúc của người có sẵn nhu cầu và điều kiện sở hữu.
Ví dụ, cũng là một chiếc xe đạp cũ đã qua 50 năm sử dụng, nếu bán chúng ở cửa hàng thu mua phế liệu sẽ khác với bán ở tiệm cầm đồ và sẽ khác hơn nếu bán chúng cho người đang có nhu cầu mua nó bổ sung cho bộ sưu tập xe đạp cổ.
Vậy tại sao cùng một chiếc xe đạp cũ, mà ba nơi lại có ba Giá cả khác nhau...? Bởi vì mục đích sử dụng, điều kiện thanh toán, chi phí cơ hội sở hữu, tri thức tiêu dùng và quan niệm về Giá trị đặc thù khi đánh giá vật tiêu dùng cụ thể ở đây là chiếc xe đạp cũ của người thu mua phế liệu, chủ tiệm cầm đồ và người sưu tầm đồ cổ là khác nhau. Người thì nhìn nhận nó là "Phế liệu", người thì nhìn nhận xe cũ vẫn có thể sử dụng, người thì nhìn nó là "Cổ vật"...!
Nó cũng giống như việc Phú ông giàu có lại cố ý nài nỉ “xin đổi” những sản vật quý hiếm, có giá trị kinh tế cao (ba bò chín trâu, ao sâu cá mè, ba bè gỗ lim, con chim đồi mồi), để lấy một vật tầm thường không có giá trị là bao nhiêu như cái quạt mo của thằng Bờm. Nhưng thằng Bờm nhất quyết từ chối, chỉ khi Phú ông đổi nắm xôi lấy quạt mo thì Bờm mới "cười" bày tỏ sự tán thành.
Nhà báo Vương Xuân Nguyên (bên phải) đang trao đổi với nghệ nhân Bonsai Quốc tế về giá trị của cây cảnh nghệ thuật Việt Nam
Hơn ai hết, chính những người làm nghề và yêu Sinh Vật Cảnh hiểu rằng, nếu Giá cả vượt xa Giá trị bằng cách này hoặc bằng cách khác sẽ không có lợi cho sự phát triển bền vững. Một khi công chúng nhận thấy có sự chênh lệch quá lớn giữa Giá trị và Giá cả, họ sẽ có những phản ứng thích hợp tương ứng. Nhẹ là sự tự điều chỉnh khoảng cách giữa Giá cả và Giá trị khi họ tham gia vào các giao dịch hoặc đánh giá tác phẩm. Nặng là sự tẩy chay quay lưng sang tiêu dùng những sản phẩm Sinh Vật Cảnh có nguồn gốc từ nước ngoài. Bài học "sính cây ngoại bài cây nội" sau cú sốc thị trường năm 2010 trở về sau chắc nhiều người còn rất nhớ...!
Vậy có lý nào chính những người nuôi trồng, sản xuất, kinh doanh và làm dịch vụ Sinh Vật Cảnh lại muốn đẩy Giá cả của nó ảo quá xa thực tế so với Giá trị của nó để làm điên đảo chính hoạt động đang nuôi sống họ...?!
Một điều chắc chắn rằng, với những người am tưởng và yêu thích những tác phẩm nghệ thuật Sinh Vật Cảnh thực thụ thì đánh giá chúng bằng cảm nhận, sự rung động từ trong sâu thẳm của trái tim và sự hiểu biết về lĩnh vực này hơn là nhìn vào túi tiền của mình rồi suy xét đắt rẻ, rồi nhầm lẫn tai hại giữa Giá cả và Giá trị tác phẩm.
Những con chim hay bông hoa đột biến gen có giá cả đắt đỏ nhưng không phải ai cũng cảm nhận hết được giá trị của nó
Nhân bàn luận chủ đề này, gợi nhớ trong chúng ta bài viết rất hay cách đây gần 30 năm của Giáo sư Vũ Khiêu với nhan đề "Giá trị thẩm mỹ và thực dụng trong Sinh Vật Cảnh" đã nêu vấn đề giá trị cảm xúc trong Sinh Vật Cảnh sẽ tri phối giá trị thực của nó khi so sánh nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hoa hồng với rau cải! Khi ta đang đói thì rau cải quan trọng và được định giá cao hơn nhiều hoa hồng và ngược lại.
Điều đó cho thấy, trong cuộc sống tại một thời điểm và bối cảnh cụ thể, thì cái này có thể rất giá trị với người này những không hẳn điều đó đã đúng với người khác. Và vì thế, mối tương quan giữa Giá trị và Giá cả trong Sinh Vật Cảnh vẫn là một đề tài cần tiếp tục trao đổi...?!