Trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàn (1928 - 2003) những ca khúc thuộc về mảng “tâm ca” viết về mùa xuân có sinh khí bền lâu và được yêu thích, đáng kể nhất là “Một Mùa Xuân” phổ thơ của Thanh Hải.
Nhạc sĩ Trần Hoàn tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928, quê ở Hải Tân, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Năm 16 tuổi, tác phẩm đầu tay được công chúng yêu thích là Sơn nữ ca. Sinh thời, nhạc sĩ đã giữ các chức vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ. Ông mất 75 tuổi, khi đang giữ chức vụ Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Trần Hoàn đã xuất bản hoàn chỉnh là 3 tuyển tập: Lời ru trên nương, Một mùa xuân nho nhỏ, Tuyển tập 105 ca khúc Trần Hoàn cùng nhiều album audio, video khác...
Dù ở cương vị nào, nhạc sĩ Trần Hoàn cũng luôn gắn bó với âm nhạc. Mãng tâm ca của ông nổi bật có những ca khúc viết về mùa xuân tươi đẹp của đất nước: "Tình ca mùa xuân" đến "Tiếng hát người Hà Nội" và" Mùa xuân nho nhỏ" (thơ: Thanh Hải). Trong đó Mùa xuân nho nhỏ có lẽ là bài thơ hay nhất của Thanh Hải và cũng là một ca khúc hay nhất của Trần Hoàn. Âm hưởng thi ca và âm nhạc cộng hưởng đã tạo nên tầm vóc của ca khúc phổ thơ này. Lời thơ Thanh Hải: "Mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng" đã tạo sinh khí tươi tắn, dịu dàng vượt lên trên nỗi đau chiến tranh mãi mãi là ước mơ muôn thở của loài người.
Đã nửa thế kỷ, mỗi độ xuân về, trên mọi nẻo đường đất nước chúng ta hay nghe bài hát “Một mùa xuân nho nhỏ” nhạc Trần Hoàn phổ thơ của Thanh Hải. “Mọc giữa dòng sông xanh, một bông hoa tím biếc, ơi con chim chiền chiện, hót chi mà vang lừng, từng giọt rơi long lanh. Tôi đưa tay hứng về”. Xuân ca là mãng âm nhạc thành công nhất của Trần Hoàn. Mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận của ông dù khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn ác liêt. Trần Hoàn trở lại chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa và dưới mưa bom lửa đạn ông viết nhiều ca khúc hay Đợi anh về, Tiếng chim mùa xuân và đặc sắc nhất là Lời ru trên nương (thơ Nguyễn Khoa Điềm)
Sự nghiệp chính trị và văn nghệ của Trần Hoàn thật lớntrong thời chiến tranh và giai đoạn hậu chiến 1980-1990. Chỉ cần nhắc đến những bản nhạc về chủ đề xuân đã quá đủ để hiểu “cái tâm” người nhạc sĩ này. Bài hát “Tình ca mùa xuân”, “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến” đã bộc lộ tầm vóc của một nhạc sĩ Trần Hoàn tinh tế và lãng mạnluôn giữ được sự lạc quan, yêu người và yêu đời: “đừng nhắc đến những gì đã phôi pha mà hãy sống cuộc sống yên lành, vì đất nước hạnh phúc thanh bình”. Bài hát mang màu nắng ấm ngày xuân đi vào lòng người với ước mơ thanh bình vĩnh cửu.
Trần Hoàng và Thanh Hải cùng công tác tại chiến khu Bình Trị Thiên. Sau 30-4-1975 họ về tiếp quản thành phố Huế và cùng công tác trong ngành văn hoá. Nhạc sĩ Trần Hoàn là Trưởng ty Văn Hoá Thông Tin, nhà thơ Thanh Hải là Chủ tịch Hội LHVHNT. Họ gặp nhau,đồng cảm về một mùa xuân đất nước thanh bình. Nhà thơ Thanh Hải viết bài thơ này trên giường bệnh Bệnh viện Bach Mai vào tháng 11-1980 rồi một tháng rưỡi sau đó nhà thơ mất. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã chắp cánh cho “Một Mùa Xuân” bay mãi, bay hoài đến nay đã được 43 mùa xuân (1980 - 2023). Âm nhạc Trần Hoàn khởi hành từ “Lời người ra đi” trong khỏi lửa chiến tranh, đến “Một mùa xuân” thanh bình đều để lại những dấu ấn đẹptrong đời sống âm nhạc Việt Nam.