MỖI NGÀY 3 BẢN NHẠC DỄ NGHE
ĐẲNG CẤP THẾ GIỚI - NGÀY THỨ 20
Trong ngày thứ 20 này, chúng ta đến với tay dương cẩm lừng danh Richard Clayderman, qua ba tác phẩm: Memory (Ký ức), Les Fleurs Sauvages (Những bông hoa hoang dã), Jardin Secret (Vườn bí mật). Ta được nghe tiếng đàn đầy xúc cảm của Richard Clayderman và còn được hiểu về xuất xứ cũng như tác giả của những bản nhạc do ông trình tấu.
Richard Clayderman
Richard Clayderman (tên thật Philippe Pagès, sinh ngày 28 tháng 12 năm 1953 tại Pháp) là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng. Ông đã phát hành nhiều album nhạc, trong đó có các nhạc phẩm của Beethoven, Liszt, Chopin và Mozart, nhưng chủ yếu là của Paul de Senneville và Olivier Toussiant. Richard Clayderman cũng được biết đến bởi khả năng diễn xuất tuyệt vời những bản nhạc được nhiều người ưa chuộng như "Yesterday", "The Sound of Silence" và "Memory". (Đọc tiếp ở cuối bài).
1. Memory
Memory – from Cats Soundtrack:
Cats (nhạc kịch): Là vở nhạc kịch, trong đó có bài hát "Memory" được viết cho nhân vật Grizabella, sau đó đã được hơn 150 nghệ sĩ trên thế giới cover lại và Richard Clayderman trình diễn bằng Piano (Đọc tiếp ở mục 2 cuối bài).
2. Les Fleurs Sauvages
3. Jardin Secret
Jardin Secret là một bản nhạc khá kinh điển được làm rõ nét từ đầu thế kỷ 20 với cuốn tiểu thuyết The Secret Garden của Frances Hodgson Burnett.
Jardin Secret: Trong cuốn tiểu thuyết này, một em bé mồ côi gốc Anh, ra đời tại Ấn Độ, được về sống với dượng trong một nhà vắng vẻ, với một khu vườn bỏ hoang, đóng cửa mà chìa khoá chôn vùi một nơi nào đó. Rồi con chim sâu đã xới lên cho bé Mary và em đã vào khu vườn bí mật đó để biến khu vườn bỏ hoang kia thành một khu vườn tráng lệ, và là thế giới của hồi sinh. Nhờ khu vườn ấy mà người cha dượng dị tật và bại liệt đã hồi phục, đứng thắng người và bước đi được. Chủ đề Secret Garden ấy được biến thành nhiều phiên bản phim và nhạc kich từ năm 1919.
Năm 1976, Senneville gặp Richard Clayderman và mời anh chơi bài Ballade pour Adeline của mình. Qua tiếng đàn của Clayderman bài này trở thành một bản nổi danh thế giới. Từ đấy, Senneville cảm được cách xử lý độc đáo của ngón đàn Clayderman. Anh này, với một kỹ thuật cổ điển điêu luyện, nhưng chọn lựa cách trình tấu từng tiếng một trên dương cầm để rót tiếng đàn vào nội tâm. Vì thế, trong album thứ hai của Clayderman, năm 1979, Senneville lấy lại chủ đề Jardin Secret với giai điệu da diết hơn để lột tả con đường vào nội tâm đồng thời khai thác cái tinh tế trong biểu diễn pianô của Clayderman (Ta đã tìm hiểu về Senneville ở buổi nghe nhạc thứ 18).
Khi nghe giai điệu của Jardin Secret, ta hầu như thấy được bước chân của bé Mary đi vào khu vườn bí mật, cũng như bước chân của mỗi con người bước vào vùng bí mật của tâm hồn mình…
Trong thập niên vừa qua, có cặp nhạc sĩ dương cầm và vĩ cầm nổi danh, lấy tên là Secret Garden: Fionnuala Sherry (vĩ cầm) và Rolf Løvland (dương cầm). Họ nói: Trong thâm sâu của mỗi con người đều có một ‘’khu vườn’’ bí mật, nơi mà mình tìm về để ngơi nghỉ bình an, để nhìn lại chính mình và để chiêm niệm cuộc sống. Vì thế cái motif của Secret Garden thường là một câu nhạc giản dị, lặp đi lặp lại nhiều lần và đưa chúng ta vào thinh lặng.
Bài Song From A Secret Garden của họ cũng như của Senneville đều mang ý nghĩa đó.
Đọc tiếp
1. Richard Clayderman: Mặc dù được đào tạo để trở thành nghệ sĩ piano cổ điển, song hầu hết các đĩa nhạc của ông tập trung vào âm nhạc phổ thông với những tình khúc đương thời.
Khi 12 tuổi, ông được nhận vào nhạc viện Paris, nơi ông được đánh giá cao vào cuối tuổi thanh niên. Những khó khăn về tài chính đã ngăn cản ông theo đuổi sự nghiệp đầy triển vọng là trở thành nghệ sĩ piano. Thay vào đó, để kiếm sống, Richard đã làm nhân viên ngân hàng và người đệm nhạc cho những ban nhạc đương thời. Ông từng đệm nhạc cho các ca sĩ như Johnny Hallyday, Thierry Le Luron và Michel Sardou.
Clayderman đã thu âm hơn 1.300 bản nhạc, và đã tạo nên một phong cách riêng cho mình. Ông đã dành nhiều thời gian thực hiện các buổi hòa nhạc. Đến năm 2006, con số kỷ lục bán đĩa của ông vào khoảng 150 triệu USD, và có 267 đĩa vàng, 70 đĩa bạch kim. Riêng album Ballade pour Adeline bán được 24 triệu bản. Ông nổi tiếng tại châu Á và được ghi nhận vào sách kỷ lục Guinness là "nghệ sĩ piano thành công nhất trên thế giới".
Clayderman rất nổi tiếng ở các nước thế giới thứ ba, nhiều nhà phê bình cho rằng nhạc của ông là "nhạc thang máy", bởi vì các tác phẩm của ông được chơi ở những nơi không gian rộng rãi, chuyển tiếp như thang máy, khu buôn bán...
Mặc dù là một nhạc sĩ rất nổi tiếng và bán được nhiều đĩa nhạc, Clayderman vẫn thường bị phê bình — đặc biệt là từ những người yêu đàn piano (cả cổ điển lẫn thông thường, như Jazz), các nhà phê bình, các nhạc sĩ và những người am hiểu - cho rằng ông có kỹ thuật hạn chế, trình diễn nhạc mang chất tính thương mại khi đã chơi các bản nhạc cổ điển ở dạng cách điệu. Một số xem ông là biểu tượng của sự hào nhoáng mà rỗng tuếch.
Một vài giáo viên âm nhạc Trung Quốc đã góp phần phổ biến nhạc của ông vào Trung Quốc đại lục nhằm làm tăng số lượng sinh viên học đàn piano kể từ thập niên 1980. Theo sách Last Chance to See của Douglas Adams xuất bản năm 1990, thì Clayderman là nghệ sĩ chơi piano nổi tiếng nhất tại Trung Quốc kể từ đó.
Huyền thoại dương cầm thế giới Richard Clayderman biểu diễn lần đầu tiên và cũng là duy nhất tại Việt Nam vào tối 23-8-2914 ở Trung tâm hội nghị quốc gia, Hà Nội.
2. Vở nhạc kịch Cats (tạm dịch: "Tộc mèo"): Là một vở nhạc kịch thuần hát xuất xứ từ Anh do Andrew Lioyd Webber sáng tác dựa trên tuyển tập thơ Old Possum's Book of Practical Cats của T. S. Eliot. Nội dung của vở nhạc kịch xoay quanh bộ tộc mèo Jellicle trong một đêm quan trọng phải chọn ra một thành viên sẽ được đầu thai chuyển kiếp.
Từ năm 1981, Cats được công diễn ở Luân Đôn suốt 21 năm liền với 8.949 buổi diễn rồi tiếp tục tại Broadway suốt 18 năm với 7.485 buổi diễn. Tháng 5 năm 1989, sau buổi diễn thứ 3.358, Cats vượt qua Jesus Christ Superstar để nắm kỉ lục là vở nhạc kịch được công diễn liên tục lâu đời nhất Luân Đôn.
Cats được coi là một trong những vở nhạc kịch thành công nhất của Andrew Lloyd Webber, đồng thời đã mang về cho đội ngũ sản xuất hai giải Laurence Olivier của Anh và 8 giải Tony của Hoa Kỳ, đặc biệt là cho hạng mục Nhạc kịch hay nhất. Tổng doanh thu toàn cầu đến năm 2012 được ước tính vào khoảng 2,8 tỉ đô la Mỹ, và đã có 50 triệu người ở hơn 27 quốc gia khác nhau xem vở nhạc kịch này. Bài hát "Memory" được viết cho nhân vật Grizabella đã được hơn 150 nghệ sĩ trên thế giới cover lại. Ngoài ra cũng đã được phát sóng 53.000 lần trên radio và truyền hình ở Liên hiệp Anh và hơn 2 triệu lần ở Hoa Kỳ. Tính đến năm 2020, Cats là vở nhạc kịch được công diễn lâu đời thứ tư ở Broadway và thứ tư ở West End.
Andrew Lloyd Webber: Andrew Lloyd Webber, Nam tước Lioyd-Webber (sinh ngày 22 tháng 3 năm 1948) là một nhà soạn nhạc người Anh và phụ trách sân khấu âm nhạc. Một số vở nhạc kịch của ông đã được biểu diễn trong hơn một thập kỷ cả ở West End và Broadway. Ông đã sáng tác 21 vở nhạc kịch, nhiều bài hát, hai bản nhạc phim và một Thánh lễ Latin Requiem. Một số bài hát của ông đã được thu âm rộng rãi và thành công ngoài các vở nhạc kịch mẹ của chúng, chẳng hạn như "The Music of the Night "và" All I Ask of You "từ The Phantom of the Opera," I Don't Know How to Love Him "từ Jesus Christ Superstar," Don't Cry for Me Argentina "của Evita," Any Dream Will Do " từ Joseph and the Amazing Technicolor Dreamcoat và "Memory" từ Cats. Năm 2001, The New York Times gọi ông là "nhà soạn nhạc thành công nhất về mặt thương mại trong lịch sử". Tờ Daily Telegraph xếp ông là "người quyền lực thứ năm trong nền gowin99 Anh" vào năm 2008, với lời ca sĩ Don Black viết "Andrew ít nhiều đã một tay sáng tạo lại vở nhạc kịch."
Ông đã nhận được một số giải thưởng, bao gồm tước hiệp sĩ vào năm 1992, tiếp theo là sự sủng ái của Nữ hoàng Elizabeth II vì các dịch vụ cho Nghệ thuật, sáu giải Tonys, ba giải Grammy (cũng như Giải huyền thoại Grammy), giải thưởng Viện hàn lâm, mười bốn Ivor Novello, bảy giải Olivier, một giải Quả cầu vàng, một giải Brit, giải thưởng Trung tâm Kennedy năm 2006, giải thưởng Brit cổ điển năm 2008 cho những đóng góp xuất sắc cho âm nhạc, và một giải Emmy. Ông là một trong số 16 người đã giành được giải Oscar, giải Emmy, giải Grammy và giải Tony. Ông có một ngôi sao trên Đại lộ Danh vọng Hollywood, là người được giới thiệu vào Đại sảnh Danh vọng của Nhạc sĩ, và là thành viên của Học viện Nhạc sĩ, Nhà soạn nhạc và Tác giả Anh.
Công ty của ông, Tập đoàn Thực sự Hữu ích, là một trong những nhà điều hành rạp hát lớn nhất ở London. Các nhà sản xuất ở một số vùng của Vương quốc Anh đã dàn dựng các sản phẩm, bao gồm cả các chuyến lưu diễn quốc gia, vở nhạc kịch Liyd Webber theo giấy phép của Nhóm Thực sự Hữu ích. Lloyd Webber cũng là chủ tịch của Trường Giáo dục Nghệ thuật, London, một trường nghệ thuật biểu diễn nằm ở Chiswick, Tây London. Ông tham gia một số hoạt động từ thiện, bao gồm Elton John AIDS Foundation, Nordoff Robbins, Prostate Cancer UK và War Child. Năm 1992, ông thành lập Quỹ Andrew Lioyd Webber hỗ trợ nghệ thuật, gowin99 và di sản của Vương quốc Anh.
Tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet