Sáng 14/5, tại Hà Nội, Đại hội Đại biểu Lưu Tộc Việt Nam (LTVN) lần thứ III đã được tổ chức với mục đích đánh giá và rút kinh nghiệm chặng đường 5 năm thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu LTVN lần thứ II với các tiêu chí:
- Kết nối và phát triển dòng họ.
- Tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử của Lưu tộc Việt Nam.
- Các hoạt động khuyến học khuyến tài, tương thân tương ái.
- Chung tay phát triển kinh tế.
- Thông tin tuyên truyền, nghiên cứu lịch sử làm rạng danh người họ Lưu. Đại hội cũng xác định các mục tiêu cho nhiệm kì mới, thông qua tờ trình sửa đổi bổ sung Quy chế tổ chức và hoạt động LTVN trên tinh thần kế thừa, đổi mới cho phù hợp với sự phát triển của LTVN trong giai đoạn kế tiếp. Đại hội bầu ra Hội đồng LTVN nhiệm kì 2023 - 2028, lựa chọn những người có đủ năng lực, nhiệt huyết và trách nhiệm để gánh vác trọng trách dòng tộc giao phó.
Đại hội đại biểu LTVN lần thứ III là kết tinh cho nguyện vọng, ý chí và tình cảm của toàn dòng tộc, thông qua đại hội để cùng nhau:
- Chung tay vì một LTVN vững mạnh.
- Chung tay cùng trăm họ vì một Tổ quốc Việt Nam hùng cường…
GS.TSKH Vũ Minh Giang đã có phát biểu sâu sắc tại đại hội: Mỗi một cộng đồng, dân tộc đều có những giá trị thiêng liêng của mình. Người xưa khái quát hai điều căn cốt nhất của một dân tộc là Tổ quốc và Nhân dân. Đất nước là xã tắc - xã là nền đất, tắc là cây lúa, là một nước nông nghiệp thì xã tắc là Tổ quốc. Còn nhân dân là bách tính trăm họ. Chính bởi thế, nhà thơ Vũ Quần Phương có nói “Trăm họ làm nên một nước nhà”. Quốc gia mà có cả nhân dân, chúng ta dựa vào đó để trường tồn, để hướng tới tương lai thì thực chất là sự chung lưng đấu cật của trăm dòng họ.
Chúng ta phải nhìn nhận vị trí của dòng họ, tổ chức dòng họ trong tổ chức khối đoàn kết toàn dân và khơi dậy khát vọng đưa đất nước tới phồn vinh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Cho nên công việc của dòng họ không đơn giản chỉ là chuyện họ tộc.
Bên cạnh việc làm sử phả thì chúng ta cũng phải chú ý đến vị trí, vai trò của dòng họ đối với sự nghiệp của dân tộc, từ đó tìm ra những nét đặc sắc. Vậy, đặc trưng nhìn theo suốt lịch sử phát triển của họ Lưu trong dòng chảy của Lịch sử
Việt Nam là gì?
Thông qua một số nhân vật cho thấy họ Lưu luôn xuất hiện ở những tình thế rất đặc biệt. Ai đã chuẩn bị thành Thăng Long cho Đức Thái tổ Lý Công Uẩn dời đô? Đó là cụ Lưu Cơ. Cụ đã âm thầm với tư cách là Đô hộ phủ sĩ sư (Đô hộ phủ là tên trước của thành Thăng Long), chỉnh sửa, chỉn chu chuẩn bị sẵn sàng và trao chìa khóa cho Lý Công Uẩn. Đó là điểm nhấn chiến lược.
Cụ Lưu Khánh Đàm có một mối liên hệ với nhân vật lịch sử là Lý Nhân Tông là một trong ba nhân vật được thờ tại Văn Miếu; là người lập ra Quốc Tử Giám; người nhìn ra việc tuyển chọn nhân tài, tổ chức khoa thi đầu tiên; lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Tống. Lý Nhân Tông khi lâm trọng bệnh đã gọi Lưu Khánh Đàm đến, đề nghị bỏ hết chức vụ đi để giúp Lý Nhân Tông quản lí quốc gia, duy trì sự nghiệp của triều Lý. Cụ Lưu Nhân Chú là người tham gia Hội thề Lũng Nhai. Cụ là người đã đề xuất và trực tiếp chỉ huy trận đánh Liễu Thăng, tạo nên điểm nhấn lịch sử.
Theo TS. Lưu Bình Nhưỡng: Nhờ có sợi dây tình cảm của Tổ tiên kết nối và độ trì nên người họ Lưu được sum họp; và nhờ có sự sum họp nên người họ Lưu có thêm niềm tin và sức mạnh. Đó là sức mạnh của kết nối - đoàn kết - chia sẻ - động viên nhau để hướng về tương lai. Từ các thế hệ trưởng lão, trưởng thượng, đến các thế hệ trẻ trung, không kể nam - nữ, nghề nghiệp, thành phần xã hội… người họ Lưu đã đồng lòng, chung sức chấn hưng dòng họ Lưu cả nước…
Qua 10 năm hoạt động, Hội đồng Lưu tộc Việt Nam đã kết nối được hơn 500 chi họ Lưu ở khắp các tỉnh, thành phố; cùng với đó, chú trọng đến việc nghiên cứu về lịch sử gowin99
, tập trung tu sửa các khu di tích thờ cúng các khai quốc công thần họ Lưu, đẩy mạnh công tác khuyến học, hỗ trợ phát triển kinh tế, xã
hội…