link tải gowin99 mới nhất

Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 42)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007” của PGS TS Cao Văn Liên  do NXB Thanh niên ấn hành năm 2009.
cvl2-1628125041.jpg

Kỳ 42

Từ năm 1945 đến 2007, cơ quan lập pháp và  hành pháp của Việt Nam dân chủ cộng hoà và Cộng hoà gowin99 chủ nghĩa Việt Nam như sau:

16-8-1945, Quốc dân Đại hội Tân Trào bầu ra Uỷ ban giải phóng (tiền thân của Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch .

27-8-1945, Uỷ Ban giải phóng cải tổ thành Chính phủ lâm thời  do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch .

1-1-1946 thành lập Chính phủ Liên hiệp lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch .

2-3-1946 Quốc hội khoá I bầu Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Đến 1955, Phạm Văn Đồng giữ chức Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao .

Quốc hội khoá II (1960-1964) bầu Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Trường Chinh giữ chức Chủ tịch Ủy ban thường vụ Quốc hội , Phạm Văn Đồng -Thủ tướng Chính phủ.

Quốc hội khoá III (1964-1968), Chủ tịch nước Hồ Chí Minh, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội -Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ -Phạm Văn Đồng.

Quốc hội khoá IV (1968-1972), Chủ tịch nước-Hồ Chí Minh. Tháng 9-1969, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội -Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ-Phạm Văn Đồng .

Quốc hội khoá V (1972-1976): Tôn Đức Thắng- Chủ tịch nước,  Trường Chinh-Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ -Phạm Văn Đồng .

Quốc hội khoá VI (1976-1981)- 492 đại biểu bầu Chủ tịch nước -Tôn Đức Thắng. 1980-1981 Nguyễn Hữu Thọ Quyền Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội-Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ -Phạm Văn Đồn. Quốc hội khoá VII (1981-1987) - 496 đại biểu bầu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước-Trường Chinh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng -Phạm Văn Đồng

Quốc hội khoá VIII (1987-1992)- 496 đại biểu, bầu Chủ tịch Hội đồng nhà nước Võ Chí Công, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng-Phạm Hùng, 1991 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt .

Quốc hội khoá IX(1992-1997)- bầu Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.

Quốc hội khoá X (1997-2002)-450 đại biểu bầu Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải .

Quốc hội khoá XI(2002-2007)-498 đại biểu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải.

Quốc hội khoá XII (2007-2012)- 500 đại biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và 4 Phó Chủ tịch, Uỷ ban thường vụ Quốc hội có 18 thành viên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Quốc hội khoá XII có Hội đồng dân tộc 39 thành viên và 10 Uỷ ban: Uỷ ban Pháp luật 35 thành viên, Uỷ ban Tư pháp 34 thành viên, Uỷ ban Kinh tế 36 thành viên, Uỷ ban Tài chính và Ngân sách  35 thành viên, Uỷ ban Quốc phòng và An ninh 34 thành viên, Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng 39 thành viên, Uỷ ban các vấn đề gowin99 40 thành viên, Uỷ ban Khoa học công nghệ và Môi trường  37 thành viên, Uỷ ban Đối ngoại 30 thành viên, Đoàn Thư ký kỳ họp Quốc hội 13 thành viên .

Chính phủ khoá XII có 26 thành viên, gồm Thủ tướng, 5 Phó Thủ tướng  và 22 Bộ trưởng (2 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng, 18 Bộ và 4 cơ quan ngang Bộ), gồm các Bộ :Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch -Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông-Vận tải, Bộ xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Tuyên truyền, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hoá -Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Uỷ ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính Phủ .

Hệ thống chính trị Cộng hoà gowin99 chủ nghĩa Việt Nam bao gồm Đảng cộng sản Việt Nam,  Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Mặt trận tổ quốc Việt Nam bao gồm các đoàn thể và tổ chức như Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các tổ chức tôn giáo. Mặt trận, các tổ chức đoàn thể trong mặt trận đều  có hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Hệ thống chính trị tạo nên những tổ chức đa dạng phong phú, những mối quan hệ chính trị đa chiều nhằm lôi cuốn tất cả mọi người,  mọi công dân vào sinh hoạt chính trị và gowin99 , bảo đảm cho quyền lực của Đảng, của chính quyền được thực thi rộng khắp. Nguyên tắc tối cao của Hệ thống chính trị là bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản đối với gowin99 . Để bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, một hệ thống  bộ máy Đảng được tổ chức từ trung ương đến địa phương bao gồm 5 cấp. Cơ quan cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng 5 năm họp một lần. Đại hội bầu ra Ban chấp hànhTrung ương Đảng đứng đầu là Tổng bí thư. Ban chấp hành Trung ương bầu ra Bộ chính trị, Ban bí thư. Ban chấp hành Trung ương Đảng mà hạt nhân là Bộ chính trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai  kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Dưới Ban chấp hành Trung ương Đảng có các cơ quan chuyên môn giúp việc là các ban: Ban tổ chức Trung ương, Ban đối ngoại Trung ương, Ban tuyên  giáo Trung ương, Ban dân vận Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương. Đứng đầu các ban là các Trưởng ban và các Phó ban. Giúp việc còn có Văn phòng Trung ương Đảng. Từ khi ra đời đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam đến năm 2007 đã qua 10 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc. Hội ngghị thành lập Đảng 3-2-1930 do lãnh tụ Nguyễn Ai Quốc chủ trì có ý nghĩa như một Đại hội. Từ tháng 10-1930 đến năm 1931, đồng chí Trần Phú là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng. Đại Hội lần thứ nhất của Đảng được tiến hành ở Ma Cao (Trung Quốc) năm 1935. Từ đó cho 1936,  đồng chí Lê Hồng Phong là Tổng bí thư. 1936-1938, Hà Huy Tập, 1938-1938 Nguyễn Văn Cừ thay nhau giữ chức Tổng bí thư của Đảng. Trong Hội nghị Trung ương năm 1940, đồng chí Trường Chinh giữ chức Quyền Tổng bí thư. Hội nghị Trung ương lần VIII tháng 5-1941 do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư. Sau Đại hội II năm 1951, Lãnh tụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng, đồng Chí Trường Chinh giữ chức Tổng bí thư  cho đến năm 1956. Từ năm 1956 đến 1957, Lãnh tụ Hồ Chí Minh là Chủ tịch Đảng kiêm quyền Tổng bí thư. Từ năm 1957 đến 1960, đồng chí Lê Duẩn Quyền Tổng bí thư. Đại hội III năm 1960 bầu Lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, đồng chí Lê Duẩn giữ chức Bí thư thứ nhất  Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam. Đại hội IV năm 1976 và tiếp đó  Đại hội V năm 1981, đồng chí Lê Duẩn là Tổng bí thư  Đảng cộng sản Việt Nam. Đại hội VI nhiệm kỳ 1986-1991, đồng chí Nguyễn Văn Linh là Tổng bí thư. Đại hội VII nhiệm kỳ 1991-1996, đồng chí Đỗ Mười là Tổng bí thư. Đaị hội VIII từ năm 1996 đến  cuối 1997, đồng chí Đỗ Mười là Tổng bí thư. Cuối 1997 đến trước đại hội IX -2001, đồng chí Lê Khả Phiêu là Tổng bí thư. Đại hội IX nhiệm kỳ 2001 -2006 và Đại hội X nhiệm kỳ 2006 -2011, đồng chí Nông Đức Mạnh là Tổng bí thư. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đảng viên. Cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội ở các cấp  là Ban chấp hành Đảng bộ, Chi bộ (Cấp uỷ) . Ở cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ (Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố) bầu ra Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ (Ban chấp hành  Đảng bộ thành phố-gọi tắt là Thành uỷ), trong đó hạt nhân là Thường vụ Tỉnh uỷ (Thường vụ thành uỷ) do Bí thư Tỉnh uỷ (Bí thư thành uỷ đứng đầu). Giúp việc cho Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ (Thành uỷ) có văn phòng do chánh, Phó văn phòng Tỉnh uỷ (Thành uỷ)  đứng đầu. Giúp việc chuyên môn còn có các Ban do các Trưởng ban đứng đầu: Ban tổ chức, Ban tuyên giáo, Ban dân vận, Ban kiểm tra. Ở cấp huyện (quận, thị xã), Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện (quận, thị xã) bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ huyện (quận, thị xã) mà hạt nhân là Thường vụ Huyện uỷ (Quận ủy, Thị ủy)  đứng đầu là Bí thư huyện uỷ (Bí thư quận uỷ, Bí thư thị uỷ). Giúp việc chuyên môn cho huyện uỷ (quận uỷ, thị uỷ) có  các Ban như Ban  Tổ chức, Ban  Tuyên giáo, Ban dân vận do các Trưởng ban đứng đầu. Còn có Văn phòng Huyện uỷ (quận uỷ, thị uỷ) do Chánh, Phó văn phòng đứng đầu . Ở cấp xã (phường, thị trấn), Đại hội đại biểu Đảng bộ xã (phường, thị trấn) bầu ra Ban chấp hành Đảng uỷ xã (phường, thị trấn) đứng đầu là Bí thư đảng uỷ xã (phường, thị trấn). Ngoài ra các tổ chức Đảng còn được thành lập  ở tất cả các cơ quan, các trường học, trong quân đội, trong công an, cảnh sát. Cách thức tổ chức như vậy bảo đảm cho sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối  của Đảng. Đơn vị nhỏ nhất của tổ chức Đảng là chi bộ Đảng mà hạt nhân là Ban chi uỷ đứng đầu là Bí thư chi bộ do Đại hội đảng viên bầu ra. Trong cách mạng tháng 8-1945, Đảng ta chỉ có 5.000 đảng viên mà đã lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thành công,  lật nhào ách thống trị của phát xít, thực dân, phong kiến. Ngày nay (đến năm 2007) với 3 triệu Đảng viên, Đảng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối hệ thống chính trị và toàn gowin99 trong công cuộc đổi mới và công cuộc bảo vệ tổ quốc. Sức mạnh của Đảng chính là sức mạnh của toàn dân, của dân tộc, từ niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước. Đó là chân lý, là qui luật lịch sử bất di bất dịch.

Cùng với sự phát triển của đất nước, của dân tộc, Đảng cộng sản Việt Nam cũng ngày càng phát triển về mọi mặt. Ví như về số lượng năm 1930, Đảng có 560 đảng viên, năm 1945 có 5.000 đảng viên, Đại hội 2 năm 1951 có 766. 349  đảng viên, Đại Hội 3 năm 1960 có 50 vạn đảng viên, Đại hội 4 có 1,4 triệu, Đại hội V có 1,7 triệu, Đại hội VI có 1,9 triệu, Đại hội VII có 2,1 triệu, Đại hội VIII có 2. 130. 000 đảng viên , Đại hội IX có 2, 4 triệu , Đại hội X ta có 3,1 triệu đảng viên. Về tên gọi, từ 3-2-1930 đến tháng 10 -1930 là Đảng cộng sản Việt Nam, từ tháng 10 -1930 đến năm 1951 là Đảng cộng sản Đông Dương, từ 1951 đến 1960 là Đảng Lao động Việt Nam và từ 1976 (Đại hội IV) đến nay là Đảng cộng sản Việt Nam .

 Ngoài xây dựng nhà nước và hệ thống chính trị, ta đã ra sức xây dựng một hệ thống pháp luật trong đó đã xây dựng các bản Hiến pháp qua các thời kỳ làm đạo luật cơ bản. Hiến pháp đầu tiên là hiến pháp năm 1946 được Quốc hội khóa I thông qua trong kỳ họp 2 . Hiến pháp này đã xác định chế độ chính trị là Nhà nước Cộng hoà dân chủ nhân dân. Lần đầu tiên Hiến pháp qui định quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, bao gồm quyền chính trị, quyền lợi  về kinh tế, quyền học tập. Công dân phải có nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, tôn trọng Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp qui định hoạt động tổ chức của bộ máy nhà nước. Hiến pháp qui định  điều kiện để sửa đổi Hiến pháp , đó là phải được 2/3 số đại biểu Quốc hội yêu cầu và phải được toàn dân phúc quyết. Hiến pháp năm 1946 đánh dấu sự phất triển của pháp luật Việt Nam, làm cơ sở để xây dựng hệ thống pháp luật và nhà nước cộng hoà.  Hiến pháp 1946 còn là cương lĩnh để tập hợp lực lượng kháng chiến .

(còn nữa)

CVL