link tải gowin99 mới nhất

Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 31)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007” của PGS TS Cao Văn Liên  do NXB Thanh niên ấn hành năm 2009.
cvl2-1627177449.jpg

Kỳ 31

Sự ra đời của chữ quốc ngữ

Chữ viết là kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ (tiếng nói). Cho đến thế kỷ XVI ở nước ta bên cạnh chữ Hán và chữ Nôm đã xuất hiện chữ cái La tinh do các nhà truyền giáo Phương Tây đưa vào. Các nhà truyền giáo đã dùng các chữ cái này để ghi âm tiếng Việt, giúp cho các giáo sĩ tự học tiếng Việt phục vụ cho việc truyền giáo. Năm 1561, giáo sĩ người Pháp Alêch xanđ rốt đã lấy đó làm chữ chung và biên soạn cuốn “Từ điển Việt-Bồ-La tinh”. Ông dùng chữ quốc ngữ để biên soạn cuốn “Giáo lý đạo Giatô” dưới dạng hỏi và đáp để truyền đạo này vào Việt Nam.

Hai trăm năm sau, thế kỷ XIX, Bá đa lộc (Đadran) biên soạn bộ Từ điển Việt-La tinh. Như vậy chữ quốc ngữ đã dược xác định. Sau khi đánh chiếm được Nam kỳ năm 1867, thực dân Pháp dùng chữ quốc ngữ dạy trong các trường học. Các học giả thời đó như Trương Vĩnh Ký dùng chữ quốc ngữ để viết văn. Sang đầu thế kỷ XX, các học giả Bắc Kỳ như Đào Nguyên Phổ, Phan Kế Bính dùng chữ này để viết sách, báo. Năm 1906, Chính quyền Pháp cho phép Bắc Kỳ và năm 1908 cho phép Trung Kỳ sử dụng chữ quốc ngữ . Quốc ngữ được sử dụng phổ biến trong học giới. Năm 1919, Bắc Kỳ và Trung Kỳ bỏ thi Nho học . Quốc ngữ chiếm địa vị chủ yếu trong học hành thi cử, trong báo chí, trong văn chương khắp ba kỳ.

Đồng hóa văn hoá là chính sách cổ truyền của kẻ xâm lược. Một trong những chính sách lớn của Pháp là ra sức đồng hoa văn hoá Việt Nam. Để đạt mục đích đó, Pháp đã tạo ra một thiết chế văn hoá Phương Tây có cải biến cho phù hợp với Việt Nam. Đào tạo đội ngũ trí thức mới theo tri thức Pháp  thay thế cho trí thức Nho đã lỗi thời, phục vụ cho chế độ thực dân. Pháp ra sức truyền bá nền văn minh Pháp vào Đông Dương nhưng ngăn cấm những tư tưởng tiến bộ, dân chủ của chính cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789-1794, ra sức ngăn cản sự truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin vào Việt Nam. Văn hoá Việt Nam thời kỳ này bị giao thoa cưỡng bức với nền văn hoá Pháp. Cùng với sự thay đổi, chuyển biến sâu sắc về gowin99 , kinh tế thì văn hoá Việt Nam cũng có nhiều thay đổi, chuyển từ nền văn hoá phong kiến sang nền văn hoá cận đại, đặt nền tảng cho nền văn hoá hiện đại sau này.

Văn chuơng Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX mang nhiều mầu sắc, thể hiện nhiều tư tưởng của các giai tầng trong thời kỳ bi thương mất nước. Thơ Nguyễn Khuyến lui về vui với thiên nhiên cho quên thế cuộc. Thơ Cao Bá Quát lỗi lạc, khí phách, thơ Nguyễn Siêu tài hoa, Thơ Nguyễn Công Trứ trầm hùng ngạo nghễ, thơ Nguyễn Hoàng Quang sầu bi thống thiết. Ở miền Nam, thơ của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu là tiêu biểu. Nguyễn Đình Chiểu người cắm cột mốc kết thúc cho dòng văn thơ cổ điển, cũng là kết thúc cho dòng văn thơ chữ Hán, chữ Nôm.

Bên cạnh đó,  dòng văn chương mới ra đời như là kết quả tất yếu của thời đại. Trương Vĩnh Ký dùng chữ quốc ngữ dịch truyện Kiều (Nguyễn Du), dịch Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu, dịch văn chương Trung Quốc như Tứ thư, dịch văn chương Pháp. Đầu thế kỷ XX, các học giả tân học như Phạm Duy Tốn, Trần Trọng Kim dùng quốc ngữ dịch các tác phẩm của Trung Quốc như Cổ văn, Sử ký, Liêu trai. Kim cổ kỳ quan, Tình sử. Phan kế Bính dịch văn chương Pháp ra chữ quốc ngữ. Phạm Duy Tốn và Phạm Quỳnh dịch ngụ ngôn La phông ten, Nguyễn Văn Vĩnh dịch Hài kịch Môlie.

Bước ngoặt to lớn trong nền văn chương Việt Nam là thể loại tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ ra đời, ra đời thơ mới. Xuất hiện các quan điểm mới về nghệ thuật như tả chân thực cuộc sống, đi sâu phân tích tâm lý và mô tả nhân vật. Các nhà văn Nam Kỳ đi tiên phong trong công cuộc tìm kiếm thể loại mới bằng ngôn ngữ mới. Đó là các nhà văn Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Trọng Quản với “Truyện thầy La za rô phiền”, Huỳnh Thị Mỹ Hoà với “Tây phương mĩ nhân”, Dương Minh Nhật với “Anh hùng ba mặt”, “Trường tình bí mật”, Nguyễn Y Bửu với “Cô Ba Thành”, Sơn Vương”,  “Ông chúa đảo Côn Lôn” và bộ hồi ký “Màu hoa nước mắt”. Nam Bộ còn nhiều nhà văn tiêu biểu khác như Huỳnh Tịnh Của, Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Hồ Biểu Chánh. Văn chương Nam Kỳ đậm đà mầu sắc địa phương Nam Bộ,  mở đầu cho nền tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam.

Tiểu thuyết “Tố Tâm” của Hoàng Ngọc Phách ra đời năm 1925 mở đầu cho nền tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ của Bắc Kỳ. Tiếp đó Nguyễn Trọng Thuật với bộ tiểu thuyết “Quả dưa đỏ”, Nguyễn Cảnh Chi với “Mộng trung du”, “Cô lâu mộng” của Võ Liêm Sơn. Văn xuôi vào những năm 30-40 thế kỷ XX tiến bộ vượt bậc. Tiêu biểu là nhóm “Tự lực văn đoàn” với những tiểu thuyết lãng mạn “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”, “Tối tăm” của Nhất Linh, “Gánh hàng hoa”, “Đời mưa gió”, “Gia đình” của Khái Hưng . Bên cạnh dòng văn học lãng mạn, xuất hiện dòng văn xuôi hiện thực phê phán mà tiêu biểu là tiểu thuyết “Bước đường cùng”, ”Kép tư bền” của Nguyễn Công Hoan, “Tôi kéo xe” của Tam Lang, “Lều chõng”, “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Xứng đôi vừa lứa” của Nam Cao, “Giông tố”, “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

Các dòng văn học dù là lãng mạn hay hiện thực phê phán đều phê phán sự thối nát bất công của chế độ thực dân phong kiến.

Thơ ca đầu thế kỷ XX đã thoát khỏi khuôn khổ thơ chữ Hán với các thể loại thơ mới viết bằng chữ quốc ngữ. Nổi tiếng nhất đầu thế kỷ XX là thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu (Tản Đà) với “Khối tình con”, “Giấc mộng con” chứa chan tính thần lãng mạn, ưu tư với thời cuộc nước mất nhà tan. Thơ của Trần Tuấn Khải khảng khái rung động tâm hồn, thơ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh chứa chan tinh thần yêu nước, thương nòi. Nổi bật trong thời kỳ này là phong trào thơ mới, các thi sĩ của dòng thơ này đi tìm những âm điệu mới lạ, diễn đạt tình cảm muôn màu, muôn điệu. Nổi tiếng trong dòng thơ mới là các thi sĩ Thế Lữ, Chế Lan Viên, Cù Huy Cận, Phạm Huy Thông, Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu là những  thi sĩ đã đem lại sinh khí huyền diệu cho thi ca, cho ngôn ngữ mới.

Trào lưu văn học cách mạng cũng đang trên đường hình thành và phát triển với các tác giả Tố Hữu (Từ ấy), Hồ Chí Minh với tác phẩm kịch “ Con rồng tre”, “Nhật ký trong tù”.

Các thể loại nghệ thuật mới kiểu Tây Âu cũng xuất hiện trên văn đàn Việt Nam như thể loại kịch. Nguyễn Văn Vĩnh dịch hài kịch của Môlie, công diễn trên sân khấu vở “Bệnh tưởng”. Thái Phi viết vở “Học làm sang”, Vũ Đình Long viết “Chén thuốc độc”, “Toà án lương tâm”, Tác giả Vi Huyền Đắc với vở “Hai tối tân hôn”, “Cô đốc Minh”, Khái Hưng viết vở “Tục luỵ”, Đoàn Phú Tư với vở “Những bức thư tình” và “Ghen”. Ngoài ra còn các môn nghệ thuật mới mà các thế kỷ trước chưa có như nhiếp ảnh, điện ảnh, âm nhạc Tây Âu xâm nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống văn hoá Việt Nam. Tuy nhiên, gowin99 cổ truyền dân tộc vẫn tồn tại và phát  triển. Tuồng với vở “Chúa Nguyễn phò Hoàng Lê” của tác giả Nguyễn Thúc Khiêm. Các làn điệu dân ca ba miền, ca tài tử Nam bộ, ca trù, chèo vẫn chiếm ưu thế trong dòng văn hoá dân gian.

Hình thành bộ môn phê bình văn học nghệ thuật. Thiếu Sơn viết “Phê bình và cảo luận”, Lê Thanh Mại viết “Trên dòng sông Vi”. Các cuốn từ điển phục vụ cho tra cứu dịch thuật lần đầu tiên ra đời. “Việt Nam từ điển” của nhà xuất bản Khai trí tiến đức, “Hán -Việt từ điển” của Đào Duy Anh.

\Một trong những xuất bản phẩm nổi bật của văn hoá Phương Tây mà Việt Nam tiếp thu là báo chí. Thực dân Pháp đã đưa báo chí vào Đông Dương để làm công cụ cho chính quyền thuộc địa. Đầu tiên xuất bản các tờ báo tiếng Pháp, tiếng Hán, sau đó báo bằng chữ quốc ngữ ra đời. Năm 1914  ở Nam Kỳ có 30 tờ báo, đến năm 1930, cả ba kỳ có 100 tờ báo, 1938 có 400 tờ. Thời kỳ này có các báo “Lục tỉnh tân văn”,  “ Đông Dương tạp chí”, “Nam phong tạp chí” của Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, “Hữu thanh”, “An Nam tạp chí”, “Phụ nữ tân văn”, “Tiếng dân”, “Thực nghiệp”. “Đông Pháp”. Các báo dù đứng trên lập trường nào cũng đã phản ánh đời sống chính trị gowin99 đương thời. Báo chí đóng vai trò là phương tiện thông tin hiện đại cập nhật thông tin, nâng cao dân trí, góp phần truyền bá tư tưởng, lối sống mới, thúc đẩy nền văn hoá mới, góp phần hoàn thiện chữ quốc ngữ, là diễn đàn tranh luận của các nhà văn hoá, các nhà chính luận. Từ những năm 30 về sau, báo chí góp phần vào cuộc đấu tranh chính trị gowin99 . Trong đó, báo chí cách mạng ra đời mà người đặt nền tảng là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với tờ báo đầu tiên “Người cùng khổ” do Người sáng lập và xuất bản tại Pa ri. Báo chí góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936-1939, vào công cuộc chuẩn bị lực lượng và tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám với các tờ “Ngọn cờ giải phóng”, “Cứu quốc”.

Đầu thế kỷ XX, nhiều học thuyết, chủ nghĩa mới được truyền bá vào Việt Nam. Các giai cấp mới, các tầng lớp mới đang ra sức tìm kiếm những tư tưởng mới cho mình. Tư tưởng dân chủ tư sản Phương Tây của Mông te xkie, Vôn te, Ru xô vào Việt Nam qua các tác phẩm của những nhà duy tân Trung Quốc Khang Hữu Vi, Luơng Khải Siêu. Tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được truyền bá vào Việt Nam. Những năm 20 do sự hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của Người, chủ nghĩa Mác -Lê nin được truyền bá vào Việt Nam và vào phong trào công nhân, trở thành hệ tư tưởng của giai cấp này và là xu hướng phát triển quyết định của phong trào cách mạng Việt Nam. Những tư tưởng khác nhau đi vào các giai cấp khác nhau không chỉ thể hiện ở cuộc đấu tranh chính trị mà còn thể hiện đấu tranh  quan điểm học thuật trên sách, báo. Sách “Nho giáo “ của Trần Trọng Kim, “Nhân đạo quyền hành” của Hồ Phi Thống, “Biện chứng phổ thông” của Phan Văn Hùm. Còn có các sách của “Nam phong tùng thư, ” “Quan hải tùng thư”. Dòng tư tưởng cách mạng được thể hiện qua các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc như “Bản án chủ nghĩa thực dân Pháp”, “Đường cách mệnh”.

Sử học thời kỳ này nghèo nàn, chỉ có tác phẩm “Việt Nam sử lược” của Trần trọng Kim. Nguyễn Tử Siêu viết các tiểu thuyết lịch sử: “Hùng Vương”, “Vua Bố Cái”, “Đinh Bộ Lĩnh” và “Tiếng sấm đêm đông”. Nguyễn Ai Quốc là người đặt nền tảng cho nền sử học cách mạng với những tác phẩm của Người vào những năm 20-30.

Các đô thị lớn thời kỳ đó như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Sài Gòn, Huế, Cần Thơ không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế, văn hoá, là nơi ảnh hưởng văn hoá mới Phương Tây ở đời sống và kiến trúc. Thể hiện kiến trúc Phương Tây là Toà nhà Đại học Đông Dương, Viện Viễn Đông Bác cổ, trụ sở Bộ ngoại giao, Phủ Toàn quyền, Thư viện quốc gia Hà Nội, Toà đô chánh, Trụ sở Toà án (Sài Gòn). Cơ sở hạ tầng cả ba kỳ được nâng cấp, giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường sắt được tiếp tục mở mang. Đường sắt xuyên Đông Dương hoàn thành năm 1936. Cầu Pôn đu me qua sông Hồng hoàn thành năm 1912. Triều đình Huế thời gian này xây dựng nhiều lăng tẩm có giá trị văn hoá như lăng Tự Đức, Lăng Khải định là một công trình kiến trúc pha trộn nghẹ thuật Đông-Tây.

Phục vụ cho công cuộc cai trị, thực dân Pháp  thành lập nhiều cơ quan nghiên cứu: Viện Pa stơ, Viện quang học, Viện hải dương học, Sở khí tượng học, Sở địa dư, Viện Viễn Đông bác cổ, Hội khoa học tự nhiên.

Trong đại gia đình tôn giáo Việt Nam từ lâu đã có tôn giáo dân gian, còn có đạo Phật, đạo Hồi, đạo Bà la môn, đạo Lão, đạo Nho. Thế kỷ XVI trở đi có thêm đạo Thiên chúa từ Phương Tây truyền vào. Thế kỷ XIX, đạo Tin lành xâm nhập và năm 1919 được chính quyền Đông dương cho phép hoạt động. Năm 1927 Tổng hội thánh Tin lành Việt Nam được thành lập do Hoàng Trung Thừa làm hội trưởng. Những năm 20 của thế kỷ XX đạo Tin lành được truyền bá lên Tây Nguyên. Lịch sử tôn giáp Việt Nam càng thêm đa dạng với việc du nhập của Thiên chúa giáo và đạo Tin lành.

 Ở Nam Bộ vào những năm 20 thế kỷ XX ra đời những tôn giáo địa phuơng. Thảng 10 năm 1926 ra đời đạo Cao Đài do các ông Phạm Công Tắc, Ngô Văn Chiêu, Lê Văn Trung, Nguyễn Văn Ca sáng lập. Cao đài là tôn giáo hợp nhất ba tôn giáo Nho, Phật, Đạo và 5 ngành đạo: nhân, thần, thánh, tiên, phật. Đạo Hoà hảo do ông Huỳnh Phú Sổ sáng lập năm 1939 ở làng Hoà Hảo , tỉnh An Giang theo giáo lý của đạo Phật nhưng đơn giản và nhấn mạnh nghĩa vụ của con người với gia đình, với đất nước. Đạo Hoà hảo chủ trương tu tại gia, không nhà thờ, không ảnh, không tượng, không giáo phẩm.

 Nhìn chung trong thời kỳ cận đại, văn hóa truyền thống Việt Nam bị văn hoá phương Tây tấn công. Để tự vệ, văn hoá Việt Nam tự loại bỏ những yếu tố lạc hậu, tiếp thu những nhân tố tích cực của văn hoá Phương Tây làm nhân tố của mình để tồn tại,  phát triển, để tìm con đường giải phóng dân tộc. Trong đó cơ bản là tìm ra tư tưởng tiên tiến nhất có khả năng hoàn thành sứ mệnh to lớn này. Từ những năm 20-30 của thế kỷ XX, việc tìm kiếm tư tưởng đó đã hoàn thành: Tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Dưới ánh sáng của tư tưởng này, cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi và hoàn thành công cuộc phục hưng dân tộc bằng cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Văn hoá Việt Nam lại một lần nữa chứng minh sức sống bất diệt của mình.

(Còn nữa)

CVL