link tải gowin99 mới nhất

Lịch sử Việt Nam (Từ tiền sử đến năm 2007) (Kỳ 22)

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến năm 2007” của PGS TS Cao Văn Liên  do NXB Thanh niên ấn hành năm 2009.
cvl2-1626399115.jpg
Chú thích ảnh

Kỳ 22

Khởi nghĩa Ba Đình do Phạm Bành (Quê ở Thanh Hoá), Đề đốc Đinh Công Tráng (quê ở Hà Nam) và Nguyễn Khế lãnh đạo. Nghĩa quân dựa vào 3 làng Mỹ Khê, Thượng Thọ, Mậu Thịnh (Nga Sơn-Thanh Hoá) xây dựng thành cứ điểm Ba Đình. Từ tháng 12 năm 1886 đến tháng 1 năm 1887, 300 nghĩa quân anh dũng chiến đấu bẻ gãy nhiều cuộc tấn công của 3.520 lính Pháp, 25 đại bác và 4 pháo hạm dưới sự chỉ huy của viên Đại tá Bơ rít sô, tiêu diệt hàng trăm lính Pháp khiến dư luậnPháp  xôn xao. Pháp phải dùng chiến thuật đào hào qua cánh đồng lúa chiêm lầy lội, từng bước tiến vào căn cứ Ba Đình rồi dùng xăng dầu đốt luỹ tre, Ba Đình biến thành biển lửa. 150 nghĩa quân và tướng Nguyễn Khế hy sinh. Đinh Công Tráng mở đường máu rút về Mã Cao. Năm 1887, Đinh Công Tráng hi sinh, khởi nghĩa thất bại.

 Khởi nghía Bãi Sậy (1885-1892) do Nguyễn Thiện Thuật (quê ở Hưng Yên) lãnh đạo. Nghĩa quân xây dựng căn cứ ở Bãi Sậy thuộc các huyện Văn Giang, Khoái Châu, Mỹ Hào (Hưng Yên). Đây là cứ điểm kháng Pháp mạnh nhất miền Bắc, khống chế quốc lộ 5 (Hải Phòng-Hà Nội) và quốc lộ 39 (Hà Nội-Hưng Yên-Thái Bình). Về tổ chức, các thủ lĩnh có quân đội riêng ở các nơi nhưng đều chịu sự chỉ huy chung của Nguyễn Thiện Thuật: Nguyễn Đức ở Hải Dương, Lãnh Giang, Hai Kế ở Bắc Ninh, Đáp Cầu, Lưu Kỳ ở Lục Nam, Đốc Tích ở Quảng Yên, Đề Quí ở Hải Phòng, Tạ Hiện ở Thái Bình. Với chiến thuật du kích, nghĩa quân đã chiến thắng quân Pháp nhiều trận ở Trại Sơn, Thuỷ Động (Bắc Giang), trận diệt đồn Binh Phú, Sài Trang (Mỹ Hào - Hưng Yên) bắt và diệt nhiều binh lính sĩ quan Pháp. Pháp đối phó bằng chiến thuật lập hệ thống đồn bốt dày đặc kiểm soát từng địa phương, cắt đứt sự liên lạc giữa nghĩa quân với nhân dân. Mặt khác Pháp cử tên việt gian Hoàng Cao Khải dẫn đường có thuỷ binh và pháo binh yểm trợ mở cuộc tấn công lớn vào Bãi Sậy và tiêu diệt từng đạo nghĩa quân ở các địa phương. Ngày 12 tháng 8 năm 1889, Pháp tiêu diệt được đạo quân Đốc Tích ở Hai Sông (Đông Triều). Khởi nghĩa Bãi Sậy thất bại.

Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh 1885-1896) do Phan Đình Phùng (quê ở Hà Tĩnh) lãnh đạo là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất, lâu dài nhất của phong trào Cần Vương. Tham gia nghĩa quân có các tướng lĩnh xuất sắc như Cao Thắng, Nguyễn Chanh, Cầm Bá Thước. Nghĩa quân dựa vào rừng núi hiểm trở Hương Khê (Hà Tĩnh) làm căn cứ nhưng địa bàn hoạt động của nghĩa quân bao gồm cả Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Bình. Nghĩa quân được tổ chức chặt chẽ, chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ gồm 100-150 người mặc đồng phục,  do một tướng chỉ huy. Nghĩa quân tấn công địch bằng chiến thuật du kích: Phục kích các đường giao thông, tiêu diệt các đồn lẻ. Nghĩa quân tấn công tỉnh lỵ Hà Tĩnh giải phóng 70 tù chính trị, bắt sống tuần phủ Đinh Nho Quang, tay sai đắc lực của Pháp. Pháp thi hành chính sách khủng bố nhân dân. Xây dựng đồn bốt bao vây căn cứ, cắt đứt đường tiếp tế của nghĩa quân. Năm 1893 để phá  thế bao vây của địch,  Cao Thắng dẫn quân đánh ra Nghệ An nhưng ông  hy sinh. Năm đó, ông mới 29 tuổi. 26 tháng 10 năm 1894, nghĩa quân mai phục ở núi Vụ Quang tiêu diệt 100 lính và 3 sĩ quan Pháp. Pháp mở những cuộc tấn công lớn. 28-12-1895, Phan Đình Phùng mất tại Núi Quạt. Địch dùng 300 quân càn quét vào căn cứ. Khởi nghĩa đến đây thất bại. Phan ĐìnhPhùng là người yêu nước điển hình của phong trào Cần Vương. Khởi nghĩa tồn tại lâu dài do biết sáng tạo và biết dựa vào nhân dân. Sau Hương Khê, phong trào Cần Vương chấm dứt nhưng nhiều nhà Nho yêu nước vẫn nổi dậy đánh Pháp như Võ Trứ, Kỳ Đồng, Mạc Đỉnh Phúc, Vương Quốc Chính.

Giai cấp nông dân ngoài tham gia vào phong trào Cần Vương do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo còn tự mình đứng lên chống Pháp xâm lược. Nhiều thủ lĩnh nông dân tự xưng cai, đề, đội, đốc lãnh binh để lấy danh nghĩa tập hợp nông dân. Ba Su ở Nha Trang, Nguyễn Sĩ, Đội Quyền, Nguyễn Hợp ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá; Cai Bình, Cai Biểu, Đề Hoan, Đề Nắm, Đề Thám, Đề Kiều ở Bắc Giang; Đốc Quế, Đốc Sung, Đốc Mỹ, Lãnh Điềm, Hai Tước, Đốc Túc, Quản Kỳ, Đội Văn, Lãnh Giới, Lãnh Giám, Lãnh Thiết ở Bắc Ninh, Hưng Yên. Nghĩa quân của Đề Hinh, Đốc Bom, Đốc Thu, Ba Báo hoạt động ở Hải Dương. Ở Vĩnh Yên có Đốc Khoát, Lãnh Giang, Đốc Két. Lãnh Cồ, Đề Thanh, Cai Văn, Tư Huỳnh, Hoàng Công Vinh hoạt động ở Sơn Tây. Ở Phú Thọ có nghĩa quân Lãnh Tanh, Đội Khoát, Tán Rật, Lãnh Đa, Lãnh Tùng, Đốc Tòng, Đề Thương, Đốc Thực. Ở Tuyên Quang có quân của Quản Tha. Ở Hoà Bình có Đề Kiều, Đốc Ngữ, Đốc Đức, Đốc Dung, Đội Dục. Nghĩa quân của Quản Báo, Lãnh Pha, Lãnh Hi, Đốc Nghi hoạt động ở Đông Triều - Quảng Ninh.

Trong số các cuộc khởi nghĩa nông dân, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế do Đề Thám (Trương Văn Thám quê ở Hưng Yên) lãnh đạo bùng nổ vào năm 1885. Yên Thế trở thành một căn cứ chống Pháp mạnh nhất thời kỳ đó, gây cho Pháp nhiều khó khăn trong công cuộc bình định. Từ Yên Thế nghĩa quân tỏa xuống đồng bằng, sang Thái Nguyên, Phúc Yên, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên. Yên Thế không chỉ có công sự  phòng thủ vững chắc mà nghĩa quân còn tỏa ra hoạt động du kích khắp nơi. Từ năm 1887 đến năm 1895, nghĩa quân chống càn quét, tiêu hao sinh lực địch. Nghĩa quân chiến thắng những trận vang dội: trận Cao Thượng, Hữu Nhuế năm 1890, trận Hữu Nhuế lần 2 năm 1894 giết toàn bộ ban chỉ huy chiến dịch của Pháp. Nghĩa quân còn chặn đánh các đoàn tàu. Tháng 9 năm 1894, nghĩa quan bắt được tên Secnây địa chủ Pháp, chủ nhiệm báo “Tương lai Bắc kỳ”. Để chuộc Séc Nây, Pháp phải giảng hoà với nghĩa quân Yên Thế với điều kiện bỏ ra 15.000 đồng tiền chuộc, phải để cho Đề Thám làm chủ 4 tổng Yên Thế.

Sau một năm đình chiến, cuối tháng 11 năm 1895, Pháp  tấn công Yên Thế với lược lượng của các quân binh chủng bộ binh, thuỷ binh, pháo binh nhưng Pháp bị thiệt hại phải giảng hoà lần thứ hai vào năm 1897.

   Ngày 29 tháng 1 năm 1909, Pháp mở cuộc tấn công đại qui mô do viên đại tá Ba Tay chỉ huy phối hợp với tên việt gian Lê Hoan. Nghĩa quân Yên thế chiến đấu dũng cảm nhưng các tướng lĩnh lần lượt hi sinh. Hoàng Hoa Thám chạy về miền núi Tam Đảo ( Thái Nguyên ) và bị một tên phản bội giết hại. Khởi nghĩa Yên Thế thất bại sau 24 năm tồn tại.

Không chỉ người Kinh mà đồng bào dân tộc thiểu số cũng đứng lên chống Pháp anh dũng. Người Thượng,  người Khơ me tham gia chiến đấu trong các cuộc khởi nghĩa của Trương Công Định, Trương Quyền, Thiên Hộ Dương ở Nam kỳ.  Các thủ lĩnh người Thượng như Nơ tơ roong, An ma giơ hao, A ma van lãnh đạo người Thượng nổi dậy ở Tây Nguyên . Ở Bắc và Trung Kỳ, đồng bào thiểu số theo ngọn cờ của các thủ lĩnh của họ nổi dậy. Cầm Bá Thước, Hà Văn Mao lãnh đạo người Mường, người Thái ở Thanh Hoá, Hoà Bình. Người Thái ở Sơn La, Lai Châu nổi dậy với sự chỉ huy của Đèo Văn Toa. Cầm Văn Thanh, Cầm Văn Hoan, Thào Chếnh Lù, Đặng Trúc Thành chỉ huy người Mông và người Dao khởi nghĩa ở Yên Bái. Hà Cốc Thượng nổi dậy với người Mông ở Hà Giang, Tuyên Quang. Ở Đông Triều có nghĩa quân người Hoa của Lưu Kỳ.

Dù thực dân Pháp đã chiếm được Viêt Nam làm thuộc địa, nhưng cuộc đấu tranh liên tục rộng khắp của nhân dân ta làm cho Pháp khó khăn, thiệt hại và khiếp sợ. Chính thực dân Pháp phải thừa nhận: Chúng ta (Pháp) không biết rằng Việt Nam là một dân tộc kiên cường, gắn bó với lịch sử riêng, với những thể chế riêng của mình và tha thiết với nền độc lập. Chúng ta (Pháp) không biết rằng Việt Nam chưa bao giờ khuất phục trước kẻ xâm lược. Tình trạng của chúng ta rất đổi khủng khiếp vì chúng ta phải đương đầu với một dân tộc thống nhất mà ý chí dân tộc của họ không hề bị suy yếu. (Béc na. Đông Dương sai lầm và nguy hiểm).

Năm 1863, thực dân Pháp xâm lược Cam pu Chia. Năm 1889, Pháp hoàn thành xâm lược Lào. Năm 1887, Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm 3 xứ của Việt Nam và Cam pu chia. Năm 1889, Lào cũng bị sáp nhập vào Liên bang này. Ba nước trên bán đảo Đông Dương từ đó có chung một kẻ thù và bắt đầu cuộc liên minh đoàn kết đấu tranh từ những ngày đó. Năm 1864, Hoàng thân A cha sa của Cam pu chia đã liên minh với Trương Công Định và Thiên Hộ Dương. Năm  1866, Pô kum Pao liên minh với Trương Quyền. Ở miền Bắc và miền Trung, liên minh chiến đấu Lào -Việt cũng manh nha và phát triển.

Sau khi thất bại trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh năm 1858, thực dân Pháp buộc phải thi hành chiến lược đánh lâu dài. Từ Năm 1858 đến năm 1885, Pháp phải mất 25 năm mới hoàn thành việc xâm lược nước ta. Kẻ xâm lược trước kia gặp phải chiến tranh lâu dài đều thất bại nhưng vì sao Pháp lại thành công vào những năm cuối thế kỷ XIX?

Vào thế kỷ XVI đến những năm 50 của thế kỷ XIX, giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn phản động suy tàn, chính quyền của giai cấp này  hoàn toàn đối lập với quyền lợi dân tộc, nhân dân. Mọi chính sách của chúng chỉ nhằm một mục đích vì quyền lợi của gia đình, của dòng họ, của tập đoàn cầm quyền. Vì thế,  bộ máy nhà nước sâu mọt ra sức áp bức, bóc lột, cướp đoạt ruộng đất của nông dân để thoả mãn lòng tham không cùng và cuộc sống xa xỉ, sa đoạ. Quyền lực đem lại khả năng cướp đoạt kinh tế, giúp chúng đè đầu cưỡi cổ nhân dân nên các tập đoàn phong kiến lao vào cuộc đấu tranh tranh giành quyền lực, phá vỡ nền thống nhất,  toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, huy động nhân tài vật lực vào những cuộc nội chiến kéo dài hàng trăm năm, làm kiệt quệ tiền của và sức lực của đất nước. Quyền lợi của tập đoàn cầm quyền gắn liền với nền kinh tế cũ, cơ chế cũ. Đây là nguồn gốc của tư tưởng, của chính sách bảo thủ “Bế quan toả cảng, trọng nông ức thương”, không giao lưu với các  nước tư bản chủ nghĩa phương Tây, bóp nghẹt mọi sự ra đời phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa,  khiến cho đất nước bỏ qua cơ hội phát triển theo trào lưu tiến bộ của thời đại, bị giam hãm trong vòng lạc hậu, nghèo đói và suy yếu toàn diện, kể cả về kinh tế,  quốc phòng.

“Quan bức dân phản’, nông dân cực chẳng đã phải vùng dậy đòi quyền sống mà đỉnh cao là phong trào nông dân Tây Sơn. Phong trào tồn tại 31 năm (1771-1802), lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát Nguyễn -Trịnh-Lê, đánh bại cuộc xâm lăng của Xiêm La ở miền Nam (1785), đánh bại cuộc xâm lăng của quân Thanh ở phía Bắc (1789), lập lại nền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Cái  chết của Nguyễn Huệ - Quang Trung năm 1792 là nguyên nhân chính làm cho 10 năm sau nhà Tây Sơn bị Nguyễn Phúc Anh lật đổ (1802). Vương triều Nguyễn được thành lập.

Với vương triều Nguyễn, giai cấp phong kiến Việt Nam đã hoàn toàn mục nát, phản động. Nhà nước vẫn thực hiện những chính sách như những triều đại trước mà còn mang tính chất phản động, tàn khốc hơn, làm cho thế nước càng suy kiệt, càng lạc hậu. Khả năng mất nước được tao ra từ các thế kỷ trước, đến thế kỷ XIX khả năng đó ngày càng to lớn và hiện thực. Vì vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh đã bước sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền, tiến lên giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, thị trường thuộc địa càng có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế muốn tồn tại phát triển, muốn thu được nhiều lãi suất, lợi nhuận phải bóc lột toàn thế giới. Muốn vậy phải mở rộng xâm lược thuộc địa. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, pháo hạm các cường quốc tư bản Âu -Mỹ nổ ra liên tục xâm lược các nước châu Á, châu Phi còn nghèo nàn lạc hậu. Việt Nam nằm vào tầm ngắm của pháo hạm quân viễn chinh Pháp. Năm 1858, Pháp đã nổ súng vào Đà Nẳng mở đầu  cuộc xâm lược Việt Nam.

Giai cấp phong kiến Việt Nam và Vương triều Nguyễn đã tạo ra khả năng mất nước. Nhưng từ khả năng đến hiện thực còn phụ thuộc nhiều yêú tố và có thể khả năng không biến thành hiện thực. Khả năng mất nước khi đó không thành hiện thực nếu như triêù Nguyễn  không hèn nhát run sợ đầu hàng, kiên quyết phát động nhân dân kháng chiến. Thực tế lịch sử đã chứng minh, mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến thế kỷ XIX cực kỳ gay gắt , nhưng khi nước bị lâm nguy thì nhân dân, nhất là nông dân sẵn sàng gác mâu thuẫn giai cấp và xả thân vì sự sống còn của tổ quốc. Quân Pháp khi đó có vũ khí hiện đại hơn nhưng khi xâm lựoc Nam Kỳ và Bắc Kỳ chỉ có vài trăm tên, lúc cao nhất chỉ có vài nghìn tên. Trong khi đó, số lượng quân đội Triều đình hàng vạn, số lượng nghĩa binh hàng nghìn, có đàng sau là cả một dân tộc hàng chục triệu người, thông thạo địa hình, là chủ nhân của đất nước. Triều đình Huế không phát động toàn dân kháng chiến mà cho quân đội án binh bất động, phá hoại kháng chiến của nhân dân. Những thành quả kháng chiến của nhân dân Nam Kỳ, của nhân dân Bắc Kỳ không được nhà Nguyễn tận dụng phát huy mà còn bị triệt tiêu. Nhà Nguyễn chỉ một mực nhân nhượng, giảng hoà và cuối cùng đầu hàng dâng nước ta cho Pháp, cam tâm bán rẻ quyền lợi dân tộc, làm tay sai cho Pháp để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của tập đoàn. Trách nhiệm mất nước thuộc về toàn bộ giai cấp phong kiến Việt Nam từ  thế kỷ XVI suy vong rồi trực tiếp là Vương triều Nguyễn mà đại diện  là vua Tự Đức (tại vị 1848-1883) và phái chủ hoà gồm các đại thần Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp

Với chí khí quật cường yêu nước, nhân dân ta đã kiên quyết đứng dậy chống thực dân Pháp ngay từ khi chúng mới sang xâm lựơc. Phong trào dân tộc đã lôi cuốn hầu hết mọi tầng lớp nhân dân tham gia, từ những văn thân, sĩ phu yêu nước trong giai cấp phong kiến, từ đại thần cao cấp như Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng đến người lính sĩ tốt bình thường, từ vua Hàm Nghi đến người nông dân áo vải, từ dân tộc Kinh đa số đến đồng bào thiểu số miền núi, từ miền núi đến đồng bằng, từ phong trào bao trùm mấy tỉnh đến phong trào chỉ trong phạm vi một tỉnh một huyện. Nghĩa quân bất chấp quân Pháp có vũ khí hiện đại đã đánh địch bằng mọi thứ vũ khí thô sơ, gây cho địch những tổn thất nặng nề. Pháp phải bình định lại những vùng đã bình định và phải khâm phục ý chí bất khuất của dân tộc Việt Nam. Nhưng tất cả những cuộc kháng chiến dù  do những người yêu nước trong giai cấp phong kiến đứng trên lập trường dân tộc mà nổi dậy và lãnh đạo phong trào, hay do lãnh tụ của nông dân lãnh đạo trước sau đều thất bại. Nguyên nhân thất bại chủ yếu là do phong trào yêu nước Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX thiếu một gai cấp tiên tiến lãnh đạo. Những sĩ phu, văn thân dù đứng trên lập trường dân tộc nhưng họ vẫn mang ý thức hệ của giai cấp phong kiến, giai cấp đã hết vai trò lịch sử. Hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, lạc hậu không giải quyết được nhiệm vụ thời đại đặt ra cho nó là bảo vệ dân tộc và giải phóng dân tộc. Hệ tư tưởng này đã thất bại trước lịch sử. Nông dân là giai cấp cũ. Tư tưởng của nông dân cũng không thể hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ dân tộc và giải phóng dân tộc. Cốt cách của giai cấp cũ biểu hiện trong phương pháp đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa nặng về phòng thủ, mang tính chất địa phương cục bộ, không thể phát triển lên thành phong trào qui mô toàn quốc để biến thành một cuộc chiến tranh qui mô to lớn khả dĩ có thể huy động được sức mạnh toàn dân tộc đè bẹp kẻ thù. Tất cả đã nói lên phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam ngay từ những năm nửa sau thế kỷ XIX đã khủng hoảng đường lối và giai cấp lãnh đạo. Việt Nam trước 1858 cần phải làm một cuộc cách tư sản lật đổ chế độ phong kiến, đi lên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau năm 1858, Việt Nam còn phải làm thêm cách mạng giải phóng dân tộc. Nhưng những năm cuối cùng của thế kỷ XIX, Việt Nam chưa có tiền đề kinh tế,  chính trị,  gowin99 , tư tưởng để thực hiện cách mạng dân tộc, dân chủ thành công.

Tuy thất bại nhưng phong trào giải phóng dân tộc nửa sau thế kỷ XIX nói lên tinh thần bất khuất, quật khởi của nhân dân ta. Máu của các anh hùng liệt sĩ vô danh hay hữu danh trong cuộc chiến đấu chống thực dân xâm lược góp phần tô thắm thêm những trang sử bi tráng của dân tộc trên con đường đi đến độc lập, đi đến chiến thắng ở những thế kỷ sau này.

(Còn nữa)

CVL