Lâu nay, việc xây dựng các chiến lược và chính sách của các bộ ngành hữu quan thường có tình trạng thiếu sự nhất quán với các lĩnh vực khác liên quan. Vì thế, tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài và phải có sự thay đổi.
Chưa đạt mức xã giao
Trong một tâm sự riêng với báo chí, một lãnh đạo Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) thừa nhận một thực tế là quan hệ giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược và chính sách của các bộ ngành hữu quan còn chưa đạt mức xã giao. Chính vì lý do đó mà khi xây dựng các chiến lược và chính sách riêng thường rơi với tình trạng thiếu sự nhất quán với các lĩnh vực khác có liên quan.
Chính vì thế, đã có người vè ra câu thơ: “Chỉ vì chưa đạt xã giao, cho nên chính sách cứ cào cấu nhau”. Và cũng chính từ thực tế đó, rất nhiều người đã đặt vấn đề là làm sao cải thiện được mối quan hệ giữa các cơ quan nghiên cứu chiến lược và chính sách. Để làm được việc đó thì có lẽ phải có một cơ chế rõ ràng và thậm chí phải là theo chỉ đạo trực tiếp của Đảng và Chính phủ.
Xem ra, có lẽ chỉ có công nghệ thông tin là vấn đề chung của tất cả các bộ ngành. Và có lẽ đến giai đoạn mà đất nước bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) thì đây càng là ngọn cờ chung để các viện nghiên cứu chiến lược và chính sách cùng các chuyên gia bên ngoài phải chính thức ngồi lại với nhau.
Đáng mừng là tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0. Theo Nghị quyết này, mức độ chủ động tham gia CMCN 4.0 của nước ta còn thấp. Thể chế, chính sách còn nhiều hạn chế và bất cập. Những hạn chế nêu trên có những nguyên nhân chủ quan và khách quan; trong đó, nguyên nhân chủ quan là chính. Nhận thức về CMCN 4.0 trong hệ thống chính trị và toàn gowin99 còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa thống nhất. Khả năng phân tích, dự báo chiến lược về xu thế phát triển khoa học, công nghệ tác động đến đời sống kinh tế - gowin99 của đất nước còn hạn chế. Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc CMCN 4.0 chậm được đổi mới, sức ỳ còn lớn. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, chưa theo kịp diễn biến thực tế. Sự phối hợp giữa các ban, bộ, ngành, giữa Trung ương với các địa phương chưa chặt chẽ; nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.
Sau đó vào ngày cuối cùng của năm 2020, Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 2289/QĐ-TTg để ban hành Chiến lược Quốc gia về CMCN 4.0 đến năm 2030. Theo đó, tất cả các bộ ngành, địa phương đều phải thực hiện trách nhiệm của mình cho việc xây dựng các chiến lược và chính sách cho CMCN 4.0. Riêng Bộ Khoa học và Công nghệ thì phải xây dựng mạng lưới các chuyên gia tư vấn về các công nghệ ưu tiên để chủ động tham gia CMCN 4.0 để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cấp, chuyển đổi công nghệ.
Không dễ gì thành lập được mạng lưới chuyên gia tư vấn
Như vậy, việc liên kết hợp tác giữa các chuyên gia và cơ quan nghiên cứu chiến lược, chính sách ít nhất đã có cơ sở từ văn bản nói trên của Chính phủ và trách nhiệm này thuộc về Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, gần 3 năm đã trôi qua nhưng cho đến nay, mạng lưới chuyên gia này vẫn chưa chính thức hình thành. Có lẽ cũng có những cái khó nhất định của những người trong cuộc và có lẽ để hiện thực hoá việc này thì phải có tác nhân bên ngoài với các cơ quan nghiên cứu chiến lược và chính sách. Cũng cần nói thêm là theo quan điểm của không ít quan chức cao cấp của Đảng và Chính phủ thì bản chất của CMCN 4.0 là cuộc cách mạng về thể chế.
Còn theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, để cải cách về thể chế thì chúng ta phải có chính sách thu hút nhân tài toàn cầu, là sự chấp nhận các công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, chấp nhận cái mới sẽ phụ thuộc vào chuyển đổi nhận thức của con người. Và có lẽ cũng cần nói thêm bên cạnh ý kiến của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng là việc chuyển đổi nhận thức cũng là vấn đề tồn tại của chính các chuyên gia và cơ quan nghiên cứu chiến lược, chính sách. Trong khi đó “khoa học liên ngành là vấn đề của nhận thức và một khi nhận thức chưa thay đổi thì có lẽ không ép được nhau bất cứ cái gì” theo như ý kiến của GS VS Châu Văn Minh – Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam.
Rất may là Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ trẻ Việt Nam (VAYSE) rất quan tâm đến việc xây dựng các chiến lược quốc gia trong mọi lĩnh vực vì đối tượng thụ hưởng việc này chắc chắn không ai khác là các thế hệ tương lai của đất nước. Và cũng đáng mừng là TS Trần Minh Tiến – nguyên Viện trưởng đầu tiên của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông và cũng là người trực tiếp xây dựng Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị hồi năm 2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp hiện đại hoá và công nghiệp hoá đất nước đã nhận lời tham gia cuộc chơi để xúc tiến thành lập mạng lưới chuyên gia tư vấn cho CMCN 4.0.
Nói chung, mọi việc cho quá trình hình thành mạng lưới chuyên gia tư vấn cho CMCN 4.0 vẫn còn ở phía trước và cũng không thể vội vã được. Hiện tại một số cuộc mạn đàm của TS Trần Minh Tiến và lãnh đạo VAYSE đã được xúc tiến với một số cơ quan nghiên cứu chiến lược và chính sách. Rất mừng là lãnh đạo các cơ quan này đều nhất trí cùng tham gia mạng lưới chuyên gia để có cùng tiếng nói chung cho CMCN 4.0 bên cạnh những nhiệm vụ riêng của chính mình. Và về cơ bản, lãnh đạo các cơ quan này đều rất mong sớm được VAYSE chính thức mời họp để tiến tới cuộc họp chính thức do Bộ Khoa học và Công nghệ triệu tập trong thời gian sớm nhất.