Ví dụ, các từ tiếng Anh như, ô kê, bái bai, de, wo, uh, Hót, và còn rất rất nhiều từ khác nữa.
Đó là do cái bản chất a dua của người Việt, chứ thực ra người nói có lộn lẫn tiếng Anh, nhưng chưa chắc đã hiểu được những câu tiếng Anh mà mình đang nói là gì, ý nghĩa của nó ra sao!!??
Cách đây mấy năm, nhà anh trai tôi có chuyển nhà mới, trước anh ở khu tập thể của xí nghiệp vôi đá, sau này mua được đất và làm nhà, cách chỗ cũ chừng hai cây số.
Khi gia đình tôi ở dưới quê lên, để chuyển đồ đạc giúp anh chị, có anh nọ, là cháu của chị dâu tôi,đi cùng vợ con, cũng lên phụ giúp chuyển đồ, hình như anh chị ấy là giáo viên, con bé con anh chị ấy, khoảng 7-8 tuổi, cứ hễ cất lời nói gì, là có kèm từ HÓT.
Rồi khi anh chị tôi bảo, chú nghỉ tay, vào làm cơm nước, để mọi người cùng ăn, kẻo trưa rồi.
Tôi vừa vào bếp, thì con bé cũng lăng xăng chạy vào, nó lôi các thứ đồ chị dâu tôi mua sẵn, nó làm như người lớn, nó khoe cái gì nó cũng biết làm, cái gì nó làm cũng HÓT nhất.
Rồi tôi đụng vào cái gì, nó cũng quát tôi, cháu không mượn chú làm, chú đi ra ngoài đi, chú làm chắc gì đã Hót bằng cháu, bố mẹ nó đều nghe đều biết, nhưng không hề đe con, sau đó, mẹ nó đi vào, còn khoe, con tôi nó nhỏ vậy, nhưng cái gì nó cũng biết, nó nấu ăn hơi bị giỏi, tôi dạy nó đấy.
Tôi thấy chị ấy nói vậy, tôi đi ra luôn, để cho mẹ con tự làm, tôi ngồi ngoài phòng khách uống nước, tôi nghĩ, mình chả đụng vào, cứ để cho mẹ con tự cao tự đại, mình ghé vào rồi không khéo lại bị chê là nấu dở.
Thôi thì mình cứ ngồi cho khỏe, lúc nào có cơm thì ăn.
Và tôi nghĩ, anh chị đó nếu là nhà giáo, thì tại sao lại dạy con như vậy, ừ thì dạy nấu ăn là tốt, nhưng cách đối nhân xử thế, nó như vậy thì không chấp nhận được.
Xã hội bây giờ, đúng là trắng đen lẫn lộn, và cộng thêm những thứ LAI CĂNG hỗn tạp, kể cả các ca sĩ Việt cũng đặt tên dở Tây dở Ta nghe mà muốn ói.
Rồi đây, thế hệ tương lai sẽ như thế nào, cứ mỗi ngày một tiêm nhiễm thêm những thứ như vậy, thì thật là vô bổ.
BKA
Chuyện làng quê