Một ngày mới bắt đầu mọi người ra khỏi nhà, không quên khoác lên mình chiếc áo gió, hợp thời trang mà mình yêu thích nhất, còn chúng tôi những người già Cựu Chiến Binh, ra khỏi nhà đi tập thể dục, với bài ca không quên bằng phương pháp đi bộ. Ngoài chiếc áo khoác thêm chiếc khăn rằn quấn cổ, với tiêu chí quân tử phòng thân, để đẩy lùi các căn bệnh của người già cao tuổi. Hòa cùng dòng người đi bộ hôm nay có đủ các thành phần, ở mọi lứa tuổi, mấy cháu bảo tôi từ ngày ông chú về nghỉ hưu... cứ đến mùa đông thấy chú diễn suốt chiếc khăn rằn.
Đúng vậy thế hệ trẻ hôm nay được sinh ra lớn lên trong nhung lụa, rất ít người hiểu được về lịch sử gowin99 chiếc khăn rằn, gắn với vùng đất Phương Nam nơi đồng bằng sông nước Cửu Long Nam Bộ.
Nhớ về miền ký ức, những người đồng đội cựu chiến binh chúng tôi, có một thời vào sinh ra tử, vinh dự và tự hào được sống công tác và chiến đấu trên chiến trường Vĩnh Trà, nay là tỉnh Vĩnh Long Trà Vinh. Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, giành độc lập cho dân tộc, có nhiều kỷ niệm sâu sắc về chiếc khăn rằn, hình ảnh những người nam nữ giao liên, chiếc khăn rằn quấn cổ, vai đeo khẩu súng AR15, lưng khoác chiếc bồng nhỏ "ba lô", lúc ẩn lúc hiện, bám lộ vượt sông, bảo vệ an toàn dẫn các đoàn quân, tiến ra mặt trận.
Những ngày đầu đến chiến trường bám đất dành dân, ăn ở cùng dân, những người lính trẻ được các má các chị mua tặng khăn, chiếc khăn rằn là bạn đồng hành che nắng che sương cho người chiến sĩ giải phóng, thấm đẫm mồ hôi những đêm dài hành quân, luồn sâu vào vùng chiến sự, tiếp những trận đánh ác liệt, chiếc khăn rằn thấm đỏ xương máu là phao cứu sinh, băng bó vết thương cho đồng đội đồng chí, và cũng để buộc nắm cơm Nghĩa tình của các má, các chị chuẩn bị, cho lên gáy, ngâm mình hàng ngày dưới sình lầy, phục kích địch Quân lũ ngụy quân ngụy quyền lấn chiếm vùng giải phóng.
Người chiến sĩ giải phóng có giây phút bình yên, được về sống cùng dân trong sinh hoạt đời thường tắm giặt, khăn làm xà rông quấn quanh người để thay quần áo, đúng với phong tục tập quán một thời của người miền Tây Nam Bộ.
Cuộc đời của Người lính trận nay được may mắn trở về quên sao được những kỷ niệm nơi bưng biền ngày ấy, sau mỗi trận đánh công đồn chi khu yếu khu, hai tay vục nước ruộng xoa lên mặt một hai lần, lấy chiếc khăn rằn cọ đi cào lại sạch khuôn mặt, anh em đồng đội nhìn nhau nở nụ cười Toàn Thắng.
Ký ức về chiếc khăn rằn đã đi cùng theo năm tháng.
P.T.S
Trái tim người lính