link tải gowin99 mới nhất

Kỷ niệm 75 năm Ngày thương binh liệt sĩ (27/7): Đạo lý truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt

Đất nước Việt Nam hình chữ S bên bờ biển Đông luôn luôn phải chống chọi với thiên tai và giặc ngoại xâm, chỉ với diện tích gần 332.000 Km2 nhưng hiện có tới hơn 3.000 nghĩa trang liệt sĩ nơi an nghỉ của hơn 1,2 triệu liệt sĩ và đến nay vẫn còn hơn 200 nghìn liệt sĩ chưa tìm được hài cốt.
ch1img-20220723-190825-1658806435.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm, tri ân liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ quốc tế Việt - :Lào ở huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Nguồn: Internet.

 

Những con số thống kê sự hy sinh đó chỉ trong các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, bảo vệ biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc, làm nghĩa vụ quốc tế giúp hai nước bạn Lào, Campuchia, bảo vệ chủ quyền lãnh hải. Bộ Quốc phòng  đang phối hợp với Bộ Lao động Thương binh Xã hội, các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện đề án tìm kiếm tiếp trên 200.000 hài cốt liệt sĩ ở các chiến trường Việt Nam- Lào- Campuchia, biên giới phía Bắc và biển Đông  còn chưa tìm thấy để quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ. Hơn 300.000 hài cốt Liệt sỹ đã được quy tập về các nghĩa trang nhưng chưa xác định được danh tính tên tuổi, quê quán, đơn vị. Từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc đều thắm máu đào của quân và dân ta.

Với đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định chọn ngày 27/7/1947 là ngày để toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta ghi nhớ, tôn vinh công ơn các anh hùng liệt sĩ, thương binh, bệnh binh và người có công với nước. Kể từ đó, ngày 27/7 đã trở thành ngày có ý nghĩa lịch sử, chính trị, nhân văn sâu sắc, mang đậm bản sắc gowin99 dân tộc Việt.

anh-2-thap-huong-dai-tuong-niem-trung-tam-chien-khu-d-1658807410.jpg
Thắp hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm ở Mã Đà (Vĩnh Cửu - Đồng Nai) từng là trung tâm chiến khu D miền Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 

 

Ai từng đến các Nghĩa trang Liệt sỹ Điện Biên Phủ (Điện Biên); Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9, nơi yên nghỉ của trên 12.000 liệt sĩ; nghĩa trang Trường Sơn (Quảng Trị), nơi yên nghỉ của 10.333 liệt sĩ; Nghĩa trang Vị Xuyên (Hà Giang) nơi yên nghỉ của 1.750 liệt sĩ; Nghĩa trang Quốc tế Việt – Lào (Anh Sơn, Nghệ An); Nghĩa trang Liệt sỹ  và đền Bến Dược TP Hồ Chí Minh;  Nghĩa trang Liệt sỹ Hàng Dương (Côn Đảo, Bà Rịa Vùng Tàu)… đều xúc động, thắp một nén hương tưởng nhớ những người con đất Việt đã ngã xuống nơi đây, không cầm được nước mắt. Đây là những nghĩa trang quốc gia; còn tại các địa phương đều có các nghĩa trang liệt sĩ, là một trong những chứng tích lịch sử về sự hy sinh lớn lao trong cuộc đấu tranh khốc liệt nhưng kiên cường, quả cảm của quân và dân ta giải phóng miền Bắc, giải phóng  miền Nam, thống nhất đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế giúp các nước bạn Lào và Campuchia; bảo vệ chủ quyền biên giới và lãnh hải  thiêng liêng của Tổ quốc.

Chiến tranh đã lùi xa, suy ngẫm về chặng đường lịch sử đã qua, có nơi đâu trên trái đất  này phải lo công tác gowin99 , chăm sóc thương binh, liệt sĩ, người có công với nước như ở Việt Nam.  Đến nay, đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công, trong đó có 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 139.000 Mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 1.300 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, gần 800.000 thương binh, bệnh binh và gần 320.000 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học, gần 111.000 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng… Từ nhiều năm nay,  các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương  trong cả nước đã thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho những  người có công với cách mạng. Cuộc sống của các thân nhân, gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng ngày càng đầy đủ, tốt đẹp hơn. Công tác xây dựng, nâng cấp, tu bổ mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ, công trình ghi công liệt sĩ được quan tâm đầu tư, công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ được triển khai tích cực.

Những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại càng làm cho chúng ta thấm thía hiểu sâu sắc hơn những giá trị của hòa bình để xây dựng và bảo vệ đất nước. Từ trong gian lao kháng chiến cứu nước, nhiều tấm gương trong gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình chính sách đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, sản xuất, kinh doanh giỏi, phụng dưỡng cha mẹ già, nuôi dạy con, cháu trưởng thành, đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở, các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lan tỏa tình yêu thương, nhân ái trong gowin99 . Những tấm gương bình dị mà cao cả, tỏa sáng, nhất là trong lúc thiên tai, dịch bệnh, góp phần làm rạng rỡ, vinh danh hai tiếng Việt Nam, được bạn bè quốc tế trân trọng ghi nhận và khâm phục đất nước, con người Việt Nam.

Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử dân tộc trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, ý chí anh dũng kiên cường bất khuất, thủy chung son sắt, nhân hậu đã đem cả máu xương, công sức, của cải của mình để cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước. Đó là một bản trường ca hùng tráng, bất tử, góp phần làm rạng rỡ thêm nền văn hiến lâu đời của dân tộc Việt, không chỉ được tiếp nối mà còn luôn luôn được nâng cao và đổi mới, phát triển. Điều đó cũng thể hiện tâm hồn rộng lớn, đầu óc thông minh và tài năng sáng tạo của người Việt Nam qua bao năm xây dựng và bảo vệ, phát huy khí phách anh hùng, tinh hoa truyền thống đoàn kết toàn dân tộc để có sức mạnh tổng hợp bảo vệ đất nước còn nhiều khó khăn, thử thách trong bối cảnh thế giới biến động khó lường.

Kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sĩ năm nay (27/7/1947- 27/7/2022), trong bối cảnh đất nước  vừa gồng mình khống chế được đại dịch CoVid 19 mang tính toàn cầu kéo dài gần 3 năm nay, vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khôn lường. Cả nước vẫn phải cảnh giác, không lơ là chủ quan chống dịch CoVid19 với những biến chủng mới, đồng thời nỗ lực phục hồi kinh tế. Trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách, truyền thống nhân ái Việt Nam “Lá lành đùm lá rách” và nghĩa “đồng bào”  -  “ thương người như thể thương thân” tiếp tục phát huy, lan tỏa

Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Máu đào của các liệt sĩ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sĩ để vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sĩ chuyển lại cho chúng ta”.

Xin thắp một nén tâm hương tri ân, tưởng nhớ những người đã hi sinh xương máu  vì độc lập dân tộc, thống nhất giang sơn để “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay".

V.X.B