Kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt; thu ngân sách tăng vượt bậc; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực.
*Đôi điều khi tỉnh được tái lập
Tỉnh Quảng Ngãi sau khi tái lập có những thuận lợi cơ bản. Chủ trương tái lập tỉnh phù hợp với nguyện vọng của Đảng bộ và Nhân dân trong tỉnh; tạo sự hồ hởi, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tạo điều kiện phát huy những tiềm năng, thế mạnh để thực thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - gowin99 của địa phương. Đặc biệt, được sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết, nỗ lực khắc phục khó khăn, đầu tư khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế, đưa tỉnh nhà liên tục phát triển.
Khi mới tái lập, bên cạnh những mặt thuận lợi, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, thử thách. Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo của cả nước, thuần nông, đất sản xuất phần lớn bạc màu, địa hình phức tạp, đồi núi hiểm trở, thiên tai thường xuyên xảy ra; cơ sở hạ tầng thấp kém, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, diện tích, năng suất và sản lượng nông, lâm nghiệp thấp và chưa ổn định. Công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp nhỏ lẻ, xuất phát điểm thấp; nguồn ngân sách tài chính của tỉnh hạn hẹp và mất cân đối, việc đầu tư phát triển còn hạn chế; ngân sách chủ yếu phụ thuộc sự hỗ trợ của Trung ương. Cơ cấu kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn; công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển; kết cấu hạ tầng kinh tế - gowin99 , thu nhập bình quân đầu người thấp, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa…
Thời điểm tái lập, tỉnh Quảng Ngãi có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thị xã Quảng Ngãi và các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long và Ba Tơ, với tổng số 164 xã, dân số năm 1989 của tỉnh Quảng Ngãi có 1.041.900 người, gồm các dân tộc Kinh, Hre, Cor, Cadong.
Sau 35 năm tái lập, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi có 13 đơn vị hành chính, trong đó có: thành phố (TP Quảng Ngãi), thị xã (Đức Phổ), 05 huyện đồng bằng: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Nghĩa Hành; 05 huyện miền núi: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng và huyện đảo Lý Sơn. Là tỉnh ven biển, có đường bờ biển dài gần 130 km, Quảng Ngãi có diện tích tự nhiên 5.155,24 km², dân số trung bình năm 2023 là 1.248.111 người, mật độ dân số 242,1 người/km². Là địa phương thuộc vùng Trung Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, giao thông tương đối thuận lợi, có hệ thống đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A chạy qua; quốc lộ 24A nối Quảng Ngãi với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, kết nối với các tỉnh phía Nam của Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan. Hiện tại, tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đã đi vào hoạt động, góp phần rút ngắn thời gian đi lại giữa các địa phương trong vùng.
* Những thành tựu nỗi bật về kinh tế sau 35 năm tái lập
Có thể khẳng định rằng qua 35 năm xây dựng và phát triển, kinh tế - gowin99 của tỉnh Quảng Ngãi đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Trong đó, kinh tế tỉnh Quảng Ngãi tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; thu nhập bình quân đầu người tăng lên rõ rệt; thu ngân sách tăng vượt bậc; thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp đạt nhiều kết quả tích cực.
Quy mô và cơ cấu kinh tế có sự thay đổi lớn sau khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động từ tháng 02 năm 2009. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh) kế hoạch năm 2024 ước đạt 60.901 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1989 - 2024 tăng 9,25%/năm; so với năm 1989, GRDP năm 2024 gấp 22 lần. Quy mô nền kinh tế (GRDP theo giá hiện hành) năm 2024 ước đạt 132.653 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 1990 - 2024 tăng 18,5%/năm; so với năm 1990, quy mô nền kinh tế năm 2024 gấp 321 lần. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 106,2 triệu đồng (khoảng 4.464 USD), bình quân giai đoạn 1990 - 2024 tăng 18%/năm; so với năm 1990, GRDP bình quân đầu người năm 2024 gấp 274 lần.
Là một tỉnh từ nền kinh tế thuần nông, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 55,7%; công nghiệp - xây dựng 16,5% và dịch vụ 27,8% năm 1990; đến năm 2019, kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, theo đó: công nghiệp - xây dựng tăng lên 51,9%, dịch vụ 29,8% và nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm còn 18,3%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng trong GRDP các năm 2020 đến năm 2024 đều đạt cao hơn nhiều so với các các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành dịch vụ.
Thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, tăng lên qua các năm, từ mức 909 ngàn đồng/tháng/người năm 2010, tăng lên mức 3,08 triệu đồng năm 2019 và đạt mức 4,03 triệu đồng năm 2023.
Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng dần qua các thời kỳ, đạt nhiều kết quả vượt bậc, nhất là khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động. Năm 1989, thu ngân sách chỉ đạt 16,3 tỷ đồng, chủ yếu từ phụ thuộc vào các doanh nghiệp nhà nước và thuế sử dụng đất nông nghiệp; đến năm 2023, thu ngân sách đạt 30.667 tỷ đồng, gấp 1.881 lần so với năm 1989.
Thu hút đầu tư đạt nhiều kết quả, đến nay toàn tỉnh có 71 dự án đầu tư nước ngoài FDI còn hiệu lực tổng vốn đầu tư 2.287 triệu USD; về dự án đầu tư trong nước, đến nay có 642 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 396.537 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh đã quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 10 dự án đầu tư bất động sản để thực hiện đấu thầu, đấu giá theo quy định, tổng vốn đầu tư 2.030 tỷ đồng, đồng thời Chấp thuận nhà đầu tư cho 09 dự án (các dự án đã có chủ trương đầu tư, đã thực hiện đấu thầu), tổng vốn đầu tư 13.856,5 tỷ đồng.
Về phát triển doanh nghiệp, năm 2023, số doanh nghiệp thành lập mới là 722 doanh nghiệp, vốn đăng ký khoảng 6.340 tỷ đồng; vốn đăng ký bình quân 8,8 tỷ đồng/1 doanh nghiệp. Lũy kế đến nay có 11.235 doanh nghiệp được thành lập, trong đó có 6.434 doanh nghiệp đang hoạt động (chiếm 57,3%).
* Ngành công nghiệp có nhiều đột phá và phát triển vượt bậc
Những năm đầu tái lập tỉnh, Quảng Ngãi chỉ có 43 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh với quy mô nhỏ và hơn 7.700 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 90% là hộ cá thể; chủ yếu sản xuất là các sản phẩm truyền thống, sản lượng nhỏ, giá trị thấp như đường, phân bón, gạch nung, nước mắm, nông cụ…
Về giá trị sản xuất công nghiệp năm 1989 chỉ đạt 601 tỷ đồng; kế hoạch năm 2024 ước đạt 136.569 tỷ đồng, gấp gần 227 lần so với năm đầu tái lập tỉnh; tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,8%/năm. Năm 2009, khi Nhà máy Lọc hóa dầu Dung Quất đi vào hoạt động, đã tạo bước đột phá và giữ vai trò chủ lực ngành công nghiệp của tỉnh; đến năm 2019, Khu liên hợp Sản xuất gang thép Hòa Phát - Dung Quất với công suất 4 triệu tấn sản phẩm/năm đi vào hoạt động; theo đó, giai đoạn 2019-2024, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là ngành kinh tế đầu tàu của tỉnh Quảng Ngãi.
Để phát triển mạnh, nhanh về công nghiệp, tỉnh Quảng Ngãi quan tâm đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng kết cấu hạ tầng khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Thực hiện thi công hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhiều công trình hạ tầng quan trọng, góp thúc đẩy phát triển Khu kinh tế Dung Quất như: các tuyến đường trục đối ngoại Bình Long - nhà máy lọc dầu - cảng Dung Quất (đường Võ Văn Kiệt); khu kinh tế Dung Quất - sân bay Chu Lai - cảng Kỳ Hà; Dốc Sỏi - cảng Dung Quất, Trì Bình - cảng Dung Quất và các tuyến giao thông trục chính trong đô thị Vạn Tường, trong các khu công nghiệp với hơn 120 km; hệ thống đê chắn cát, chắn sóng, cầu cảng cá sông Trà Bồng; đầu tư hệ thống thoát nước mưa, thu gom, xử lý nước thải khu công nghiệp phía Tây, khu kinh tế Dung Quất...
Nhờ vậy đến nay, toàn tỉnh đã hình thành gần 500 dự án, nhà máy, tổ hợp sản xuất công nghiệp với quy mô, công suất lớn, giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học công nghệ cao như: Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy Sản xuất hạt nhựa Polypropylen, Nhà máy Sản xuất thiết bị công nghiệp nặng Doosan Vina, Nhà máy Sản xuất thiết bị điện GE, các thiết bị điện tử… cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu đi hơn 30 nước tiên tiến trên thế giới.
Các sản phẩm công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi và các sản phẩm chế biến thủy sản, may mặc, tinh bột mì, dăm gỗ, vật liệu xây dựng, giày da, sợi bông… sản lượng ngày càng tăng cao, tiêu thụ rộng rãi, phổ biến thị trường trong nước và xuất khẩu.
Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, tỉnh cũng tập trung thu hút các nguồn lực gowin99 và hỗ trợ các nhà đầu tư để đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển như: Hạ tầng khu công nghiệp VSIP, khu công nghiệp Bình Hòa - Bình Phước.
Triển khai xây dựng và đưa vào sử dụng bến cảng chuyên dùng dùng chung cho khu kinh tế Dung Quất (gồm 05 bến) của Công ty TNHH MTV Hào Hưng và cảng chuyên dùng (11 bến) của Khu liên hợp Sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Hiện nay, tỉnh đang thu hút nguồn lực, tăng cường hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án lớn như: Nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất; Khu liên hợp Sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (nâng công suất lên 6 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 86.000 tỷ đồng); các dự án nhà máy điện tubin khí hỗn hợp Dung Quất I, Dung Quất II, Dung Quất III; xây dựng trung tâm lọc, hoá dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất,…
Đã xây dựng thành công các khu công nghiệp Quảng Phú, Tịnh Phong, chu công nghiệp đô thị VSIP và 18 cụm công nghiệp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh; đặc biệt, hình thành và phát triển thành công của khu kinh tế Dung Quất với định hướng là phát triển các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, cơ khí chế tạo, luyện kim, công nghiệp phục vụ kinh tế biển.
Kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng cao, trong đó, tăng tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế biến cả về sản lượng và chủng loại. Năm 1989, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 3,92 triệu USD, kế hoạch đến năm 2024 ước đạt 2.500 triệu USD, gấp 638 lần so với năm đầu tái lập tỉnh. Bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 20,3%/năm. Với các mặt hàng chủ lực như: cơ khí, thiết bị máy móc công nghiệp nặng ước đạt 157 triệu USD, dầu FO 90 triệu USD, dăm gỗ 170 triệu USD, tinh bột mì 165 triệu USD, sợi dệt 170 triệu USD, giày dép 190 triệu USD, thép 190 triệu USD… Thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng, mở rộng đến hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Đan Mạch, UAE, Saudi Arabi, các quốc gia trong ASEAN…
Cùng với việc phát triển mạnh công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch không ngừng được mở rộng. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ước đạt 76.822 tỷ đồng, gấp 684 lần so với năm 1989, bình quân giai đoạn 1989-2024 tăng 20,5%/năm. Hệ thống giao thông ngày càng thuận lợi, hoạt động vận tải không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Hoạt động du lịch có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng du lịch được tập trung đầu tư, nâng cấp, phát triển nhiều điểm, khu du lịch mới như: Khu du lịch Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Lý Sơn… là cơ sở thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển du lịch. Đặc biệt, du lịch Lý Sơn là một trong những địa điểm du lịch có tốc độ phát triển nhanh và thu hút một lượng lớn du khách khi đến Quảng Ngãi. Nông, lâm nghiệp và thủy sản có bước phát triển ổn định; xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển hạ tầng khu vực nông thôn, miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế - gowin99 .
Riêng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 95/148 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 64,2%.
*Lời kết
Nhìn lại chặng đường 35 năm tái lập, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực; đời sống Nhân dân được cải thiện rõ rệt và không ngừng nâng cao; tiềm lực kinh tế - gowin99 ngày một phát triển, quốc phòng, an ninh được đảm bảo; công tác quản lý điều hành ngày một hiệu quả hơn.
Thành tựu trên là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương; là kết quả của quá trình phấn đấu nhiều nhiệm kỳ của Đảng bộ tỉnh; sự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, hội, đoàn thể các cấp; sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên, lực lượng vũ trang, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện chủ trương của Trung ương và nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp trong tỉnh. Quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra; góp phần cùng cả nước thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.