Đồng chí Đỗ Trần Thịnh, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Kiên Giang, cho biết, phát huy kết quả đã đạt được trong sản xuất năm 2023, trong năm 2024, các cấp hội nông dân của tỉnh Kiên Giang vận động hội viên, nông dân mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sản xuất chăn nuôi theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học, ứng dụng khoa học công nghệ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gắn với liên kết theo chuỗi giá trị. Các cấp Hội tập trung tư vấn, hướng dẫn nông dân đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của các mô hình kinh tế thông qua ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu, nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp; phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo vệ lợi ích của thành viên trong mô hình kinh tế tập thể; nâng cao hiệu quả các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ năng lực quản lý, kinh tế, thương mại, công nghệ cho thành viên, những người tham gia kinh tế tập thể, hộ nông dân.
Đồng thời, các cấp hội phối hợp với các ngành, đơn vị, doanh nghiệp và nhà khoa học hỗ trợ nông dân xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, thương hiệu nông sản, thông tin thị trường, giá cả hàng hóa, vật tư nông nghiệp, quảng bá sản phẩm... cho hội viên, nông dân; vận động nông dân và doanh nghiệp ký kết các hợp đồng hỗ trợ sản xuất gắn với bao tiêu đầu ra sản phẩm nông sản, hàng hóa, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm và giao dịch thương mại điện tử; phối hợp với các nhà khoa học chuyển giao tựu khoa học, kỹ thuật mới, công nghệ sinh học công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản và chế biến nông sản cho nông dân. Xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ theo chuỗi giá trị, đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng Viet GAP, Global GAP nhằm thu hút hội viên nông dân tham gia.
Cùng với đó tư vấn, đào tạo nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn gắn với giải quyết việc làm tại chỗ và cung ứng lao động có chất lượng ra thị trường trong và ngoài nước. Chú trọng liên kết đào tạo nghề theo nhu cầu, đặt hàng của doanh nghiệp; xây dựng mô hình sản xuất, dịch vụ, du lịch, thương mại nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động phát huy tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh, đặc biệt, quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các mô hình mới trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp; nâng cao nhận thức của nông dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò và hiệu quả tích cực của phong trào thi đua nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, lấy hiệu quả kinh tế - gowin99 làm cơ sở và động lực, tạo sức lan tỏa cho các cá nhân học tập góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện đại, bền vững.
Năm 2023, Tỉnh Kiên Giang có 220 sản phẩm đã được công nhận từ 3 sao trở lên; 77.906 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp, trong đó, cấp Trung ương 232 hộ, cấp tỉnh 3.049 hộ, cấp huyện 10.996 hộ và cấp cơ sở 63.629 hộ; giúp đỡ 2.127 hộ hội viên phát triển sản xuất, vươn lên ổn định cuộc sống.