Ngày 22/4, Lễ khai mạc Triển lãm thơ diễn ca lịch sử “Theo dấu chân Đại tướng” diễn ra thành công tốt đẹp tại khu Làng các dân tộc III, Làng gowin99 - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô - Sơn Tây - Hà Nội.)
Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Làng gowin99 - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023) và hướng tới kỷ niệm kỷ niệm 69 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023), 112 năm ngày sinh, 10 năm ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023). Tác giả 110 bài thơ này là nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung, người có cơ duyên gặp gỡ, viết nhiều bài báo, nhiều bài thơ về vị tướng tài ba trong suốt hơn 20 năm qua.
Triển lãm “Theo dấu chân Đại tướng” tái hiện bằng thơ, diễn ca những dấu mốc của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng như cuộc sống đời thường của vị Tổng tư lệnh quân đội và tình cảm nhân dân dành cho ông, đặc biệt là sau khi Đại tướng qua đời ở tuổi 103. Trình bày quy mô trên 92 tấm panô với hình ảnh minh hoạ do Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Nghệ sĩ Trần Hồng cung cấp. Triển lãm hy vọng sẽ là món quà ý nghĩa và lời tri ân, tưởng nhớ vị tướng nhân hậu của dân tộc Việt Nam, người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một thiên tài quân sự của thế giới với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.
“Tôi được vinh dự gặp Đại tướng lần đầu tiên vào mùa xuân 1998,” bà Nguyễn Thị Mỹ Dung tâm sự. “Xúc cảm với câu chuyện Đại tướng với cây đàn piano của nhà văn Đào Vũ, tôi đã có một bài báo đăng trên Thể thao & Văn hoá. Nhờ đó, tôi đã có cơ hội đến thăm Đại tướng ở nhà riêng. Những câu chuyện giản dị, chân tình của nhiều lần gặp gỡ sau đó là nguồn cảm hứng cho những bài báo, những khúc diễn ca bằng thơ của tôi trong nhiều năm tháng sau này, kể cả sau khi Đại tướng đã ra đi”.
Triển lãm gồm 3 chủ đề:
Chủ đề 1: Làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Giới thiệu về toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự lãnh đạo tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Từng đối sách chiến đấu, từng trận chiến giằng co trên chiến trường Điện Biên Phủ gắn với những địa danh huyền thoại: Đồi A1, đồi C1, đồi E1, Cánh đồng Mường Thanh, Hồng Cúm, đồi Độc lập, đồi Him Lam, hầm Đờ cát... Hay những cái tên bất tử: Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót... được tái hiện sinh động, súc tích qua những lời thơ, lời diễn ca mộc mạc giản dị của nhà giáo, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Thị Mỹ Dung và được giới thiệu nhuần nhuyễn với những bức ảnh lịch sử vô giá, giàu cảm xúc.
Chủ đề 2: Vị tướng trong lòng dân
Giới thiệu những khoảnh khắc đời thường, dung dị về một vị Tướng huyền thoại, một nhà quân sự lỗi lạc của Việt Nam. Đó là những phút giây bình dị an nhiên giữa đời thường, hay những khoảnh khắc phiêu bồng của một tâm hồn nghệ sĩ, hoặc giản đơn là nụ cười ấm áp với những người thân trong cuộc sống thường nhật. Bên cạnh đó chủ đề cũng giới thiệu tình yêu, sự trân trọng và cảm phục của Đại tướng dành cho những bà mẹ Việt Nam, các nữ chiến sĩ...; Sự quan tâm, cổ vũ dành cho các chiến sĩ trên mọi mặt trận và tình yêu của nhân dân, đồng đội dành cho vị Đại tướng anh hùng.
Chủ đề 3: Sáng mãi ngàn năm
Khẳng định tình yêu, niềm kính phục của nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tình yêu và sự kính trọng dành cho Đại tướng qua những khoảnh khắc xúc động trong ngày Lễ Quốc tang, tiễn đưa Đại tướng về quê nhà Quảng Bình.