Các đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Phan Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; Nguyễn Đức Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam đồng chủ trì Hội nghị với sự tham gia của hơn 120 đại biểu là đại diện các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương.
Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 là một trong chuỗi hoạt động của Dự án Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024, với mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tốt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn Kinh tế Báo chí, đồng chí Nguyễn Thanh Lâm ( ảnh trên) - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nêu rõ: Đây là Chương trình thuộc Dự án “Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020-2024” năm 2023, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tổ chức Diễn đàn Kinh tế báo chí năm 2023 để trao đổi, đánh giá về thực trạng kinh tế báo chí, nguồn thu/hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay; Chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của các cơ quan báo chí trong việc thực thi chính sách liên quan tới cơ chế tài chính, cơ chế tự chủ; chia sẻ một số mô hình kinh tế báo chí và gợi mở cho hoạt động kinh tế báo chí ở nước ta...Từ đó đề xuất được những giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm giúp phát triển kinh tế báo chí tại Việt Nam.
Để tăng nguồn thu trên nền tảng số, Nhà báo Ngô Việt Anh - Phó Ban điện tử Báo Nhân dân chia sẻ: Các nguồn thu lớn, các mô hình kinh doanh chỉ thành công khi uy tín, chất lượng nội dung của tòa soạn ngày càng được nâng cao; đáp ứng tối đa những nhu cầu mới của độc giả trên các nền tảng, trong bối cảnh cạnh tranh của truyền thông gowin99 . Hiện nay, các cơ quan báo chí có nguồn thu lớn trên nền tảng số đều có nội dung chất lượng, có tính sáng tạo cao và lượng độc giả lớn. Thành công về nội dung báo chí thường đến trước và tạo tiền đề cho thành công trong kinh doanh báo chí. Do đó, các tòa soạn ưu tiên chiến lược phát triển nội dung khác biệt, sáng tạo đáp ứng nhu cầu của tập độc giả trung thành, song hành với chiến lược kinh doanh để thu hút khách hàng tiềm năng.
Chia sẻ về Kinh tế Báo chí và việc thực hiện tôn chỉ mục đích, Nhà báo, Thạc sỹ Phạm Thị Thanh Huyền ( ảnh trên) - Tổng biên tập, Báo Đại biểu Nhân dân nêu rõ: Việc thực hiện nhiệm vụ, tôn chỉ, mục đích cần có nguồn kinh phí tương xứng và cơ quan chủ quản cần nhận rõ nhiệm vụ nội dung công việc này để ký hợp đồng đặt hàng phù hợp. Tòa soạn phải triển khai các hoạt động kinh tế trên nền tảng hoạt động thông tin rộng lớn và vai trò, vị thế, uy tín của tờ báo. Khi hoạt động kinh tế tốt thì báo hoạt động sôi động, hiệu quả, chất lượng, có thương hiệu, có nguồn lực tái đầu tư phát triển và thu hút được nguồn nhân lực chất lượng.
Các đại biểu dự hội thảo đã tham luận về giải pháp cho kinh tế báo chí, như chuyển đổi số báo chí nhằm thay đổi toàn diện hoạt động tòa soạn từ quản trị nhân lực, sản xuất, tối ưu hóa dữ liệu, đến quy trình xuất bản, phân phối nội dung nhằm tạo ra một tòa soạn/tổ hợp báo chí hội tụ đa phương tiện, kết nối thuận tiện với độc giả, đảm bảo vai trò trụ cột trong định hướng thông tin và dư luận gowin99 . Chuyển đổi số cũng gắn với phát triển kinh tế số, đa dạng hóa nguồn thu, tăng sức cạnh tranh của cơ quan báo chí với các nền tảng xuyên biên giới…
Một số tham luận về hiện tượng “CHAGPT”: Cú hích thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế báo chí; Thách thức đối với báo chí trong bối cảnh rồi loạn thông tin và “ kinh tế chú ý”; Vai trò của công nghệ đối với kinh tế báo chí; những thách thức cho báo chí trong thời đại đa truyền thông; hoạt động quảng cáo trong kinh tế báo chí hiện nay; cách thức tạo nguồn thu trên nền tảng số.