Bà bảo tôi:
- Để đấy, lúc nào bị cảm thì đánh gió.
- Bà ơi, không đổi kẹo kéo ạ?
- "Kẹo kéo" thì bà làm được. Con muốn ăn thì bà làm cho.
- Con muốn ăn ạ.
Tôi hăm hở vót cái que bằng tre đợi quấn kẹo kéo. Vót 5 cái liền, đợi sẵn. Chỉ tưởng tưởng cái que quấn cái kẹo dẻo quánh, thanh ngọt là thèm rồi. Từ khâu ngâm thóc ủ mạ cho nảy mộng dài, phơi héo, thành bột...công đoạn cuối nấu thành kẹo mạch nha vàng óng, thơm ngon. Tôi cứ quen gọi là kẹo kéo.
Bà quấn từng cái và chia cho từng đứa cháu. Rồi bà nhắc:
- Con gọi thằng Khải, cái Hường nhà cô Xuân sang đây cùng ăn.
- Vâng ạ.
Tôi phóng vù đi. Đến cổng lấy giọng, ra vẻ đàn chị, tôi gọi thật to:
- Khải, Hường ơi, sang bà nội cho quà!
Hai đứa trẻ nhà cô Xuân không có bố. tôi chỉ nhớ Cô Xuân đi làm ăn ở mạn ngược một thời gian. Lúc về quê, dắt theo hai đứa trẻ. Cả làng ái ngại nhìn hoàn cảnh của cô. Thỉnh thoảng cũng có đưa trêu đùa hai chị em Hường và Khải. Mỗi lần biết chuyện, bà tôi thường dặn chúng tôi : phải chơi, thương các em. Ai bắt nạt thì về mách bà. Mặc dù chẳng đanh các cháu roi nào, cũng không quát nạt ai nhưng trẻ con ở làng nghe lời bà, không dám trái. Bà làm công tác phụ nữ trong xã, già trẻ ai cũng nể. Mỗi khi có tấm bánh, trái cây bà tôi thường mang sang cho hai đứa.
Thằng Khải, cái Hường nghe tiếng tôi gọi, mừng quýnh, chạy ríu cả chân. Trả lời trong hơi thở hổn hển:
- Em đây, em đây....
Nhận kẹo từ tay bà, cả hai khoanh tay cảm ơn.
Vị ngọt thấm từ đầu môi. Mấy đưa trẻ chúng tôi ngậm keo, nô đùa trước sân. Bà mỉm cười, nhai trầu bỏm bẻm...
Bà nội đã mất từ lâu. Mỗi khi hè về, tiếng tu hú vang xa từ cánh đồng Vải vọng lại, tôi lại nhớ bà. Nhớ cả mùi "kẹo kéo", nhớ nụ cười hiền hậu mà tôi không bao giờ quên.
Chuyện làng quê