link tải gowin99 mới nhất

Hồi ký chiến tranh: Vượt Trường Sơn

Tôi không phải là nhà văn nên không biết hư cấu. Tôi không phải là người của Khoa Giao nên ngòi bút của tôi khách quan, trung thực, tự do, phóng khoáng... Có nghĩa là: Có sao tôi nói vậy.

Trạm ngã ba dân chủ

Tới ngã ba Dân chủ, Tiểu đoàn trưởng Mẹo, Tiểu đoàn 634. E 2 khung huấn luyện Hải Hưng tập hợp lính tráng chúng tôi rồi ông oang oang giảng đạo: "Các đồng chí còn phải đi nhiều trạm nữa mới tới chiến trường, vậy mà các đồng chí không biết tiếp kiệm Mì Chính. Tôi đề nghị các Đại phó thu hết lại để phân phát ăn dần".

Thế rồi ông ôm một mớ mì chính của chúng tôi. Đây là thứ hàng quý hiếm nhất toàn Quốc lúc bấy giờ. Đây là tiêu chuẩn khổ phần của Đảng và Nhà Nước quan tâm ưu tiên cấp phát cho mỗi người lính chúng tôi trên cung đường hành quân đi chiến trận. Thế mà ông thật bất nhân, ông thật tráo trở, ông thật nỡ lòng... Ông và hàng ngũ cán bộ khung đc trở ra miền Bắc thanh bình. Ông để lại mấy câu "đạo đức" ấy làm kỷ niệm cho 3 Đại đội Tân bình chúng tôi tiếp tục hành quân theo người giao liên vô chiến trường Quảng Trị, Thừa Thiên trăm ngàn thiếu thốn.

Đại úy Mẹo, tiểu đoàn trưởng 634 khung huấn luyện tân binh E 2 Hải Hưng người Quảng Ngãi, giờ ông nghĩ sao?.

Trạm một ngàn linh một

Sau bao ngày băng rừng, lội suối gian nan và vất vả chúng tôi đã hành quân tới chân đèo Một Ngàn Linh Một. Tại đây chúng tôi đc nghỉ 2 ngày tắm giặt. Và cũng là để lấy sức khỏe ngày sau vượt đèo.

hinh-anh-1660185183.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Một Ngàn Linh Một là quả núi cao nhất, dốc nhất, nguy hiểm nhất trong dẫy núi Trường Sơn. Chúng tôi ì ạch mang vác Balô súng đạn đè nặng trên vai. Chúng tôi thận trọng từng bước đi khẩn trương nhưng vững chắc. Đoạn đường đèo Một Ngàn Linh Một nào có dài mấy đâu, vậy mà chúng tôi phải nghỉ giải lao có tới chục lần. Tôi mệt lả người, tưởng chừng như muốn đứt hơi thở. Nhưng cũng đành phải chịu vậy thôi vì không biết làm thế nào đc ngoài câu nói "Cố gắng".

Ở đây mây mù bao phủ dưới chân, thật khác nào chúng tôi đi trên mây trời vậy. Hoa phong lan thì nhiều lắm. Những khóm phong lan bắt mắt muôn mầu, muôn sắc mới lạ nhưng vì quá mệt mỏi nên tôi cũng chẳng còn thiết tha cảm nhận. Thi thoảng nghe tiếng thú rừng hú hí với nhau bằng ngôn ngữ tôi không thể nào hiểu nổi. Chắc chúng mách bảo nhau rằng: Chúng tôi là loài thú lạ mới xuất hiện trên hành tinh này. "Loài thú" đang đổ bộ xâm lăng vương quốc của chúng nó chăng?

Bỗng tôi nghe phía trc truyền tin: "Tới nơi rồi, giải lao 30 phút". Ồ tới nơi thật rồi, tôi thích quá, tới nơi thật sự rồi. Tôi tươi cười hạ Balô, vươn vai thở phào nhẹ nhõm... Rồi tôi cũng ngạc nhiên: "Ồ cái gì kia mà tập hợp cười nói ôn ào đông vui thế nhỉ". Tụi lính tân binh chúng tôi ùa tới xem... Thì ra mấy anh cựu binh ở chiến trường ra cũng giải lao ở trên đỉnh núi này. Các anh phải chờ chúng tôi đi lên các anh mới có đường đi xuống.

Mấy anh cựu binh vui tính quá. Các anh dở ra một bọc tranh khỏa thân. Đủ các kiểu hình phụ nữ trần truồng... Ngày ấy tôi cũng như các bạn đồng ngũ còn rất trẻ. Tuổi đời 18, 19 chưa đến 20. Thú thật đây là lần đầu tiên trong đời tôi đc nhìn thân thể người phụ nữ nó như thế nào... Dẫu nó cũng chỉ là những bức tranh, là những vật vô tri, vô giác, nhưng xem ra cũng thấy có hồn... Làm tụi tôi cũng nóng ran đỏ bừng đôi má, đôi tai. Đây là những bức tranh tâm lý chiến của tụi Mỹ du nhập vào miền Nam. Mà các anh cựu binh nhặt được trong các BaLô lính VNCH bỏ chạy trên đồn bốt. Lính tráng tụi tôi ngày xưa tuy gian khổ nhưng nhiều khi cũng hồn nhiên. Nhiều khi cũng vô tư như thế đấy.

Đoạn kết

Đỉnh Một Ngàn Linh Một rộng lớn và bằng phẳng. Có thể làm sân bay cho hàng chục chiếc Trục Thăng rất lý tưởng. Ở đây có nhiều cây cổ thụ ngàn năm tuổi. To lớn lắm. Cao lớn lắm. Chắc đường kính cũng có tới 3 hoặc 4 mét. Đặc biệt cây nào cũng đc khác họ tên, quê quán các Anh từng qua đây. Những câu chữ trên thân cây tưởng chừng là đơn giản, nhưng đó chính là thế hiên: Niềm tự hào của các anh trong cuộc hành trình chinh phục đỉnh Một Ngàn Linh Một. Niềm tự hào của các anh trong cuộc k/c chống Mỹ cứu nước:

Xẻ dọc Trường sơn đi cứu nước

Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Chuyện Làng Quê