link tải gowin99 mới nhất

 Hoa Tết dưới cái nhìn khách quan

Xin nói ngay, nhìn bức ảnh dưới đây, ai cũng cảm nhận được sự vất vả của người nông dân. Họ là người trực tiếp tạo ra sản phẩm, cung cấp hoa Tết, để người dân ai có nhu cầu thì mua về dùng.

dt1agh1-1707399713.jpg

Ảnh do tác giả sưu tầm.

 

Nhưng cũng nói luôn, thật sự là ngành nghề nào cũng vất vả cả. Kiếm được đồng tiền thật khó khăn. Nhiều khi đổ cả máu, vậy mà lợi nhuận không có, hoặc dưới âm.

Người trồng hoa thường bán tại vườn, qua thương lái hoa mới tới tay người tiêu dùng. Mặt hàng nào chả như vậy. Giá cả bán ra cho người dân thế nào, là do thương lái quyết định.

Cơ chế thị trường, buôn bán phải có lời, dĩ nhiên là thế rồi. Người bán hoa cũng cực, ăn ngủ tại chỗ, mấy ngày đêm liền, trông coi bạt ngàn là hoa.

Cung luôn vượt cầu. Nói thật, nếu dân thương tình mua nhiều ủng hộ, thì ngay lập tức, xe tải sẽ chở thêm ùn ùn kéo tới, chất la liệt ở chợ hoa. Dư thừa là hiển nhiên.

Thương hay không thương, ủng hộ hay không ủng hộ, thật khó nói, vì khá nhạy cảm. Nếu buôn bán có tâm, lời ít thôi, thì tự khắc mọi việc sẽ hanh thông, và cũng chẳng có bài viết này.

Nhà vườn nên cân đối cung cầu, năm nào cũng dư quá nhiều hoa. Thương lái nên lấy vừa đủ bán, không thổi giá với người mua, thì sẽ không còn cảnh dở khóc dở cuời.

Bao nhiêu năm rồi, có vẻ như hoa tết vẫn y như cũ, không rút kinh nghiệm.

Quê tôi, rồi quê vợ tôi, đều là nông thôn, nên tôi hiểu cái vất vả của nông dân. Bây giờ chúng tôi sống ở thành thị, không làm nông dân nữa, chuyển qua làm công nhân, vất vả cũng chẳng kém. Năm nào đi mua hoa, cũng đắn đo lưỡng lự. Cuối cùng mua chậu Mai bé tý, cho có không khí tết. Vì điều kiện tôi chỉ được có vậy. Tôi nghĩ anh chị tôi ở quê không trách móc tôi vì chuyện này.

Kiểu buôn bán hoa tết tự phát nên không quy củ, gây ra mệt mỏi cho tất cả, từ nông dân, thương lái, đến người mua. Nghĩ cho cùng, là do chúng ta cả thôi. Ai cũng có lý lẽ riêng của mình. Nên tìm cách tháo gỡ, thì hay hơn là hờn dỗi, trách móc nhau, xem ai đúng ai sai...

 NTV 

Chuyện làng quê