Theo đuổi trường phái mỹ thuật hiện thực và trừu tượng, hoạ sĩ Chu Tá Đà - người con xứ nhãn Hưng Yên đã chọn cho mình một lối đi riêng, đó là: muốn được vẽ và dạy vẽ cho các em nhỏ ở quê nhà nhiều hơn, thay vì chạy theo những hoài bão như một số hoạ sĩ đương đại.
“Hào quang” nghề giáo viên mỹ thuật
Thoạt nhìn gương mặt và dáng vẻ của Chu Tá Đà thì không ai nghĩ anh là một họa sĩ. Với vầng trán cao, gương mặt phúc hậu, mái đầu ít tóc, khiến người nhìn liên tưởng ngay đến một Nhà nghiên cứu khoa học nào đó. Nhưng không, anh đích thị là một họa sĩ.
Hoạ sĩ Chu Tá Đà sinh năm 1977 tại thôn Chiều Đông, xã Vĩnh Khúc (Văn Giang - Hưng Yên) với bố là quân nhân, mẹ là nông dân. Mặc dù gia đình không ai theo hội hoạ, nhưng cậu bé Đà thuở nào đã sớm bộc lộ năng khiếu và niềm đam mê mỹ thuật cháy bỏng của mình. Hồi còn đi học, ngoài và sau mỗi giờ học trên lớp Tá Đà đều đem giấy vở ra vẽ một cách say sưa. Không dừng lại ở đấy, cậu bé ấy còn dành tiền để mua những cuốn truyện tranh về đọc, rồi vẽ lại nhân vật trong đó. Theo năm tháng, tình yêu hội hoạ cứ thế lớn dần trong anh.
Năm 1996 Chu Tá Đà thi đỗ Cao đẳng Sư phạm Nhạc Hoạ Trung ương, nay là Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, nhưng anh học tại Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, vì lúc đó hai trường liên kết đào tạo. Với tài năng và sự năng nổ của mình trong mọi hoạt động của nhà trường, cái tên Chu Tá Đà được nhiều bạn bè, thầy cô biết đến và hết mực yêu thương. Gia đình và họ hàng vô cùng tự hào về anh. Tuy nhiên, để có được niềm vinh dự đó, là chuỗi ngày kiên trì, nỗ lực cố gắng theo đuổi tình yêu hội hoạ một cách nghiêm túc và bền bỉ của Tá Đà trong suốt 12 năm học.
Anh chia sẻ: “12 năm học trôi qua, niềm đam mê mỹ thuật trong tôi chưa bao giờ nguội lạnh. Thời điểm đó, tôi khao khát trở thành một hoạ sĩ trong tương lai và không ngừng cố gắng để thực hiện hoá ước mơ của mình. Tôi đã phải đạp xe ra tận Hà Nội để ôn thi. Sáng đạp đi, tối đạp về, trong vòng 11 ngày, mỗi ngày gần 100km. Và rồi những nỗ lực đó của tôi đã được đền đáp. Tôi thi đỗ Cao đẳng Sư Phạm Nhạc Hoạ Trung ương!… Thời bấy giờ, trường này mới chỉ có hệ Cao đẳng, chưa có Đại học như nay. Ấy vậy, mà tỷ lệ chọi đã là 1/25. Tôi thấy, mình thật may mắn!.”
Năm 1999, Chu Tá Đà tốt nghiệp và công tác tại Nha Trang. Được một năm, anh chuyển xuống TP. Hồ Chí Minh, rồi về Đà Lạt - Lâm Đồng. Cơ duyên anh quen vợ và kết hôn trong đó. Anh dạy mỹ thuật cấp 2, còn chị vợ dạy cấp 1. Năm 2006, Chu Tá Đà vinh dự được nhận danh hiệu Giáo viên tài năng tỉnh Lâm Đồng; nhiều năm liền được nhận giấy khen Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; cấp huyện; Bí thư chi đoàn giỏi;… Dù rằng, cả hai vợ chồng anh đều có những thành tích nổi bật trong giảng dạy. Tuy nhiên, nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương vẫn luôn thường trực và đau đáu trong anh. Năm 2010, vợ chồng anh quyết định chuyển công tác về quê và vẫn tiếp tục công việc giảng dạy. Vợ anh dạy trường xã, còn anh dạy tại Gia Lâm - Hà Nội. Năm 2014, sau rất nhiều lần đấu tranh tư trưởng, anh đã đưa ra một quyết định táo bạo, đó là: xin nghỉ dạy để tập trung vào sự nghiệp hoạ sĩ của mình. “Có lẽ, đấy chính là bước ngoặt lớn nhất của cuộc đời tôi đến thời điểm hiện tại!” Anh nói.
Vẽ và dạy vẽ nhiều hơn
Mỹ thuật hiện thực và trừu tượng, là hai trường phái mà hoạ sĩ Chu Tá Đà theo đuổi. Anh yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp phong cảnh làng quê, núi rừng, cỏ cây, hoa lá, con vật… yêu sự đơn giản, chân thật của người dân nông thôn, vùng cao. Anh tái hiện tất thảy điều đó vào trong những bức hoạ của mình - Đây là cách để hoạ sĩ Chu Tá Đà thể hiện tình yêu và sự trân trọng của mình với đất nước, con người và thiên nhiên tươi đẹp. Cỏ cây, hoa lá trong tranh của Chu Tá Đà không chỉ có sắc, mà còn có hương - Thứ hương tạo cho người thưởng thanh một cảm giác nhẹ nhàng và thuần khiết đến lạ kỳ. Anh yêu hoa sen - loài hoa mang đến cho người xem cảm giác thanh tịnh, tinh khiết và cao quý. Sen cũng là hình ảnh tượng trưng cho sự giác ngộ và giải thoát trong đạo Phật. Anh cũng yêu hoa bưởi - biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng và may mắn trong văn hoá Á Đông. Hoa bưởi mang đến sự cân bằng và hài hoà cho không gian sống, sự tinh tế, thanh lịch, trang nhã.
“Tôi yêu thiên nhiên, đó là nguồn cảm hứng vô tận đối với tôi. Tháng Một, tháng Hai mùa xuân thì tôi tìm đến đào, mai. Tháng Ba là hoa bưởi, tháng Tư hoa loa kèn và tháng Năm là sen,… Tôi lấy cảm hứng theo mùa. Tháng nào không vẽ, tôi thấy mình có lỗi với thiên nhiên.” Chu Tá Đà bộc bạch.
Năm 2021, bức “Thu (vợ)” và “Tiếng khèn Mông” của Chu Tá Đà đã được chọn tham dự triển lãm tại Hưng Yên. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên hoạt động trên đã hoãn lại. Là người có lối sống bình dị và kín tiếng trong giới nghệ thuật, nhưng tranh của Chu Tá Đà có mặt hầu hết tại các Phòng trưng bày nghệ thuật đương đại - Gallery.
Để trở thành một hoạ sĩ giỏi ngoài tài năng và kiến thức về nghệ thuật, thì đòi hỏi người hoạ sĩ phải có niềm đam mê, khả năng sáng tạo, học hỏi, sự tỉ mỉ, chính xác và đặc biệt là phải kiên trì. Nghệ thuật không dễ gọi tên, cách gọi, cách đặt là do người vẽ, người thưởng tranh. Để cho ra một tác phẩm đẹp, đòi hỏi người hoạ sỹ phải biết mình muốn vẽ gì. Tâm người hoạ sĩ phải đẹp, phải sáng, phải nghiêm túc, coi tác phẩm như “đứa con đẻ” của mình, phải trăn trở, “ăn - thức - ngủ” cùng với nó.
“Tôi đã từng treo tranh lên, rồi phải hạ xuống vì thấy chưa ưng. Với tôi, thì tác phẩm như một cái cây, muốn nó tươi tốt thì phải bới sâu, bắt sâu cho nó. Nhiều khi vợ tôi nói tôi hâm hâm. Tôi yêu cái hâm, cái dị trong con người mình: suy nghĩ dị, tác phẩm dị. Có lẽ, đó là cái chất của một người hoạ sĩ cần phải có. Tôi tự hào về con đường mà mình đã chọn, tự hào khi được học và làm mỹ thuật.” - Chu Tá Đà vui vẻ chia sẻ.
Ngoài vẽ tranh, Chu Tá Đà còn thử sức ở lĩnh vực mỹ thuật khác, như: điêu khắc tượng, đắp vẽ tranh tường, phù điêu,… Tượng của anh có chất liệu bằng xi măng, Composite, thạch cao và được mọi người đánh giá cao về chất lượng, cũng như giá trị nghệ thuật.
Anh tiếp tục tâm sự: “Có thời điểm tôi quá bận bịu với công việc đắp vẽ mỹ thuật của mình. Thế nên, việc vợ không thấy mặt chồng, con không thấy mặt cha vài tháng trời là có. Giờ thì tôi ở bên gia đình nhiều hơn và cũng muốn dành thời gian để vẽ và dạy vẽ cho các em nhỏ nhiều hơn.”
Sẵn có “máu nghệ thuật” trong người, Chu Tá Đà cũng cho thấy anh là một người yêu viết lách. Với cách hành văn giản dị, câu từ mộc mạc, anh đã chia sẻ rất nhiều điều thú vị trên mạng gowin99 , đó có thể là những cũng đường mà anh từng đi qua, hay một cảnh đời nào đó mà anh bắt gặp. Đặc biệt, để cổ vũ phong trào phòng chống dịch bệnh Covid-19, anh đã gửi đến độc giả một tác phẩm thơ, có nhan đề: “Mẹ là chiến sỹ nơi tuyến đầu” - Tác phẩm đã được phổ nhạc thành bài hát.
Mong muốn trẻ em tại vùng quê nơi anh sống, có một môi trường vui chơi giải trí lành mạnh, tránh xa những tệ nạn gowin99 , cùng những trò chơi vô bổ đánh mất đi tuổi thơ đẹp đẽ của các em, hoạ sỹ Chu Tá Đà đã mở lớp dạy vẽ - nơi mà các em nhỏ đam mê mỹ thuật như anh trước kia, có điều kiện phát triển tài năng của mình. Theo hoạ sĩ Chu Tá Đà, thì học vẽ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em: giúp trẻ tập trung vào việc tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp và độc đáo, thay vì dành thời gian cho các hoạt động không ý nghĩa; giúp trẻ phát triển kỹ năng tư duy; khả năng quan sát và tập trung; trẻ sẽ trở nên tự tin và sáng tạo hơn trong cuộc sống. Hơn nữa, việc học vẽ cũng giúp giảm thiểu những áp lực học tập cho trẻ, tính cách của trẻ cũng vì thế mà trở nên hiền hoà, góc nhìn tích cực, biết trân trọng và yêu thương thiên nhiên, quê hương đất nước và con người.
“Vậy là cái duyên với nghề giáo vẫn ở lại với tôi. Hiện tại, lớp vẽ của tôi có khoảng 20 cháu, từ 5 tuổi đến các cháu ôn thi đại học, thậm chí cả người đi làm. Một tuần tôi dạy 2 buổi, vào chiều thứ 5 và chiều Chủ nhật. Ngoài cơ sở tại nhà, tôi còn có cơ sở 2 tại xã Xuân Quan (Văn Giang – Hưng Yên). Học trò của tôi chủ yếu là con, cháu của bạn bè, người thân gửi đến nhờ tôi kèm cặp. Có rất nhiều cháu có năng khiếu và cũng có cháu tự kỷ gia đình gửi đến, được vẽ và tiếp xúc với bạn bè, một thời gian lại vui vẻ, hoà đồng như các bạn bình thường khác. Hay cũng có cháu rất ngỗ ngược, đến đây học vẽ dần mát tính, nghe lời bố mẹ, thầy cô hơn.” - Hoạ sĩ Chu Tá Đà chia sẻ.
Với hình thức dạy học mới lạ, sáng tạo, không rập khuôn của anh đã tạo nên sự hứng thú cho học trò, từ đó khơi dậy năng khiếu và niềm đam mê mỹ thuật bên trong các em. Dựa vào trình độ mỹ thuật và lứa tuổi từng trò, mà anh đưa ra cách dạy sao cho phù hợp nhất. Các em vừa được học, vừa được chơi, không bị áp lực và được tự do sáng tạo, thể hiện ý tưởng của bản thân. Ngoài vẽ lên giấy, lên vải, thì thầy giáo Chu Tá Đà còn cho học trò vẽ lên đá sỏi, đá cuội, và nhiều hình thức mới lạ khác. Những tác phẩm đó được các em mang về nhà trưng bày tại phòng khách, phòng ngủ hoặc góc học tập. Từ những thành quả mỹ thuật của mình, giúp các em bớt đi áp lực trong học tập, tự tin, dám khẳng định bản thân và theo đuổi ước mơ của mình.
Anh tâm sự tiếp: “Được dạy vẽ cho các cháu tôi thấy tâm hồn mình trẻ lại, hồn nhiên, vô tư và tràn đầy năng lượng. Tôi thấy cuộc sống này tồn tại rất nhiều điều tích cực và chúng ta có thể tìm thấy niềm vui trong những điều đơn giản nhất. Tôi vẫn khuyên các cháu phải chịu khó học các môn văn hoá, tránh xa những trò chơi vô bổ. Sau giờ học văn hoá, nếu căng thẳng thì mới mang giấy ra vẽ, tránh ảnh hưởng đến các môn khác.”
Số đông các hoạ sĩ thường rất đam mê và tự hào về những tác phẩm hội hoạ của mình. Họ dành nhiều thời gian và công sức để tạo ra những tác phẩm đó và thường cảm thấy hài lòng khi nhìn lại những gì mình tạo ra. Tuy nhiên, vẫn có một số hoạ sĩ thường cảm thấy không hài lòng với tác phẩm của mình và luôn cố gắng hoàn thiện nó - Hoạ sĩ Chu Tá Đà thuộc số ít đó. Với tình yêu và niềm đam mê mỹ thuật mãnh liệt của mình sẽ giúp anh tiếp tục sáng tạo, “cháy” hết mình với nghệ thuật, điểm tô cho những hoài bão, ước mơ - “bức tranh cuộc đời “của những đứa trẻ tại miền quê yên bình, tươi đẹp nơi anh đang sống.
Tác phẩm thơ “Mẹ là chiến sỹ nơi tuyến đầu” của Chu Tá Đà được phổ nhạc thành bài hát.