Tình yêu thiên nhiên, đất nước của Bác đã được thể hiện thành những việc làm rất cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ, giữ gìn tài sản vô giá của quốc gia, dân tộc. Là một trong những lãnh tụ đi tiên phong trong vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái, chú ý đến việc trồng cây, gây rừng, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trước lúc đi xa, Bác cũng không quên nhắc nhở nhân dân ta phải tiếp tục công việc trồng cây gây rừng. Với Bác, trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần, mà còn có ý nghĩa sâu sắc là giáo dục đạo đức lao động cho nhân dân, đặc biệt là giáo dục ý thức cho con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Và cũng từ phong trào Tết Trồng cây do Bác Hồ phát động, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm bằng những việc làm thiết thực để động viên đông đảo các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, nghệ nhân, doanh nhân, chủ nhà vườn trên cả nước đã tạo ra những không gian gowin99 mới trên mọi miền đất nước, góp phần trong việc nuôi trồng cây để tạo cảnh quan môi trường, sinh thái cũng như xây dựng nông thôn mới ngày một phát triển, đúng như mong đợi của Bác.
Ngày 05/04/2021 vừa qua, Thủ tướng Chỉnh phủ chính thức thông qua Đề án trồng mới một tỷ cây xanh trong giai đôạn (2021 – 2025) với mục tiêu Phát huy truyền thống trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, đưa việc trồng cây xanh thực sự trở thành phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả của các cấp, các ngành, trong từng khu dân cư với sự tham gia tích cực của mọi người dân, tránh thực hiện phô trương, hình thức; là hành động thiết thực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nghề trồng Hoa Cây cảnh ở Việt Nam có lịch sử phát triển 800 năm. Các nguồn sử liệu khẳng định Thái úy Tô Trung Tự đã đến Làng Vị Khê (xã Điền Xá, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) từ năm 1211 và truyền dạy cho dân làng nghề trồng Hoa Cây cảnh. Dù trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng nghề trồng Hoa Cây cảnh ở nơi đây vẫn trụ vững và ngày càng phát triển. Trong lịch sử phát triển của mình, những người con của quê hương Điền Xá đã toả đi khắp mọi miền Đất nước mang theo hương danh làng nghề Vị Khê đi khắp các vùng miền và sáng cả nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, nghề trồng Hoa Cây cảnh phát triển mạnh sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hai miền thống nhất tới nay.
Tiếp nối những giá trị từ phong trào tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng phát triển Sinh Vật Cảnh, Hoa Cây cảnh thành một ngành kinh tế sinh thái gắn với mục tiêu bào vệ môi trường, ứng phó với biển đổi khí hậu, góp phần xây dựng nông thôn mới, Đô thị văn minh và phù hợp với Nghị quyết của Đảng về vấn đề Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn. Ngày 03/09/1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án phát triển rau, hoa quả giai đoạn 1999-2010. Ngày 08/06/2004, Thủ tướng Chính phủ cũng có chỉ đạo về phát triển sinh vật cảnh trở thành ngành kinh tế sinh thái. Năm 2009, Thường trực Ban bí thư Trung ương Đảng có chỉ đạo về phát triển sinh vật cảnh thành ngành kinh tế sinh thái giá trị cao. Ngày 12.04.2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ - CP, trong đó chính thức xác định hoạt động sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh trong đó có Hoa Cây cảnh đã trở thành một trong 7 ngành nghề phát triển nông thôn.
Tại Hội nghị Sơ kết 02 năm Thực hiện Nghị định 52 của Chính phủ diễn ra vào ngày 23/11/2020, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường khẳng định: Nghị định 52 đã đề cập rất rõ 7 nhóm nghề lớn ở khu vực nông thôn, qua đó khơi dậy hết tiềm năng kinh tế ở nông thôn, đặc biệt là nghề sinh vật cảnh đã phát huy các giá trị môi trường, thời đại, gowin99 ...Sinh Vật Cảnh không chỉ còn là thú chơi là nghề trang trí nữa là thực sự trở thành nghề làm giàu cho quê hương đất nước, Sinh Vật Cảnh đã góp phần thay đổi diện mạo của Nông thôn mới và Đô thị văn minh ở nước ta.
Bên cạnh các ưu thế là tạo cảnh quan môi trường, sinh thái thì ngành Hoa Cây cảnh còn có nhiều đóng góp tích cực trong kim ngạch xuất khẩu nhóm ngành Rau – Hoa – Quả hàng năm đạt trên 4 tỷ đô la Mỹ, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, đóng góp tích cực cho mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn và vùng nông nghiệp ven các đô thị. Đây cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy xây dựng nông thôn mới-đô thị văn minh. Những kết quả này có được nhờ sự nỗ lực của cộng đồng những người làm Sinh Vật Cảnh của cả nước nói chung, những người sản xuất, kinh doanh Hoa Cây cảnh nói riêng.
Cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, cuộc sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hoa, cây cảnh cũng tăng lên nhanh chóng. Từ đó mà nghề sản xuất kinh doanh sinh vật cảnh ngày càng phát triển, hàng trăm làng nghề trồng hoa, cây cảnh truyền thống được khôi phục, hình thành nhiều cơ sở chuyên sản xuất, kinh doanh các loại hoa, cây cảnh, chim , cá cảnh với nhiều loại sản phẩm giá trị cao hàng chục tỷ đồng và có xu hướng phát triển rộng với số lượng , chất lượng ngày càng cao, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế của đất nước. Đến nay cả nước có khoảng 35 nghìn ha tập trung chuyên canh hoa và cây cảnh, phân bổ đều ở cả hai miền. Mức tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị ha gấp ba lần, hình thành nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh đạt từ 800 triệu đồng đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm ở các vùng Lào Cai, Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định…
Chỉ tính riêng ở Hà Nội, có trên 6.000 ha chuyên canh hoa cây cảnh, 10 làng nghề truyền thống chuyên sản xuất hoa cây cảnh. Hà Nội cùng nhiều địa phương đã xác định một số sản phẩm hoa cây cảnh là sản phẩm chủ lực được khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển. Cụ thể Quyết định số 390/QĐ – UBND ngày 17/01/2019 của UBND thành phố Hà Nội đã xác định 04 loại hoa cây cảnh gồm: Hoa lan, hoa hồng, hoa lily, hoa đào. Đồng thời, Hà Nội cũng là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong việc thẩm định và công nhận 8 sản phẩm hoa lan là sản phẩm OCOP; xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu với điểm nhấn là Làng du lịch Sinh Vật Cảnh xã Hồng Vân, Thường Tín, Hà Nội; xây dựng Tuyến phố văn minh thương mại Sinh Vật Cảnh Vạn Phúc, Hà Đông; khuyến khích nhiều phong trào Sinh Vật Cảnh trong xây dựng Nông thôn mới …
Phát huy truyền thống tương thân tương ái và đạo lý “Uống nước nhớ nguồn. Ăn quả nhờ người trồng cây”, hoạt động thiện nguyện cộng đồng và lan tỏa những giá trị cuộc sống đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của những người làm công tác Sinh Vật Cảnh Việt Nam trong những năm vừa qua. Trong đó, không thể không kể kến những đóng góp nổi bật của Cộng đồng những người yêu hoa lan Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, cộng đồng những người yêu hoa lan đã đóng góp hơn 120 tỷ đồng cho hoạt động thiện nguyện cộng đồng và những dự án bảo tồn hoa lan, cây cảnh.
Vào những ngày tháng 4 lịch sử này, hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh của Chính phủ và Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ, Cộng đồng những người yêu hoa lan Việt Nam đã tích cực đồng hành cùng Quỹ Văn Hiến Việt Nam và Hội Khoa hoc Phát triển Nông thôn Việt Nam trong Chương trình VÌ MỘT VIỆT NAM XANH với nỗ lực sẽ đóng góp tối thiểu 100.000 cây xanh trong giai đoạn (2021 – 2025) và bảo tồn lan rừng bản địa tại một số khu di tích lịch sử, khu rừng đặc dụng.
Với những hoạt động thiện nguyện hướng về cộng đồng, kịp thời chung tay cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân trong việc phòng chống dịch Covid19 và hỗ trợ đồng bào miền Trung vượt qua thiên tai lũ lụt, Cộng động những người yêu hoa lan Toàn quốc đã được Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cùng các Bộ ban ngành, cùng chính quyền các cấp biểu dương ghi nhận. Cộng đồng người yêu hoa lan Việt Nam đã xây dựng những hình ảnh, nghĩa cử tốt đẹp giúp lan toả sự đoàn kết dân tộc và lòng nhân ái của người chơi hoa lan trong cộng đồng.
Sự phát triển sản xuất hoa, cây cảnh nói riêng và các sản phẩm sinh vật cảnh nói chung đã giải quyết việc làm cho hàng vạn hộ gia đình, đóng góp không nhỏ vào GDP của ngành nông nghiệp, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xây dựng nông thôn mới, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển sinh vật cảnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa hình thành khu vực sản xuất tập trung, chất lượng sản phẩm còn thấp, chưa có tính liên kết cao. Điều này dẫn đến tình trạng khó áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, chưa tạo sản phẩm có tính cạnh tranh cao, khó đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu với số lượng lớn, chưa thật sự góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch sản xuất nông nghiệp, nông thôn sang sản xuất nông nghiệp đô thị. Do đó cũng cần có sự quan tâm của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương. Cần có những cơ chế, chính sách cụ thể để khuyến khích đầu tư, phát triển ngành sinh vật cảnh gắn với phát triển du lịch sinh thái; bảo tồn và kiến tạo các không gian gowin99 , sinh thái; thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu các sản phẩm có giá trị kinh tế cao trở thành hàng hóa chủ lực trong nền kinh tế quốc gia./.