Danh nhân Chu Văn An sinh năm 1292, tên thật là Chu An, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Cuộc đời và sự nghiệp của ông gắn liền với việc dạy học ở 3 nơi: Quê hương Thanh Liệt (Thanh Trì), Văn Miếu - Quốc Tử Giám và huyện Chí Linh (tỉnh Hải Dương). Ngay từ nhỏ ông đã nổi tiếng là người cương trực, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, có kiến thức sâu rộng, ngay thẳng và được mọi người kính phục, nể trọng.
Với tài năng xuất chúng, đức độ hơn người ông đã được vua Trần Minh Tông mời làm Tư nghiệp Quốc Tử Giám dạy thái tử và con các quan lại trong triều. Đến đời Trần Dụ Tông do vua ham thích vui chơi, trễ nải chính sự, ông dâng Thất trảm sớ xin chém bảy tên nịnh thần nhưng vua không nghe, nên ông đã từ quan về núi Phượng Hoàng (Chí Linh) dựng nhà dạy học, tìm cây thuốc chữa bệnh cho nhân dân và viết sách, làm thơ.
Ngày 26 tháng 11 năm Canh Tý ông mất tại đây, hưởng thọ 79 tuổi. Tưởng nhớ công lao to lớn, triều đình đã làm lễ tang, truy tặng tước công tước phẩm, xây dựng Đền, Miếu phụng thờ, tạc tượng, lập bia lưu danh muôn đời.
Nhân dịp này, Câu lạc bộ gowin99 Nghệ thuật Tài năng trẻ Đoàn Thị Điểm (Hưng Yên) đã cùng một số đại biểu đến dâng hương người thầy cương trực, tài năng và dâng lên Đền thờ bài thơ “Hiến dâng”, với mong muốn các thế hệ trẻ luôn tôn Sư trọng Đạo, biết ơn Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An mà không ngừng nỗ lực học hành, dâng hiến tài năng, tuổi trẻ xây dựng nước nhà…
Tham gia Lễ dâng hương cùng Đoàn CLB VHNT Tài năng trẻ Đoàn Thị Điểm có sự hiện diện của GS Sử học Lê Văn Lan; Nhạc sỹ, Nhà thơ Đoàn Bổng; Chủ nhiệm CLB và một số thành viên là trí thức, doanh nhân trẻ…
Tiếp đón Đoàn CLB và tiếp nhận cung tiến tác phẩm thơ “Hiến dâng” của tác giả Nguyễn Văn Khánh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ. Bài thơ với những con chữ dát vàng rất trang trọng đã được đóng khung gỗ, chữ được dát vàng rất trang trọng. Nội dung bài thơ ngắn gọn, thấm đậm ý nghĩa hai chữ “Hiến dâng”, thể hiện rõ mong muốn: vai trò trách nhiệm của người học trò, đại diện lớp tri thức có cống hiến tài năng để làm nên sự nghiệp non sông. Bài thơ này cũng góp phần khuấy động lòng yêu quê hương đất nước, yêu cuộc sống và đặc biệt là nhắn gửi thế hệ trẻ tiếp tục bồi đắp sự học để phát triển nền giáo dục và đất nước.
Ông Phan Văn Đức – Phó trưởng Ban Quản lý Di tích Chí Linh (Hải Dương) cho biết: “Tấm lòng thành kính dâng hương của CLB lên Đền thờ thầy giáo Chu Văn An là việc làm hết sức ý nghĩa, thể hiện rõ việc tôn Sư trọng Đạo, “Uống nước nhớ nguồn”. Nhân sự kiện lần này, chúng tôi cũng mong rằng, thời gian tới, GS Sử học Lê Văn Lan, Nhạc sỹ, Nhà thơ Đoàn Bổng và CLB VHNT Tài năng trẻ Đoàn Thị Điểm tiếp tục dành sự quan tâm đến Khu Di tích Đền thờ Chu Văn An, không ngừng đưa hình ảnh, tấm gương của Vạn thế Sư biểu lan tỏa rộng khắp hơn nữa, góp phần để Di tích ngày một phát triển…”
Nói về tấm lòng của Chủ nhiệm CLB kính dâng bài thơ lên Đền thờ, Nhạc sỹ, Nhà thơ Đoàn Bổng nhìn nhận: “Nguyễn Văn Khánh là người rất có tâm, luôn biết kính trọng, tôn trọng các bậc danh nhân, đặc biệt là Nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An. Bởi vậy, qua bài thơ của tác giả kính dâng lên Đền thờ, tôi đã đọc và nhận thấy rằng, tác giả Nguyễn Văn Khánh rất tôn trọng sự học. Và qua bài thơ của mình, tác giả muốn gửi gắm thông điệp tới thế hệ trẻ cần luôn luôn hướng tới, trau dồi việc học hành để khi Tổ quốc cần thì sẵn sàng hiến dâng sự hiểu biết, kiến thức của mình cho công cuộc xây dựng phát triển đất nước…”.