link tải gowin99 mới nhất

Hà Tĩnh: Ba sắc phong thời Nguyễn ở làng Hồng Thịnh (Lộc Hà)

Nhà giáo Lương y Phan Đình Quya, năm nay 80 tuổi, được coi như tiên chỉ của thôn Hồng Thịnh hiện nay, xưa kia gọi là làng Trung Thịnh, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (trước đây gọi là Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh cho biết còn lưu giữ 03 sắc phong thời Nguyễn, được viết bằng chữ Hán trên giấy lụa màu vàng do các đời Vua thời Nguyễn ban cho.
ch1ht1-1673796936.jpg
 

Nhắc nhở truyền thống phụng thờ người có công với nước

Nhà giáo Lương y Phan Đình Quya giới thiệu khu tưởng niệm Thành hoàng làng là Am thờ cụ Hoàng Cơ Thạch là “người có công bảo vệ chủ quyền đất nước”,, nơi còn cái giếng cổ quanh năm đầy nước trong veo. Tương truyền cái giếng này do cụ Tả Ao, nhà địa lý nổi tiếng người Việt đã đến đây lấy huyệt cho làng. Vì vậy dù hạn hán đến mấy trong vùng cạn nước, riêng giếng làng Trung Thịnh vẫn ăm ắp đầy. Nguồn nước ngọt từ giếng làng này đã hun đúc lưu giữ trong câu ca ví dặm của dân làng.

clh2as2d-1673797318.jpg

Hai ảnh trên:  Trang đầu và trang cuối sắc phong  thời Nguyễn cho làng Hồng Thịnh huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

 
 

 Để lưu giữ và lưu truyền muôn đời cho con cháu thờ phụng, năm 1996 làng Hồng Thịnh cử cụ Hoàng Văn Hải và anh Phan Đình Khôi đến Viện nghiên cứu Hán Nôm (Hà Nội) nhờ TS Cung Khắc Lược dịch 3 sắc phong từ chữ Hán sang Việt văn. Cung Khắc Lược nay ở độ tuổi U90. Ba sắc phong này đều do các vị vua triều Nguyễn truy tặng người có công với đất nước “đã cưa đứt cột đồng Mã Viện”. Sắc phong thứ nhất được Vua ban ngày 25 tháng 09 năm thứ sáu niên hiệu Thành Thái (1894). Sắc phong thứ 2 được Vua ban ngày 11 tháng 08 năm thứ 03, niên hiệu Duy Tân (1909) và sắc phong thứ 3 được Vua ban ngày 25 tháng 07 năm thứ 09 niên hiệu Khải Định (1922). Cả 3 sắc phong này đều được đóng dấu vuông màu đỏ bốn chữ “SẮC MỆNH CHI BẢO”. Nội dung các sắc phong này là: “Cho phép dân làng hàng năm được phụng thờ, để ghi nhớ sự kiện vui mừng của nước nhà mà thực hiện đầy đủ điển lễ phụng thờ hàng năm như người có công với nước”.

d3-ha-tinh-1673797638.jpg

Nhà giáo Lương y Phan Đình Quya

Sau khi có những sắc phong đó, người dân làng Hồng Thịnh đã huy động nhân dân đóng góp của, đóng góp công xây dựng ngôi đền khang trang to đẹp ngay giữa làng. Trong khuôn viên của đình làng thờ Thành Hoàng Làng vẫn còn tồn tại đến năm 1955 -1956. Trước điện thờ là ngôi nhà tường gạch gỗ lim, lợp ngói, mái cong. Cổng chính ra vào là bức ngũ lâu cao 02 tầng, trên cùng có treo tháp chuông đồng. Hai bên cổng ngũ lâu xây cao 01 tầng. Mỗi bên đều có cây đại cổ thụ quanh năm tỏa bóng mát. Trước Đình làng là cây phượng vỹ gốc to ba người ôm mới xuể, cây ngô đồng cùng tỏa mát cả mặt hồ rộng vài hec-ta. Cảnh làng yên bình thanh tịnh.

          Do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng những giá trị lịch sử về tinh thần dân tộc nên ngôi đền khang trang linh thiêng đã bị đập phá.

d4ht4-1673797840.jpg

Miếu thờ ông  Hoàng Cơ Thạch là thần Hoàng làng Hồng Thịnh, xã Thịnh Lộc (Can Lộc)  được dân làng xây dựng lại.

          Cùng với việc dịch 03 sắc phong nói trên, TS Cung Khắc Lược chuyên viên Viện Hán Nôm còn sưu tầm trong kho sách của Viện về: Bản Thần Tích (Chữ Hán) đề là:“Hà Tĩnh, Can Lộc huyện, Trung Thịnh thôn (nay là Hồng Thịnh), bản cảnh Thần Hoàng sự tích” do vị hương lão họ Trần viết vào tháng Giêng Thành Thái năm đầu 1889.

          Về cơ bản, thần tích cũng giống với truyền thuyết dân gian ở thôn Hồng Thịnh được dân làng lưu truyền đến ngày nay. Sự tích này được cố Giáo sư Nguyễn Đổng Chi đưa vào mẩu chuyện dân gian “ Người cưa đứt cột đồng Mã Viện” để đưa vào cuốn sách : “Truyền thuyết và cổ tích lịch sử” vào năm 1982. Câu chuyện cổ tích này được tóm lược như sau: “ Sau khi dẹp được cuộc khởi nghĩa của Hải Bà Trưng (năm thứ 42-43 sau Công Nguyên), Mã Viện tướng nhà Đông Hán, dựng cột đồng ở biên giới – tương truyền là trên ngọn Rú Rum (núi Rum – Lam Thanh). Cột đồng có khắc dòng chữ “ Đổng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gãy, đất Giao Chỉ diệt vong) làm cho dân Việt vô cùng căm giận.

d4ht5a-1673797905.jpg

Giếng cổ còn lưu giữ ở làng Hồng Thịnh, xã Thịnh Lộc, huyên Lộc Hà.

          Có đôi vợ chồng nhà kia hàng ngày lên núi hái cây cỏ về làm thuốc, sao chế đem ra chợ bán, chữa bệnh cứu người. Một hôm lên núi, họ thấy Cây cột đồng đáng nguyền rủa sừng sững giữa lưng đồi. Hôm sau họ mang theo lương thực, thực phẩm và cái cưa, cái búa lên núi. Hai vợ chồng quyết ra tay kéo đứt cột đồng mới thôi. Chẳng bao lâu, cây cột đồng bị cưa đứt và vứt xuống sông. Người dân trong vùng nghe câu chuyện đều cảm phục.

          Về sau, dân Châu Hoan nhớ công lao bèn lập đền thờ, tôn vợ chồng họ thành Thành Hoàng làng. Trong đền có thờ cả đôi quang gánh để nhắc đến nghề nghiệp cũ của Thần. Tương truyền, ngôi đền đó ở một xóm nhỏ bên bờ biển Đông, sau này là đất thuộc phường Trung Ca huyện Thiên Lộc”. Cho đến sau Cách mạng tháng Tám (năm 1945) ở thôn Trung Thịnh (tên mới của phường Trung Ca), nay thuộc thôn Hồng Thịnh, xã Thịnh Lộc huyện Can Lộc vẫn còn một ngôi đền thờ một vị có thần hiệu: “Dực bảo trung hưng Linh phũ bản cảnh Thành Hoàng linh ứng Đôn ngung tôn Thần”, là tổ sư nghề ca hát, nghề bốc thuốc và là người cưa đứt cột đồng Mã Viện.

          Về cơ bản, thần tích cũng giống với truyền thuyết dân gian trên, nhưng có một số chi tiết cụ thể hơn, đó là:

“Tương truyền đời Trưng nữ Vương ở Dung Sơn (Dung viết Dung + mộc = cây đa) TS Cung Khắc Lược phiên âm là “Rú Rung” (núi Rung) gần với âm “Rum”, có vật yểm. Mã Viện muốn hại dân nước Nam, thường lập cột đồng (như cột mốc cắm biên giới) tại các yếu địa. Đương thời ở thôn Trung Thịnh (nay là Hồng Thịnh) có chàng trai lực điền họ Hoàng tên Cơ Thạch, nhà nghèo, thân đơn chiếc nhưng tính tình vui vẻ, ham thích hát ca, ngày ngày chàng lên núi Dung Sơn, nơi bốn mùa cây cỏ tốt tươi, phong phú là kho thuốc quý, hái thuốc về trữ đầy cả gian nhà tranh, sao chế đóng gói, đưa ra chợ vừa bán vừa cho người nghèo để có tiền độ nhật.

          Một hôm lên núi, chàng thấy có vật lạ, về hỏi các cụ già, mới biết đó là cây cột đồng chôn để yểm trấn. Hôm sau chàng dậy sớm, mang theo cơm gạo, búa cưa, lên núi quyết phá cho được cái vật đáng nguyền rủa kia. Chàng hì hục cưa suốt từ sáng đến chiều, cây cột đổ. Dân hàng biết chuyện hết sức thán phục.”

Nghề bốc thuốc và ca hát ở làng Hồng Thịnh

          Trong làng có phường hát, chàng họ Hoàng cùng nhập hội, quanh năm vui vẻ hát hò và vẫn làm nghề bốc thuốc cứu người. Lúc về già chàng truyền nghề thuốc, nghề ca hát cho đám trai trẻ trong làng, nên ở đây rất nhiều người giỏi thuốc, giỏi hát.

          Nối nghiệp ông cả làng ai cũng biết ca hát và làm thuốc đem bán khắp trong vùng Nghệ - Tĩnh – Bình. Hiện nay, nghề thuốc của cụ có hàng trăm người theo. Trong làng đã lập Hội Đông y, có hơn 35 hội viên sinh hoạt. Hiện chỉ còn hơn 15 hội viên vẫn sinh hoạt bốc thuốc chữa bệnh. Điển hình có cụ Phan Đình Quya đã nghỉ hưu, cụ đã tham gia ủy viên Ban chấp hàng Đông y tỉnh, Chủ tịch Hội đông y huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Nhà giáo lương y Phan Đình Quya đã được Hội Đông y huyện, Trung ương Hội Đông y Việt Nam tặng bằng khen. Đặc biệt, vì có công trong ngành Đông y nên cụ Quya đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng Bằng khen (09-05-2016).

          Còn nghiệp đàn ca theo cụ trong làng những năm 1960 đã thành lập đoàn cải lương lấy tên “ Đoàn Hồng Hà”. Các hội viên tự sắm phông màn đạo cụ, y phục đi phục vụ khắp trong xã lên huyện. Tiếng hát át tiếng bom của đoàn Hồng Hà đã góp phần động viên phong trào kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

          Hiện nay trong làng nam thanh nữ tú hầu hết ai cũng hát hay đàn giỏi. Nhiều cuộc hội diễn văn nghệ được anh chị em tự sáng tác biểu diễn được Huyện và Tỉnh khen ngợi. Đặc biệt con em trong làng có hai người được học Nhạc Viện Hà Nội. Đó là ông Phan Thăng Long, con cụ Đồ Khóa và cháu Hoàng Anh Tú, cháu ngoại cụ Đồ Khóa. Ông Phan Thăng Long sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Long về công tác tại Ban văn nghệ Bộ đội phòng không không quân, sau đó ông chuyển về Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông có nhiều ca khúc để đời cho thế hệ trẻ. Trong đó có bài hát về “Mẹ”, bài “Nhớ thành phố hoa đào” hay bài “Lời yêu gửi Noọng” nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Bài hát “Từ Ra-đơ-lip đến Pác Bó” hoặc bài “Cánh chim tuổi thơ”. Bài “Cánh chim tuổi thơ” được hội âm nhạc xếp vào 1 trong 50 bài hát hay nhất dành cho thiếu nhi.

          Còn nghệ sĩ nhân dân đàn bầu Hoàng Anh Tú có nhiều đóng góp cho phong trào gowin99 văn nghệ ở Nhạc viện Hà Nội được bộ gowin99 tặng nhiều bằng khen, giấy khen. Con gái anh Tú hiện nối nghiệp cha, theo học ở trường Nhạc viện Hà Nội. cháu Hoàng Thái Phương có giọng ca vàng về điệu “hát xẩm” khá độc đáo, cháu Phương cũng là con gái nghệ sĩ Thanh Thanh Hiền.

          Tin vui từ làng Hồng Thịnh cho biết Xuân Qúy Mão năm nay dân làng vừa thành lập Đội văn nghệ nhằm khôi phục nghề ca hát và tiếp nối Đoàn cải lương Hồng Hà được thành lập từ những năm 60 của thế kỷ trước. Dân làng đang háo hức mua sắm loa đài, đạo cụ, nhằm phục vụ lễ dâng hương cụ Hoàng Cơ Thạch, tưởng nhớ tới công đức mà cụ truyền lại cho dân làng vào ngày 20 tháng Giêng tới.

          Ông già Hoàng Cơ Thạch không ốm đau, một hôm nằm ngủ thiếp đi và qua đời. Hôm ấy là ngày 20 tháng Giêng. Dân làng vô cùng thương tiếc. Hàng năm vào ngày này, dân làng làm Giỗ ông, rồi về sau dựng lên đền thờ để tỏ lòng tưởng nhớ công lao của ông. Khu đền thờ ông Hoàng Cơ Thạch được xây bằng gạch, đá khá uy nghi, tuy khu đền thờ xưa kia đã bị đập phá do sự thiếu hiểu biết và tôn trọng lịch sử, nhưng gần đây dân làng đã lập nên Khu tưởng niệm trên vùng đất công của làng để con cháu tiếp tục thờ phụng cụ. Hiện nay Am thờ cụ Hoàng Cơ Thạch đã được bà con xây tường bao, lát gạch trong sân sạch sẽ, để chuẩn bị đón xuân Qúy Mão 2023.

          Tết đến xuân về trên quê hương Thịnh Lộc Anh Hùng, trong đó dân làng Hồng Thịnh vui mừng khôn xiết khi di tích lịch sử đền làng được tôn tạo để con cháu thắp hương thờ phụng cụ Hoàng Cơ Thạch theo phong tục truyền thống đã bị mai một lâu nay. Cụ xứng đáng là người có công bảo vệ chủ quyền đất nước. Từ nay, “dân làng nhang khói phụng thờ” như sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn ban tặng.

P.Đ.K