link tải gowin99 mới nhất

Giáo sư Đào Duy Anh - Một mẫu mực về phương pháp nghiên cứu khoa học

Giáo sư Đào Duy Anh là một nhà sử học bậc thầy, chẳng những đã để lại cho nền sử học nước nhà một di sản đồ sộ và có giá trị về nhiều mặt mà còn để lại cho giới khoa học những mẫu mực về phương pháp nghiên cứu khoa học. Hầu như mỗi công trình của giáo sư đều in đậm dấu ấn của một học giả uyên bác, phong cách của một nhà khoa học chân chính. Để hiểu đầy đủ và sâu sắc giá trị những công trình của giáo sư Đào Duy Anh và từ đó đúc kết về phong cách nghiên cứu cũng như đóng góp của giáo sư trên phương diện phương pháp luận cũng như phương pháp nghiên cứu, nghĩa là hiểu toàn diện di sản khoa học Đào Duy Anh đòi hỏi phải có nhiều thời gian và công sức.

Bài viết này là thử nghiệm nhằm trình bày một số suy nghĩ bước đầu rút ra từ những trải nghiệm bản thân trong quá trình học tập về phương pháp nghiên cứu của Giáo sư. Điều đáng nói là mặc dù những trước tác phẩm của giáo sư đã ra đời cách đây hơn nửa thế kỷ và có nhiều nhận thức khoa học cụ thể nay đã thay đổi nhưng các phương pháp mà giáo sư đã sử dụng để nghiên cứu và biên soạn nên những công trình vẫn là những mẫu mực để các nhà nghiên cứu hậu thế đó noi theo.

Có thể nói những nguyên tắc rất căn bản của một công trình nghiên cứu sử học đã được giáo sư khẳng định rất sớm, ngay trong phần Tự ngôn cuốn sách Cổ sử Việt Nam, một cuốn sách được coi là “gối đầu giường” của những ai bắt tay vào nghiên cứu lịch sử Việt Nam Cổ-Trung đại, ở đó giáo sư đã nêu: “phải gắng sức xử lý thích đáng tất cả các tài liệu vụn vặt mà sử học cũ còn để lại, lấy ánh sáng cùa phương pháp lịch sử mới, phương pháp lịch sử duy vật và đứng trên lập trường cùa nhân dân để thuyết minh, đặng khôi phục cái thực tế sinh hoạt và đấu tranh của nhân dân ở thời viễn cổ, tìm ra nguồn gốc chân xác của dân tộc và văn hoá Việt Nam” [1].

Nói đây là một trong những nguyên tắc cơ bản của nghiên cứu lịch sử vì lịch sử là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ. Đó là thực thể khách quan, độc lập với ý thức con người, là đối tượng nghiên cứu của khoa học lịch sử (sử học). Để nhận thức được lịch sử, các nhà nghiên cứu trước hết phải tái hiện lại một cách chân xác các sự kiện rồi mới đánh giá ý nghĩa của nó và cuối cùng rút ra các quy luật của lịch sử. Mỗi sự kiện đều bao gồm ba yếu tố không thể thiếu là không gian (sự kiện diễn ra ở đâu), thời gian (sự kiện diễn ra khi nào) và diễn biến, trong đó nhân vật là linh hồn của sự kiện. Điều quan trọng mà bất cứ ai (kể cả những người yêu thích lịch sử đến các nhà sử học chuyên nghiệp) khi tham gia vào quá trình nghiên cứu lịch sử đểu phải ý thức được rằng những sự kiện được tái hiện không bao giờ trùng khít hoàn toàn với lịch sử. Đó chỉ là nhận thức lịch sử. Chính vì vậy mà để đi tìm chân lý khách quan của các sự kiện lịch sử luôn luôn là một quá trình không bao giờ có điểm dừng. Mọi nhận thức khoa học đạt được đều chỉ là tương đối, là tiệm cận chân lý (Asymptotic truth) mà thôi. Chính vì vậy mà sự khác biệt ý kiến về một sự kiện hay một nhân vật lịch sử nào đó là hiện tượng bình thường, hợp với quy luật nhận thức. Tuy nhiên, điều quan trọng là thái độ và phương pháp xử lý hiện tượng đó phải đảm bảo các chuẩn mực của khoa học lịch sử. Trước tiên đó là việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử một cách khách quan, khoa học. Đối với nhân vật Công chúa Phương Dung để có được nhận thức đầy đủ hơn cũng cần được xem xét từ góc độ khoa học lịch sử.

Căn cứ quan trọng giúp các nhà nghiên cứu phục dựng (restoration) sự kiện lịch sử là tư liệu. Thông thường sự kiện lịch sử qua đi đều để lại dấu vết dưới rất nhiều dạng thức. Phổ biến nhất và hay được người đời sau đồng nhất với sự thật lịch sử là ghi chép của người đương thời (hoặc thuật lại sau đó không lâu) trong các bộ sử biên niên. Nhưng ngay cả những ghi chép trong biên niên sử cũng cần được đối chiếu, xác minh qua các nguồn tư liệu khác và lượng định mức độ tin cậy. Thao tác này nhà nghiên cứu gọi là phê phán sử liệu. Thông tin chỉ đáng tin cậy khi được kiểm chứng và không chứa đựng những mâu thuẫn hoặc những chi tiết phi lý. Đối với lịch sử Việt Nam thời kỳ cổ – trung đại, loại tài liệu này không có nhiều. Trước hết là vì sau khi lập quốc chưa lâu, người Việt chưa tạo ra được một hệ thống chữ viết hoàn chỉnh thì bị mất chủ quyền. Cùng với chính sách đồng hóa ráo riết, các chính quyền đô hộ phương Bắc luôn tìm cách xóa đi ký ức lịch sử của người dân về một thời dựng nước của các vua Hùng, về các cuộc nổi dậy chống ách cai trị của ngoại bang. Những sự kiện lớn của thời kỳ này chỉ được ghi chép sơ lược, tản mạn và nhiều khi sai lệch trong các thư tịch cổ Trung Hoa. Vì vậy việc tái hiện lại lịch sử thời kỳ này là vô cùng khó khăn.

Ngoài các tài liệu thành văn, di tồn các sự kiện lịch sử còn hiện diện trong các di tích, hiện vật, những dấu vết vật chất còn lại. Chẳng hạn như các loại vũ khí, vật dụng quân sự… cho chúng ta hình dung khá chân xác về các sự kiện liên quan tới chiến tranh hay những vật dụng hàng ngày như: bát, chén, dụng cụ lao động… giúp người đời sau hiểu được sinh hoạt của cư dân một thời kỳ lịch sử trước đó. Về loại tư liệu này hiện vật khảo cổ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Với sự phát triển của khảo cổ học và tiến bộ của khoa học kỹ thuật nói chung, ngày càng có thêm nhiều phương pháp tiên tiến cho việc giám định các hiện vật. Chẳng hạn chỉ với một mẩu gỗ ta có thể dùng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ carbon C14 để xác định được niên đại tuyệt đối của hiện vật, hay sử dụng kính hiển vi điện tử có thể phân tích bào tử phấn hoa (được bảo tồn trong lòng đất dưới dạng phân tử) để biết người xưa đã trồng loại cây gì… Các nhà khoa học đã phục dựng lại thời Hùng Vương chủ yếu đã dựa vào các tài liệu khảo cổ học.

Cùng với những tư liệu tồn tại dưới dạng vật thể như văn bản (các bộ sử cổ) hay các chứng cứ vật chất còn sót lại, lịch sử, nhất là những sự kiện lớn, thường in sâu vào ký ức của những người chứng kiến (chứng nhân lịch sử) rồi được truyền lại đời sau bằng con đường truyền khẩu, rồi được cố định dưới hình thức truyền thuyết dân gian, huyền thoại, giai thoại, truyện cổ tích… Rất nhiều sự kiện lịch sử Việt Nam, nhất là về những thời kỳ hiếm hoi hoặc không có tư liệu thành văn, các tư liệu dạng này đóng vai trò quan trọng. Khi nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng các nhà sử học đã phải dựa rất nhiều vào các truyền thuyết, thần phả, thần tích và ký ức dân gian gắn với các nơi thờ phụng.

Tuy nhiên do tính chính xác không cao, những tư liệu truyền miệng chủ yếu được sử dụng như những gợi ý và nhất thiết cần phải đối chiếu xác minh và chỉ ra những chi tiết phi lý, phi lịch sử. Truyền thuyết thường có cốt lõi lịch sử, nhưng là sáng tác dân gian nên cùng với thời gian và ở các địa phương khác nhau thường được thêm thắt, bớt xén hoặc thậm chí còn tạo ra những câu chuyện ly kỳ để làm tăng thêm sự huyền bí và linh thiêng của câu chuyện. Đó là lý do vì sao loại tư liệu này có nhiều dị bản. Đặc biệt những câu chuyện này còn được chuyển vào các loại băn bản phục vụ nhu cầu thờ cúng như sắc phong, thần phả, thần tích… liên quan đến nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng. Mặc dù nhiều thần tích ghi rõ niên đại, tên họ người soạn, nhưng việc xử lý các văn này như một tư liệu lịch sử cũng cần hết sức thận trọng. Đối với các nhà sử học việc sử dụng thông tin trong các tư liệu dạng này không thể đồng nhất với các các sự kiện được chép trong biên niên sử.

Có thể nói nguyên tắc này được quán triệt trong mọi tác phấrn của giáo sư Đào Duy Anh. Nó tương chừng như đơn giản, nhưng trên thực tế cho đến tận hôm nay không phải tất cả những ai nghiên cứu lịch sử đểu đã nhặn thửc đầy đủ. Lịch sử là tất cả những gì dã diễn ra. Nhiệm vụ của khoa học lịch sử là phải phát hiện những quy luật vặn động và phát triển của các cộng đồng người trong quá khứ góp phần xây dựng căn cứ khoa học cho việc lý giải hiện tại và hoạch định tương lai. Muốn vậy trước hết phải tái hiện lại lịch sử một cách khách quan sao cho gần nhất với những gì đã diễn ra. Điểu quan trọng là Giáo sư Đào Duy Anh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của “cái thực tế sinh hoạt và đấu tranh của nhân dân”. Đã có một thời gian dài sử học Viột Nam ít chủ ý đến đời sống kinh tô - xả hội khiến cho nhặn thức lịch sử dân tộc bị thiên về các sự kiện chính trị và quân sự. Di ảnh cùa quá khứ chỉ còn lại từng mảng mẩu trong các tư liệu không phải lúc nào củng chân xác nên việc thu thập tất cả những tư liệu có thế có được, dù là "vụn vặt" để rồi “xử lý thích đáng" là một nguyên tắc mà giới sử học luôn phải coi là nền tảng cho mỗi công trình nghiên cứu. Vậy mà việc chọn tư liệu cho phù hợp với ý kiến chủ quan của mình hoặc để minh hoạ cho một luận điểm nào dó vẫn còn là hiện tượng khá phố biến trong hoạt động sử học ỏ nước ta. Thậm chí có những ấn phẩm mới xuất bản gần đây chẳng những không tuân thủ nguyên tắc này mà còn cắt xén, gán ghép tư liệu một cách tuý tiện dế phục vụ cho một mục đích cá nhân nào đó. Trong bối cảnh như vậy thì luận điếm có tính nguyên tắc của Giảo sư Dào Duy Anh nêu trên vẫn còn nguyên giá trị thời sự.

z5391463467817-b265a6b9e464cfe238da626e63fa3156-1714298409-1714301887-1714458539.jpg

Quang cảnh Hội thảo Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Giáo sư Đào Duy Anh (1904 - 2024)

Một trong những nét nổi bật trong phương pháp nghiên cứu của Giáo sư Đào Duy Anh là sự vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức và thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau khi phân tích mỗi vấn để khoa học. Đó chính là phương pháp tiếp cận mà nay ta gọi là phương pháp liên ngành (Interdisciplinary Approach) một phương pháp nghiên cứu được đánh giá là tiên tiến và đang trở thành xu thế phổ biến. Bên cạnh việc khai thác có thể nói là triệt đê mọi nguồn tài liệu thư tịch mà với vốn kiến thức uyên bác của một học giả khó ai có thế vượt qua được, giáo sư Đào Duy Anh đă sử dụng các tư liệu kháo cổ học, dân tộc học, vãn hoá học, ngôn ngừ học, văn bán học, thậm chí cà kiến thức về sinh học... một cách nhuần nhuyễn để cố gắng tái tạo lại diện mạo của lịch sử dân tộc. Có thể lấy phần viết trong chương III, mục Lai lịch người Việt trong sách Cổ sứ Việt Nam làm một minh chứng. Chi xoay quanh tộc danh “Lạc Việt”, tác giả dã dẫn nhiều sách cố kim có liên quan (sứ liệu), vận dụng kiến thức cơ bản vế tục thờ vật tô //Totem (dân tộc học), khảo cứu tự dạng của các chữ lạc thường gặp 雒,駱 (cổ văn tự học) để dưa ra giả thuyết Chim Lạc là vật tố của người Lạc Việt. Tác giả còn đưa xuống chú thích truyền thuyết của người Mường ỏ Hoà Bình và Thanh Hoá nói vể đỏi chim thuỷ tố đã sinh ra trăm trứng sau này nỏ thành những cư dân ở cả vùng núi và đồng bằng đế khắng định thêm già thuyết của mình.

Ớ một phần khác nói về sinh hoạt vật chất, sau khi đã dẫn sách Hoài Nam tử để người đọc hình dung ra lối ăn mặc của người Bách Việt, tác giả đã so sánh hình người trên các đồ đổng cổ đào được ỏ Đông Sơn với trang phục của người Mưòng [2]. Những giá thuyết cụ thể có thể thay đổi nhờ nhữn g thành tựu nghiên cửu mới, nhưng phương pháp tiếp cận như giáo sư Đào Duy Anh đã làm thì có thể coi là “kinh điển”. Sau này, vào những năm 60 của thế kỷ XX, thời đại Hùng Vương đă được triển khai nghiên cứu trong một chương trình rộng lớn với sự tham gia của học giả thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, nhưng về phương pháp, theo tôi căn bản vẫn dựa vào cách tiếp cận mà giáo sư Đào Duy Anh đã áp dụng trong việc nghiên cứu tiền sử và sơ sử Việt Nam.

Một thế mạnh rất căn bản của giáo sư Đào Duy Anh là học vấn uyên bác. Ông đã vận dụng triệt để lợi thế này trong nghiên cứu và thể hiện rất rõ trong các công trình nghiên cứu của mình. Người đọc luôn nhận thấy tác giả thường đẩy việc khảo cứu tới tận cùng mỗi khi cần luận giải một điều gì, nhất là các danh xưng liên quan đến phạm vi địa lý, cương vực hành chính. Điển hình là tác phẩm Đất nước Việt Nam qua các đời hoặc các bộ sách viêt về lịch sử Việt Nam…Ở đó nguồn gốc tộc người, di tích vật chất hoặc các phong tục tập quán của người xưa đều được khảo cứu rất kỹ lưỡng. Có thể dẫn ra đây phương pháp khảo cứu trong như mục Việt Thường của sách cố sử Việt Nam. Chỉ trong chưa đầy 3 trang sách, tác giả đã tóm lược được những thông tin căn bản về danh xưng này trong hàng chục thư tịch cổ Trung Quốc và Việt Nam (Thượng thư đại truyện, Tiền Hán thư, Hậu Hán thư, Cựu Đường thư, Vãn hiến thông khảo, Luận hành , Kinh thư, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục...) đồng thời dẫn giải đầy đủ ý kiến của các học giả đã từng đề cập đến vấn đề này như Legge, Pelliot, Chavannes... Trên cơ sở khảo chữ “thường” được viết theo nhiều cách khác nhau (常,裳, 嘗) tác giả đã đưa ra đoán định rằng có thể đây chỉ là một chữ phiên âm tên địa phương, và vì vậy có thể chấp nhận được giả thuyết của Chavannes cho rằng đó có thể là đất Việt Chương ( 越 章) của nước Sở [3]. Từ đó đến nay chưa thấy có công trình nào khảo cứu về danh xưng Việt thường kỹ càng hơn thế. Phê phán văn bản và ý kiến của các nhà nghiên cứu đi trước một cách khách quan khoa học là phương pháp nhất quán của giáo sư Đào Duy Anh. Cách làm của tác giả thường là tóm lược trung thực nội dung sử liệu hoặc ý kiến của các nhà khoa học khác rồi phân tích những điểm hợp lý, chỉ ra những điểm không hợp lý, từ đó mới đi tới những luận giải quan điểm tán đồng hay phản bác của mình. Phương pháp này được áp dụng cho nhiều tác phẩm, mà ở đây chỉ xin dẫn ra một thí dụ. Khi trình bày về vấn để Tượng quận và cuộc xâm lược của Triệu Đà, tác giả có hẳn một phần dẫn luận sau đó tóm tắt các thuyết khác nhau để loại bỏ những ý kiến trùng lặp hoặc suy đoán thiếu cơ sở để rồi lần lượt di sâu phân tích có phê phán các luận thuyết của Maspero, Aurousseau và Trần Tu Hoà. Trên cơ sở đó tác giả mới đi đến những lập luận ủng hộ quan điểm của Maspero, cho rằng Tượng quận là một vùng đất phía tây tỉnh Quảng Tây Trung Quốc chứ không phải là Tượng Lâm như Trần Tu Hoà chủ trương hay Bắc bộ Việt Nam như ý kiến của Aurousseau [4]. Ngay cả những bộ sử mà phần đông những người sử dụng đều dẫn theo mà ít khi nghi ngờ như Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục... tác già cũng không ngần ngại phê phán những điểu vô lý.

Phương pháp nghiên cứu của Giáo sư Đào Duy Anh còn được thể hiện trong logic trình bày kết quả nghiên cứu. Ông luôn bắt đầu từ việc giới thiệu các nguồn tư liệu sau đó phân tích sự sai khác giữa các tư liệu và đưa ra những nghi vấn về những thông tin được nêu trong tư liệu rồi mới trình bày ý kiến của mình. Cách trình như vậy phản ánh một tư duy khách quan, không áp đặt, mà trải lại còn mở đường cho những người đi sau tiếp tục nghiên cửu. Quả thực rất nhiều ý kiến gợi mở của giáo sư trong các công trình của mình thực sự là những phương hướng nghiên cứu lớn. Chẳng hạn, về vấn đề nguồn gốc người Việt và văn hoá Việt, ông là người sớm đưa ra quan điểm phải nghiên cứu rộng trong mối liên hệ với các cộng đồng cư dân phi Hán tộc ở phía nam sông Dương Tử. Từ lâu các học giả nước ngoài đánh giá rất cao luận điểm này của ông. Tiếc rằng cho đến nay chúng ta vẫn chưa tiến được bao xa so với nhận thức của giáo sư đã trình bày cách đây hơn nửa thế kỷ. Việc nghiên cứu cố sử Việt Nam hiện nay hầu như vẫn bị giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia hiện nay. Đối với việc nghiên cứu, tìm hiểu địa danh, nhân danh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nhiều phần của công trình Giáo sư đã gợi ra một hướng suy nghĩ, theo tôi đã được nhiều nhà ngôn ngữ học sử học vận dụng có hiệu quả. Trong tác phẩm Cổ sử Việt Nam tác giả đã tỏ ra hoài nghi cách lý giải lưu truyền bấy lâu về hình xoáy trôn ốc của thành cổ Loa. Về cấu trúc thành thì các nhà khảo cổ học và sử học đã chứng minh đó là toà thành “hình kén” (nghĩa là không phải xoáy trôn ốc) nhưng về tên gọi thì rõ ràng là các nhà khoa học hậu thế đã xử lý thoả đáng theo phương pháp Dào Duy Anh. Theo đó, tên Cổ Loa (hay Khả Lũ, Khả Lưu) chỉ là phiên âm một tên nôm làng Chũ (hay Chủ) [5] mà khi xưa còn đọc là Klủ (hay Klũ) nên sách Trung Quốc phải phiên âm bằng hai âm tiết Gu lo mà âm Hán Việt đọc là Cố Loa (古螺). Từ chữ Loa (có nghĩa là con ốc) vốn chỉ đế lấy âm, người sau mới suy diễn đem dùng để giải thích hình dáng toà thành.

Hiện nay trên quan điểm toàn bộ khi nghiên cứu biên soạn bộ lịch sử Việt Nam, chúng ta ngày càng có ý thức sâu sắc hơn trong việc trình bày vấn để Champa, Phù Nam, Chân Lạp như một bộ phận của lịch sử Việt Nam. Nói là ngày càng có ý sâu sắc hơn vì trong thực tế đã có không ít bộ thông sử trình bày những vấn đề này như những thực thể đối lập với dòng chảy của lịch sử Việt Nam, thậm chí có những công trình hoàn toàn tránh không nhắc đến Champa và Chân Lạp. Vậy mà từ hơn nửa thế kỷ trước, giáo sư Đào Duy Anh đã trình bày vấn để Lâm Ấp, Nhật Nam (Champa) như một nội dung không thể thiếu của lịch sử Việt Nam. Đây là điều chúng ta phải học tập nhiều ớ Giáo sư. Một nội dung khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với lịch sử thời kỳ dựng nước ở Việt Nam là văn hoá Đông Sơn. Bên cạnh những đóng góp quan trọng trong việc phản bác có cơ sở những luận điểm của V.Goloubev và L.Finot cho rằng văn hoá Đông Sơn chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa củng như luận điểm của H.Geldern và O.Jansé gán cho văn hoá Đông Sơn nguồn gốc Halstatt, giáo sư Đào Duy Anh đã đưa ra một luận thuyết rất đáng lưu ý về mốỉ quan hệ lịch sử giữa cư dân Lạc Việt với Ngô Việt. Đây thực sự là những gợi ý khoa học có tầm cao và chiều sâu.

Các công trình của giáo sư Đào Duy Anh cũng như bất kỳ công trình sử học nào, không thể tránh được những hạn chế về mặt tư liệu và trình độ nhận thức khoa học chung của thời điểm công bố, nhưng phương pháp nghiên cứu và sự gợi mở phương hướng nghiên cửu của tác giả là những giá trị không thể phủ nhận. Nó thể hiện mội cách sinh động cốt cách khoa học của giáo sư Đào Duy Anh và điểu mà tôi, người học trò của học trò Giáo sư, cảm nhận rất rõ là cốt cách ấy đã và đang được thế hệ tiếp theo kế thừa và phát triển. Ành hướng về phong cách, phương pháp nghiên cứu của một nhà khoa học lên các thế hộ học trò nhiều khi ý nghĩa còn lớn hơn chính giá trị của những công trình khoa học cụ thể. Sự trưởng thành của các nhà khoa học đã từng được trực tiếp học Giáo sư Đào Duy Anh là những minh chứng sinh động về điều đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ X IX , NXB Xây Dựng. Hà Nội, 1955

2. Đào Duy Anh. Cổ sử Việt Nam , NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1956, tr.6

3. Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Sài Gòn, 1958

4. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Na m qua các đời, NXB Khoa học, Hà Nội, 1964 

5. Uỷ ban Khoa học Xá hội Việt Nam, Lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Khoa học Xã hội, 1972.

SUMMARY

Prof. DAO DUY ANH

A MODEL OF SCIENTIFIC RESEARCH METHODOLOGY

Through some scientific works, articles author analyzed methods Prof. Dr.Sc. Vu Minh Giang Vietnam National University, Hanoi applied by Prof. Dao Duy Anh in his research. According to that the objective reconstruction of socio - economic life of people on bases of the collection and the treatment thorough whole of source always has to be considered as a key operation for any historical work. Near half of century ago Prof. Dao Duy Anh had used multidisciplinary approach and with profound learning of a polyhistor he carried out scientific research on high level. Before raising any own conclusion he always carefully reviewed opinions of previous scholars and paved the way for continuous researchers. Article’s author drew conclusion that concrete scientific understandings could be changed and scientific works of Prof. Dao Duy Anh are not an exception, but his research methods are still up to now an example for contemp.

[1] Đào Duy Anh. Cổ sử Việt Nam , NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1956, tr.6

[2] Đào Duy Anh. Cổ sử Việt Nam , NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1956, tr.87

[3] Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Sài Gòn, 1958, tr.31

[4] Đào Duy Anh. Cổ sử Việt Nam , NXB Xây Dựng, Hà Nội, 1956, tr.101

[5] Trong văn học dân gian vùng Cổ Loa còn lưu truyền câu vè Quậy ủ, Chủ tươi, Quậy cười Chủ khóc. Chủ là đất Cổ Loa còn Quậy hay Cuội là thôn Đại Vỹ, xã Liên Hà kế bên.