Giáo dục âm nhạc nên theo sở thích
Trong những năm gần đây, sự gia tăng các cuộc thi, các chương trình biểu diễn âm nhạc hàn lâm dành cho tài năng nhí cho thấy sự đầu tư của các bậc phụ huynh đối với việc học nhạc của con em mình. Theo nghệ sĩ piano Nguyễn Huy Phương, Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam thì đây là xu hướng chung của các nước đang phát triển. Điều đó được minh chứng, trong các cuộc thi âm nhạc lớn trên thế giới đã có nhiều người đạt giải đến từ Châu Á.
“Đó là tín hiệu mừng và tôi thấy có rất nhiều gia đình rất chịu khó đầu tư cho con, coi đó là sự bắt buộc trong hành trang của các cháu, làm cho cuộc sống cân bằng. Tất nhiên tôi vẫn muốn xu hướng đó không chỉ tập trung vào cây đàn piano. Nếu như thế thì sẽ lệch lạc. Làm sao chúng ta đưa vào hệ thống giáo dục, các trường phổ thông những loại nhạc cụ khác, để khuyến khích các em khám phá thế giới âm thanh kì diệu của các loại nhạc cụ như kèn, các loại đàn dây khác”- Nghệ sĩ Piano Nguyễn Huy Phương nói.
Nghệ sĩ Piano Nguyễn Huy Phương cũng cho rằng: Giáo dục âm nhạc trong trường phổ thông chưa hấp dẫn, đơn lẻ và nên cân bằng, hài hòa giữa các loại nhạc cụ, theo sở thích của các bạn nhỏ. Tại Nhật Bản, ông đã được chứng kiến các trường liên cấp, có các dàn nhạc riêng của trường. Các em học sinh trong đó chơi cùng các thầy cô dạy âm nhạc trong trường. Họ cũng có những dàn nhạc chơi với chất lượng tốt. Ở đó các em không học mỗi piano mà mỗi em lại chọn nhạc cụ khác nhau và họ hứng thú với việc đó. Ở các nước châu Âu hay ở Hàn Quốc cũng dạy rất nhiều môn âm nhạc trong trường phổ thông.
Trong những năm gần đây, Nhà hát Tuổi trẻ đã kết hợp với nhóm Hanoi Arts for Youth xây dựng các vở nhạc kịch dành cho thiếu nhi, do chính các em học sinh tiểu học, trung học cơ sở biểu diễn. Tiêu biểu trong số đó là vở nhạc kịch “Cô bé Matilda”, “Không gia đình”, “Cô bé bán diêm”.
NSƯT Ánh Tuyết, Nhà hát Tuổi trẻ cho biết: đây là một dự án nhạc kịch cộng đồng, cho thấy nhu cầu cũng như khả năng tham gia một vở nhạc kịch bằng tiếng Anh của học sinh phổ thông. Cho tới nay, giáo dục thông qua nghệ thuật nhạc kịch của nhóm Hanoi Arts for Youth hiện đang là mô hình duy nhất tại Hà Nội, sau 3 năm với 3 dự án đã thu hút khoảng 300 học sinh tham gia.
“Trẻ em hồn nhiên lắm, thông minh và nhớ rất lâu. Chúng ta phải có định hướng, vừa làm nghệ thuật, vừa có định hướng làm thế nào để cho các em cảm nhận được cái đẹp, cái hay, cái tốt trong cuộc sống. Chúng ta phải có những định hướng để giáo dục tâm hồn các em ngay từ nhỏ để giảm bớt những nhảm nhí hiện nay trên mạng gowin99 ”- NSƯT Ánh Tuyết nói.
Vừa mừng, vừa lo khi hệ thống giáo dục âm nhạc đang bị quá tải
Trong phạm vi giáo dục đại học, theo nghệ sĩ Piano Đào Trọng Tuyên, Trưởng khoa Piano, Học viện Âm nhạc Quốc gia: để có thể lan tỏa việc học tập và thưởng thức âm nhạc cổ điển nói riêng, nghệ thuật hàn lâm nói chung, cần phổ biến vai trò của việc đào tạo và xây dựng thói quen, nhu cầu cho người học. Tuy vậy, hiện nay hệ thống giáo dục âm nhạc đang bị quá tải, số người muốn học nhiều hơn khả năng đáp ứng về mặt cơ sở vật chất. Đây vừa là tín hiệu vừa mừng vừa lo, cần có phương án mở rộng hệ thống đào tạo.
“Nếu chúng ta giữ nguyên hạ tầng như hiện có thì chỉ đảm bảo phục vụ cho 1 triệu người chứ không phải là 10 triệu người. Ngày xưa, thời của tôi học đàn Hà Nội chỉ có 4 quận nhưng bây giờ Hà Nội đã mở ra tận Hà Tây và học sinh từ Hà Tây cũ, Bắc Ninh học tại Nhạc viện có rất nhiều. Nhưng Học viện vẫn đang cơ cấu như thiết kế ban đầu là để phục vụ 4 quận. Đương nhiên như thế là không đáp ứng được gowin99 . Tôi mơ ước Học viện có thể mở rộng nhiều hơn, thậm chí là cơ sở 2, cơ sở 3” - nghệ sĩ Piano Đào Trọng Tuyên bày tỏ mong muốn.
Trong bất cứ môi trường sư phạm nào, đặc biệt là với giáo dục âm nhạc, người thầy cũng giống như người truyền cảm hứng cảm thụ nghệ thuật cho học trò. Giáo sư, Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Văn Thành - nguyên Giám đốc Học Viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam khẳng định vai trò cá nhân của những người dạy học. Ông cho rằng: Việc của người dạy là biết khai thác thế mạnh của học sinh. Sự bù đắp của người thầy không khác gì cha mẹ với con cái, từ chỗ phát hiện ra tài năng rồi sẽ cùng say mê với các em. Giáo sư Ngô Văn Thành nhận định: Hiện nay trung tâm phát triển rất nhiều nhưng phụ huynh phải là những người sáng suốt tìm hiểu, lựa chọn người thầy. Xem con cái “là tài sản quý”. Và càng quý hơn nữa là được gặp thầy rất giỏi để dạy “một ngày được một ngày”, “một nốt được một nốt”.
Âm nhạc là không khoảng cách nhưng nếu chúng ta có cách để tiếp cận hợp lý, sinh động trong giáo dục nghệ thuật, đặc biệt cho lứa tuổi nhỏ sẽ góp phần tạo nên những viên gạch đầu tiên, vừa chắc chắn, vừa tự nhiên trong tâm hồn con trẻ. Nghệ thuật hàn lâm nói riêng và nghệ thuật nói chung muốn đến với công chúng cũng giống như một cuộc vượt dốc, cái hay, cái đẹp không ở trên đỉnh núi mà ở những viên đá, hàng cây bên đường.
Tóm lại, âm nhạc cổ điển nói riêng và các loại hình nghệ thuật hàn lâm nói chung như những món ăn tinh thần không thể thiếu, một điểm tựa vững chắc trong đời sống âm nhạc. Tuy vậy, những loại hình nghệ thuật hàn lâm du nhập vào nước ta cách đây hơn 100 năm. Quãng thời gian ấy mới chỉ đủ để có những trải nghiệm hơn là hình thành một nét gowin99 . Để thu hút khán giả đến với nghệ thuật hàn lâm, cần những cách tiếp cận gần gũi, có thể hòa vào đời sống một cách tự nhiên, dung dị nhất. Có lẽ, điều đó đòi hỏi sự xích lại gần nhau từ 2 phía: công chúng và nghệ sĩ, với nỗ lực mang đến các chương trình biểu diễn chất lượng cao.