link tải gowin99 mới nhất

Dưới mưa bom bão đạn, bố mẹ tôi có tình yêu đẹp như thế đấy

Trong hình là người phụ nữ đẹp nhất và quan trọng nhất cuộc đời tôi. Phụ huynh tôi đấy. Bức ảnh quý giá tôi lục tìm được ở cuốn album đen trắng, màu đã ố cùng theo năm tháng... ngót nghét đến nay cũng hơn 50 năm có lẻ.
tac-gia-1668829000.jpg

Bức ảnh mẹ ký tháng 1/1972, nghĩa là chụp vào mùa xuân. Cái mùa đẹp nhất trong năm, đẹp như khi mẹ tròn 18 tuổi. 
Tuổi 18 là quãng thời gian đẹp nhất của đời một người con gái, mẹ tôi từ giã quê hương, lên đường theo tiếng gọi Tổ quốc, tham gia kháng chiến chống Mỹ. Mẹ là lính Bộ tư lệnh thông tin.
Mẹ kể: Thời chiến, ban ngày thì tránh bom tránh đạn, ôm đủ thứ máy móc, miễn sao phải hoàn thành nhiệm vụ là bảo đảm thông tin liên lạc cho các đơn vị quân đội chủ lực được thông suốt. Đêm xuống thì núp rừng, ngủ suối, thay nhau trực chiến với quân thù...
Tôi tự hào khẳng định mẹ là một trong rất nhiều những bông hoa rừng đẹp nhất thời chiến. Vẻ đẹp của người phụ nữ ko cần phấn son, ko cần áo gấm lụa ngà. Những cụm từ kiểu như nâng mũi, nhấn mí, xăm mày chắc ko có trong từ điển ngày ấy.
Bố tôi tham gia kháng chiến. Bố vinh dự được đứng trong đội cận vệ của Chủ tịch nước thời bấy giờ là cụ Tôn Đức Thắng.
Chắc các bạn hiểu nhiệm vụ của một người lính cận vệ là gì đúng không? Đó là lá chắn sống cho nguyên thủ quốc gia, sẽ lấy mạng sống của bản thân để bảo vệ cho nguyên thủ. 
Cận vệ, ngoài sơ yếu lý lịch 3 đời trong sạch, rõ ràng, thì võ công cũng phải vào dạng cực kỳ tinh thông. Nhìn oách lắm (ảnh số 2). Đội cận vệ của bố tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ, giữ an toàn cho cụ Tôn Đức Thắng. Trong ảnh nhìn ai cũng hom hem thế, gầy gò thế, nhưng tiểu đội này có lẽ sở hữu những kỹ năng, võ thuật thượng thừa...
Thi thoảng 2 bố con đàm đạo bên chén trà, bố kể về chuyện xưa rất nhiều. Tôi ấn tượng mãi về câu chuyện này: bố kể ngày trước bộ đội về làng tuyển quân đánh giặc, thanh niên trai tráng khắp vùng lân cận nô nức kéo nhau đến xếp hàng đợi tới lượt để được khám sức khoẻ, đông vui như trẩy hội.
Dẫu biết đã ra đi là không hẹn ngày về, nhưng đó là lý tưởng đời trai thời chiến. Ai cũng tha thiết xin đi bộ đội đánh giặc. Và Bố tôi vì thiếu cân, nên đã nhét đá vào túi quần để đủ tiêu chuẩn lên đường nhập ngũ.
Bố tôi rất đẹp trai và giỏi võ!
Trong ký ức của tôi về bố qua lời kể của bà nội ngày còn sống là: Thời thực dân Pháp đô hộ, đâu đâu cũng thấy lính Pháp trên toàn miền Bắc Việt Nam, khi đó bố còn nhỏ, gần nhà có một đồn quân của Pháp đóng, chiều chiều là bọn lính Pháp hay bế bố tôi vào trại lính, khi cho củ khoai, lúc cho quả chuối đem về.
Tôi biết bố giỏi võ lắm, vì ngày bé tôi... không thích bố. Lý do là tôi muốn học võ vẽ, nhưng bố không bao giờ dậy tôi thứ gì cả, bố nói: sợ tôi đi đánh nhau sẽ hư người. 
Tôi chỉ nhớ 1 lần, chính xác vào một buổi chiều tối mùa hè năm 1994, khi đó tôi học lớp 4, có đi học võ của một thầy. Bố đến đón, ông thầy dậy võ huyênh hoang thách đấu này nọ, rồi trước mặt bao nhiêu phụ huynh, đệ tử... chỉ chưa đầy 2 giây, bố đã khoá chặt người ông này dưới nền, mồm thầy thì hôn đất, tay chân thì đập loạn xin tha.
Cho đến tận bây giờ bố vẫn giữ vững quan điểm: không bảo tôi chút gì về võ thuật.
Quay lại câu chuyện tình của bố mẹ. Đầu những năm 1970, giặc Mỹ điên cuồng trút mưa bom bão đạn hòng huỷ hoại miền Bắc Việt Nam, nhiều người bạn của bố mẹ tôi đã mãi ko thể trở lại quê hương, họ phải yên nghỉ nơi chiến trường đẫm máu.
Giữa khói lửa chiến tranh, giữa mưa bom lửa đạn, bố vô tình gặp mẹ trong một lần hành quân ngang qua đơn vị nơi mẹ đóng quân. Chẳng biết có phải tiếng sét ái tình, tiếng gọi con tim hay không mà họ cùng thề non hẹn biển: cố gắng chiến đấu, để khi hoà bình lặp lại sẽ trở về quê hương vun đắp hạnh phúc gia đình. 
Mà thời gian ngày đó nó dài kinh khủng khiếp luôn. Đại loại các bạn phải hiểu nôm na như này: cứ một ngày thì tương đương cả thế kỷ nhé. Vì sao ư?
Chiến tranh mà. Thảm khốc lắm. Sống ngày nào biết ngày đó thôi. Bom rơi, đạn lạc, sống chết ko thể đoán trước được. Có thể lúc sáng vừa nói cười cùng đồng đội, vậy mà tối giấc ngủ đã hóa ngàn thu.
Thông tin, thư từ cho nhau có khi mấy năm cũng chả nhận được. Thế mới biết niềm tin, sự đợi chờ tình yêu trong thời chiến sao mà nó thiêng liêng, cao quý đến vậy.
... Mùa xuân năm 1979, sau biết bao tháng đợi năm chờ, trời cao chẳng phụ lòng người, đã se duyên giúp bố mẹ tôi gặp lại, và rồi họ tổ chức lễ cưới trong một ngày nắng đẹp. (Tấm ảnh duy nhất trong ngày cưới -ảnh số 3).
Không mâm cao cỗ đầy, không sơn hào hải vị, không tô son trang điểm, chỉ là bộ áo quần màu lính giản đơn, chỉ là những món ăn thời chiến.. 
Đất nước sạch bóng quân thù, bố mẹ tôi từ giã chiến trường, với đôi bàn tay trắng hệt như trong ngày cưới, họ cùng nhau trở về quê hương lập nghiệp. Những đồng đội của bố ai ở lại trong quân ngũ, thì giờ này tôi biết có nhiều bác về hưu đeo quân hàm tướng, hàm tá, được cấp đất này, đất nọ ở Thủ đô hay trong TP.HCM rồi.. 
Còn bố mẹ hạnh phúc trở về quê hương cống hiến, họ là những công chức bình thường, rồi về hưu, không hơn !
Bố luôn nói với tôi: cuộc sống chỉ cần đủ là được, quan trọng cái Tâm thanh thản, thế là hạnh phúc rồi !
Và cả đời họ đã tần tảo nuôi mấy chị em tôi khôn lớn thành người. Nay bố mẹ đã nghỉ hưu, họ đang sống trọn những tháng ngày hạnh phúc.

Chuyện Làng Quê