Nhiều năm trở lại đây, có không ít “ca sĩ nhí” trình bày những ca khúc người lớn với giai điệu và ca từ u buồn, được đông đảo khán thính giả ngợi khen. Tuy nhiên, có luồng ý kiến cho rằng: “Dòng nhạc và ca từ u buồn trong một số bài hát đó không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Hơn nữa, những ca từ u buồn, não nề sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc đời của các em và cả người nghe". Nhận định này liệu có cơ sở?
Ca từ u buồn, não nề ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc đời của người hát và người nghe?
Hiện nay, có không ít ca sĩ chọn trình bày những ca khúc có ca từ buồn, bi thương để thể hiện cảm xúc, mong muốn tạo ra sự chân thành trong âm nhạc. Những ca khúc như vậy thường đem đến sự đồng cảm của người nghe. Bên cạnh đó, nhiều ca sĩ đã tránh những ca khúc buồn, và tập trung vào những bản nhạc vui tươi, lạc quan, nhằm đem lại những năng lượng tích cực cho khán thính giả.
Trước luận điểm trên, nữ ca sĩ Hiền Anh Sao Mai – Chủ tịch Cộng đồng Doanh nhân Thiền ca Việt Nam, cho hay: “Ca nhạc và cuộc sống là hai phạm trù khác nhau. Tuy nhiên, nếu chúng ta không tách bạch rõ ràng, giữa ca nhạc và cuộc sống, thì nó sẽ ảnh hưởng đến chính cuộc đời của mỗi chúng ta.
Ca từ trong bài hát có ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của người hát và cả người nghe. Khi chúng ta hát, đó là một dạng truyền tải năng lượng và khán thính giả là những người đón nhận nguồn năng lượng đó. Để truyền tải, cảm nhận, hiểu được nội dung bài hát, đòi hỏi ca sĩ và khán thính giả phải tập trung, đặt trọn cảm xúc của mình vào ca khúc đó. Chúng ta có thể tiếp nhận năng lượng tích cực, năng lượng dương, từ những bài hát vui tươi, để tạo động lực cho cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, không ít người chọn những bài hát có giai điệu buồn để thể hiện và nghe. Đó là sở thích và nhu cầu của mỗi người. Nhưng tuyệt đối không được chìm đắm vào những ca từ uỷ mị, bi thương, có năng lượng tiêu cực, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta. Nhất là các em thiếu nhi.
Việc cân bằng cảm xúc giữa mỗi ca khúc có nội dung khác nhau, là điều mà một ca sĩ cần làm tốt. Nên tách bạch rõ, giữa âm nhạc và cuộc sống. Hiền Anh hi vọng khán thính giả cũng sẽ làm tốt điều này.”.
Để lan toả những năng lượng tích cực tới mọi người nhiều hơn nữa, Hiền Anh Sao Mai đã tìm đến thiền ca. Cô thành lập Cộng đồng Doanh nhân Thiền ca Việt Nam, và sắp tới sẽ là Trung tâm văn hoá cộng đồng Doanh nhân Thiền ca Việt Nam. Thiền ca, là những bài hát có công năng nuôi dưỡng chánh niệm và làm lớn lên niềm hạnh phúc cho người thực tập. Khi hát lên, ta cảm thấy thân tâm khỏe, nhẹ nhàng, an lành và giúp ta trở về với chính con người thật của mình.
Trẻ em có nên hát nhạc người lớn?
Về vấn đề này, Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến - Phó Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc - Hội Âm nhạc Việt Nam, nêu quan điểm: “Bản thân tôi chưa bao giờ cổ xúy cho thiếu nhi hát bài người lớn, càng không bao giờ ủng hộ những gameshow dành cho thiếu nhi mà sử dụng âm nhạc vô tội vạ. Những thứ vốn dành cho người lớn, và phải là người từng trải, đủ vốn văn học mới thẩm thấu được. Chưa kể trẻ mà hát những bài não tình thì bạn thử nghĩ xem cuộc sống sẽ ra sao?
Nghệ thuật là hướng tới cái đẹp của Chân - Thiện - Mỹ. Trách trẻ con một thì trách bố mẹ và cả những người có trách nhiệm 9 phần. Bởi các em như tờ giấy trắng. Hãy gieo vào tâm hồn trẻ thơ những gì hồn nhiên trong trẻo và đẹp đẽ nhất. Việc giáo dục văn thể mỹ từ trong gia đình, nhà trường và gowin99 cần được quan tâm đúng mực, để tạo nên một lớp nghệ sĩ đích thực trong tương lai.”
Với vai trò là Trưởng ban tổ chức một số sự kiện Phật giáo, Thượng tọa Thích Thanh Cường - Trưởng Ban Trị sự GHPG huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương - Trụ trì chùa Cương Xá, thành phố Hải Dương, lại cho rằng: “Trẻ em vẫn có thể trình bày những ca khúc của người lớn, nhưng… đó phải là những nhạc phẩm chứa đựng ý nghĩa rộng lớn, phù hợp với hoàn cảnh và không gian trình bày, ví dụ như: Ngợi ca quê hương đất nước; thiên nhiên; công ơn thầy cô; công ơn cha mẹ; những vị anh hùng có công với dân tộc; hay phật giáo... Còn những ca khúc uỷ mị, não nề về tình yêu đôi lứa, thì tôi không tán thành. Quan trọng hơn cả, trước khi biểu diễn, phải được ban tổ chức thông qua. Và Ban tổ chức cũng phải là những người thông thái.”
Nên dừng lại những sáng tác có ca từ u buồn, não nề?
Việc lựa chọn cho ra sản phẩm âm nhạc vui tươi hay u buồn, phải chăng tuỳ thuộc vào phong cách và sở thích của từng nhạc sĩ? Tuy nhiên, nhạc sĩ cũng cần lưu ý, việc sáng tác những ca khúc u buồn như vậy, có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tâm lý của chính mình. Cần cân nhắc và tỉnh táo để đảm bảo bản thân không chìm đắm trong những cảm xúc tiêu cực, không lối thoát.
Ở góc độ người làm nghề, Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến bộc bạch: “Nghệ thuật là cảm xúc, đã là cảm xúc phải có vui, buồn - hỷ nộ ái ố với những thăng trầm - đó mới là cuộc đời. Có điều cách chúng ta hành xử trước mọi vấn đề của cuộc sống như thế nào để hoán cải, xoay chuyển và cân bằng.
Như tôi chẳng hạn, âm nhạc của tôi luôn hướng thiện, có giai điệu vui hoặc trữ tình, nhưng đôi lúc tôi cũng cầm đàn và hát những bài có giai điệu buồn - Đó là cảm xúc.
Chúng ta cần phải nghiêm khắc và định hướng cho lớp trẻ để chúng hiểu và ứng xử đúng với điều kiện, hoàn cảnh, lứa tuổi của mình. Muốn thế thì cơ quan truyền thông phải làm tốt vai trò của mình. Dành nhiều thời lượng cho các chương trình cảm thụ âm nhạc, thưởng thức âm nhạc, giới thiệu tác phẩm mới…”
Với Nhạc sĩ Trần Lệ Chiến, nghệ thuật là sáng tạo, chúng ta phải chấp nhận sự sáng tạo mang cá tính của chủ thể sáng tạo thì mới thúc đẩy nghệ thuật phát triển. Nhưng, mọi sự sáng tạo, phá cách đều cần phải nằm trong chuẩn mực về đạo đức, lối sống, và đạt được yếu tố nghệ thuật nhất định của một tác phẩm từ: khúc thức, cách tiến hành giai điệu, ngôn ngữ âm nhạc, ca từ…
Có ý kiến cho rằng: hiện nay, những “lời hát” uỷ mị, đau thương, đang xuất hiện tràn lan trên các nền tảng gowin99 , ảnh hưởng tiêu cực đến một bộ phận giới trẻ, đa phần đều chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Với một số chuyên gia, họ không coi đó là âm nhạc. Qua đây, mới thấy rõ vai trò của cơ quan quản lý trong việc kiểm duyệt những sản phẩm âm nhạc, trước khi phát hành là vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Chúng ta không nên đổ lỗi cho những sáng tác. Âm nhạc giống như cuộc đời, có buồn, có vui. Chúng ta được sống ở giây phút hiện tại đã là hạnh phúc. Mỗi chúng ta hãy nhìn nhận nỗi buồn như là một dạng của hạnh phúc, điều này sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn - Đó là góc nhìn tích cực, vô cùng nhân văn của nữ ca sĩ Hiền Anh Sao Mai.