link tải gowin99 mới nhất

Dự án Vành đai 3, Vành đai 4 chủ yếu được đầu tư theo hình thức PPP

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu để tháo gỡ vướng mắc, tìm cơ chế triển khai nhanh dự án Vành đai 3, Vành đai 4.
giaothong-vanhdai34-01-1621393001.jpg
 

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, theo chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội ra nghị quyết để các địa phương có cơ chế giải phóng mặt bằng cho dự án. Bộ GTVT đang làm báo cáo tiền khả thi dự án. Theo đó, Vành đai 3, 4 chia ra nhiều dự án, mỗi dự án dưới 10.000 tỷ đồng để thực hiện cho nhanh. 

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho rằng, điểm nghẽn cần giải quyết để TPHCM phát triển kinh tế - gowin99 là kết nối giao thông giữa trung tâm thành phố với các địa phương lân cận, trong đó có dự án đường Vành đai 3, 4. Vì vậy, việc xác định các địa phương (nơi dự án đi qua) là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư và đảm nhận khâu giải phóng mặt bằng là rất quan trọng. Chính vì thế, cần sớm có đề án về hai tuyến đường này để trình Quốc hội điều chỉnh một số quy định cho phù hợp với quá trình thực hiện.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh, tuyến đường Vành đai 3, 4 có ý nghĩa hết sức quan trọng, đóng góp cho sự phát triển chung của khu vực cũng như cả nước, giúp liên kết các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, liên kết với các tỉnh Tây Nam bộ, khu vực Tây Nguyên, duyên hải miền Trung.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ cũng đã phân cấp nhiều cho các địa phương nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện xong hai tuyến vành đai này. Hiện tuyến đường Vành đai 3 chỉ có mỗi tỉnh Bình Dương làm được 16km, tuyến Vành đai 4 mới có 11km do tỉnh Đồng Nai làm. Vì thế, các bộ ngành Trung ương cần phải hướng dẫn các địa phương lập phương án nghiên cứu tiền khả thi dự án. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và các địa phương để tháo gỡ vướng mắc, cần thiết sẽ kiến nghị sửa luật trong kỳ họp sắp tới của Quốc hội để triển khai nhanh dự án.

giaothong-vanhdai34-02-1621393001.jpg
 

Về cơ chế thực hiện, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình lưu ý, các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đầu tư, các dự án sẽ được đầu tư theo hình thức chủ yếu là đối tác công - tư (PPP). Các địa phương rà soát các dự án trong phạm vi Vành đai 3, 4, nếu dự án nào vi phạm, chậm triển khai thì quyết liệt thu hồi để đấu giá đất phục vụ xây lắp. Song song đó, tổ chức trước giải phóng mặt bằng, tái định cư bằng nguồn ngân sách địa phương, trung ương sẽ hỗ trợ nhưng trên tinh thần không nhiều, địa phương vẫn phải chủ động huy động các nguồn lực.

Theo báo cáo của Bộ GTVT, tuyến Vành đai 3 dài 89km, đi qua TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Dự án được chia thành các dự án thành phần 1A, 1B, 2, 3 và 4 để phù hợp với công tác quản lý, huy động nguồn vốn. Hiện nay toàn tuyến chỉ mới đầu tư được 16,3km.

Trong khi đó, dự án Vành đai 4 (đi qua TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đồng Nai, Bình Dương) dài 197,6km. Hiện nay chỉ mới có 11km được đầu tư và đưa vào khai thác đoạn qua Đồng Nai. Các phân đoạn khác chưa triển khai, hoặc chỉ mới duyệt chủ trương đầu tư.