link tải gowin99 mới nhất

 “Đoàn quân Nam tiến” vang vọng lời thề nhất định chiến thắng dịch CoVid 19

Những ngày đầu tháng 8, cả nước lại hướng về miền Nam ruột thịt đang là tâm điểm chống dịch CoVid 19. Cuộc chiến chống “giặc Covid - 19” đang diễn biến phức tạp, cam go nhưng ý chí và sức mạnh Việt Nam vốn đã được tôi luyện, trui rèn trong suốt chiều dài lịch sử, nhất định sẽ chiến thắng.
th1a-1627992697.jpg

Sáng 13/7/2021, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa lưu luyến tiễn 59  cán bộ y tế chi viện hỗ trợ TP Hồ Chí Minh cùng cả nước chống dịch CoVid 19. Ảnh: Báo Thanh hóa.

 

Hành quân “thần tốc”

 Đáp lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 29/7/2021, những “đoàn quân Nam tiến”, chủ yếu là hàng ngũ y bác sĩ từ Hà Nội cùng các tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung không ngại gian lao, gác lại mọi khó khăn riêng tư, đã “thần tốc” vào TP. HCM và các tỉnh phía Nam  để tham gia hỗ trợ các công tác xét nghiệm tầm soát, tiêm chủng, tham gia phục vụ tại các bệnh viện, nhất là bệnh viện dã chiến, nhằm nâng cao hiệu suất công tác phòng chống dịch COVid 19.

Nhìn những “đoàn quân Nam Tiến” thần tốc hôm nay vang lên lời thề “Chiến thắng dịch mới trở về quê hương”, chúng ta bỗng nhớ lại trong những ngày cuối tháng 9/1945, cách nay 76 năm, trên các nẻo đường Tổ quốc lại vang lên bài ca “bất hủ” với cái tên “Nam bộ kháng chiến” do người con của quê hương Vĩnh Long sáng tác nhân ngày Bác Hồ kêu gọi đồng bào miền Nam nhất tề đứng lên kháng chiến chống Pháp. Người nhạc sĩ ấy là Tạ Thanh Sơn, quê ở thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. “Mùa thu rồi ngày hăm ba, ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến. Rền khắp trời, lời hoan hô dân quân Nam nhịp chân tiến lên trận tiền...”. Những giai điệu hào hùng ấy đã có sức cổ vũ rất lớn cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Nam Bộ trong những ngày đấu tranh gian khó. Tiếng hát cất lên mọi lúc, mọi nơi, từ thành thị đến thôn quê, từ nhà trường đến công sở... với trái tim sôi sục, với lòng căm thù giặc Pháp sâu sắc, với niềm tin mãnh liệt sẽ chiến thắng quân thù.

nb1a-1627993246.jpg

Một đơn vị Nam tiến tại ga Hàng Cỏ, Hà Nội trước khi lên đường vào

Nam chi viện cho mặt trận Nam Bộ năm 1945. (Ảnh: baotanglichsu.vn)

 

Rồi đến những “đoàn quân Nam tiến” trong những năm chống Mỹ cứu nước – “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai” hoàn thành xứ mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thế và lực của đất nước ta hôm nay khác xa với những năm kháng chiến cứu nước gian khổ. Những “đoàn quân Nam tiến” trước đây chủ yếu hành quân bộ vào ban đêm, phải mất nhiều tháng trời, nay hành quân “thần tốc” bằng máy bay, ô tô, tàu hỏa. Cùng với  những  “đoàn quân Nam tiến” là những chuyến máy bay, tàu hỏa, tàu biển đặc biệt đã vận chuyển các trang thiết bị hiện đại nhất chi viện từ các tỉnh, thành phố trên cả nước cho TP HCM và các tỉnh phía Nam để dàn một thế trận sẵn sàng, tiềm lực nhất chống dịch.

Ngẫm về truyền thống đất nước mình hình chữ S bên bờ biển Đông trong quá trình hình thành và phát triển luôn luôn phải chống chọi với thiên tai, dịch bệnh khắc nghiệt và giặc ngoại xâm. Hoàn cảnh đó buộc người dân đất Việt phải đoàn kết lại đấu tranh chiến thắng thiên tai, địch họa thì mới tồn tại và phát triển. Chính đó là nguyên nhân sâu xa cắt nghĩa trong suốt chiều dài lịch sử mỗi khi bị họa ngoại xâm, thiên tai, dịch bệnh đe dọa, người dân Việt Nam “tối lửa tắt đèn có nhau”, triệu người như một đồng lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc và lần này là chiến thắng dịch bệnh CoVid 19 là “kẻ thù  vô hình” đang hoành hành không chỉ ở nước ta mà là toàn cầu.

nb1a3-1627993408.jpg

Xét nghiệm CoVid 19 cho người dân trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh. Ảnh: nhandan.vn

 

Lại một lần nữa “Lửa thử vàng, gian nan thử sức” đối với đất nước ta. Bám sát và trên cơ sở thực tiễn diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước ta đã có những chính sách phù hợp chăm lo sức khỏe người dân trước hết và trên hết với những gói hỗ trợ thiết thực, nhưng cũng có nơi, có lúc chưa chưa kịp thời, chậm bao phủ hết. Bù đắp vào đó, nhân dân trong cả nước từ miền núi đến miền xuôi Bắc Bộ , rồi vào Tây Nguyên, Trung Bộ, Nam Bộ không phân biệt, dân tộc, tôn giáo với tấm lòng bao dung “Thương người như thể thương thân”  cùng nhau “nhường cơm, sẻ áo” lúc khó khăn bằng nhiều hình thức tập hợp gạo, rau quả, thực phẩm, quà từ thiện gửi tới TP HCM và các tỉnh phía Nam chống dịch CoVid 19. Những siêu thị, máy ATM gạo, chợ thực phẩm, suất cơm không đồng gửi tới tuyến đầu, những nơi phải giãn cách phòng dịch đã thấm đượm nghĩa “đồng bào” của người Việt khi đất nước đứng trước gian lao, thử thách, sẻ chia bớt khó khăn thật là thiêng liêng, cao cả, tạo thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng dịch bệnh.

Dấu hiệu tâm dịch TP Hồ Chí Minh chuyển biến tích cực

Tâm dịch là TPHCM trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến sáng 3/8 đã có hơn 100.500 trường hợp mắc Covid-19. Trong số này, có 37.800 trường hợp đã được điều trị khỏi.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh vừa phát đi thông báo, trong vòng 2 ngày qua, địa bàn này không phát hiện thêm các ổ dịch mới. 29 ổ dịch đang bùng phát đã được truy vết, khoanh vùng và giám sát chặt. Đây là một tín hiệu vô cùng tích cực. Từ khi áp dụng Chỉ thị 15, siết chặt theo Chỉ thị 16, TPHCM tốc độ tăng ca nhiễm bình quân/ngày đã chậm lại, hiện nay chỉ tăng bình quân 1,5 lần/ngày so với lúc áp dụng Chỉ thị 15 (tăng 6 lần bình quân/ngày).

Để kiểm soát được dịch bệnh, thành phố cần phải tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp đã và đang triển khai, cũng như triển khai nhanh những chỉ đạo mới từ Trung ương.

Cung cấp thông tin cho báo chí, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Anh Đức cho biết, số ca F0 tại TP Hồ Chí Minh đang đi ngang đúng như dự báo. Nếu thực hiện nghiêm các quy định, cộng thêm sự hợp tác đầy đủ của người dân, sự nỗ lực của các lực lượng, thì tình hình dịch bệnh tại thành phố sẽ sớm ổn định và có chuyển biến tích cực.

Công tác xét nghiệm tầm soát dịch của TPHCM đã có sự thay đổi từ chiến lược “bao vây” chuyển thành xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm, vì thế đã tăng hiệu quả phát hiện ca F0 mới. Thành phố tổ chức lấy mẫu xét nghiệm theo mức độ nguy cơ; chấn chỉnh quy trình lấy mẫu - gửi mẫu - trả kết quả xét nghiệm nên đã bảo đảm kết quả xét nghiệm được trả sớm nhất, tạo điều kiện cho công tác khoanh vùng, truy vết nhanh chóng, kịp thời.

Thành phố cũng cho triển khai thực hiện cách ly F1, F0 tại nhà, qua đó góp phần giảm tải cho các khu cách ly, khu điều trị. Nhằm đáp ứng nhu cầu cấp cứu khi có dấu hiệu chuyển nặng của các trường hợp F0 khi cách ly tại nhà, UBND TP HCM đã triển khai các hoạt động nâng cao năng lực của Trung tâm Cấp cứu 115 với việc chuyển trung tâm tiếp nhận cuộc gọi lên Khu công viên phần mềm Quang Trung với quy mô 40 đường dẫn điện thoại; bổ sung thêm xe cấp cứu cho Trung tâm Cấp cứu 115.

 TP Hồ Chí Minh nhiều lần thay đổi kịch bản và mô hình chống dịch. Trên mô hình tháp điều trị 4 tầng, để đối phó với số ca nhiễm tăng nhanh, đặc biệt ở tầng trên cùng, thành phố đã quyết định chuyển đổi mô hình điều trị từ tháp 4 tầng sang mô hình tháp 5 tầng để bảo toàn tính mạng của các F0. Trong đó, tầng 5 đặc biệt dồn nhân lực tinh nhuệ nhất và trang thiết bị hiện đại nhất để cứu những ca bệnh nặng, nguy kịch. Đây được coi là một chiến lược mới quan trọng để thành phố từng bước chủ động hơn nữa trong điều trị, đáp ứng cho kịch bản hơn 100.000 ca mắc.

Sự kiện đánh dấu một tín hiệu tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch đầy cam go của TP Hồ Chí Minh trong những ngày gần đây, hàng nghìn bệnh nhân Covid-19 được xuất viện về nhà. Trong đó, đáng chú ý là hàng chục bệnh nhân nguy kịch đầu tiên được chữa khỏi ngay tại "tầng thứ 5" của Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP Hồ Chí Minh.

Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP Hồ Chí Minh ra đời trong một tình thế cấp bách nhưng chỉ trong thời gian ngắn đi vào hoạt động, các y, bác sĩ với chủ lực là Bệnh viện Chợ Rẫy đã liên tiếp tạo nên những kỳ tích trong lĩnh vực điều trị.

Trong đợt dịch vừa qua, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP HCM đã tiếp nhận khoảng 400 bệnh nhân, đã có 83 bệnh nhân nặng, nguy kịch chuyển sang cấp nhẹ hơn và được chuyển sang các bệnh viện cấp nhẹ hơn để tiếp tục điều trị. 17 bệnh nhân hồi phục hoàn toàn và đủ điều kiện xuất viện.

nb-1a2-1627993799.jpg
Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP Hồ Chí Minh có gần 30 bệnh nhân nặng đã xuất viện (Ảnh: BV Chợ Rẫy). 

 

Chiều tối qua (2/8), số giường điều trị của Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP Hồ Chí Minh đã được nâng thêm giường để kịp thời đáp ứng nhu cầu bệnh nhân chuyển lên từ các tuyến dưới. Dự kiến, số giường dần lên đến 700 trong những ngày tới, khi được Bộ Y tế tăng cường trang thiết bị và nhân lực. Các y bác sĩ đang túc trực điều trị ở bệnh viện đều làm việc với tinh thần quyết tâm cao nhất để hồi sức cho bệnh nhân.

Mục tiêu quan trọng nhất trong thời gian tới của TP Hồ Chí Minh chính là công tác điều trị, hạn chế tối đa tử vong. Để đạt được mục tiêu này, Bộ Y tế, các bệnh viện lớn của Trung ương đã có mặt, sẵn sàng chia lửa, tạo mọi điều kiện cho TP Hồ Chí Minh bằng cách thành lập các trung tâm Hồi sức tích cực điều trị Covid-19.

Hai bệnh viện tuyến Trung ương là Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy đã chi viện hàng trăm cán bộ y tế, gấp rút hoàn thiện và đưa vào sử dụng thêm 2 Trung tâm hồi sức tích cực Covid-19 đặt tại các bệnh viện dã chiến với mục tiêu “4 tại chỗ”, quyết tâm cao nhất giữ lại tính mạng cho hàng trăm bệnh nhân nguy kịch đang phải nằm điều trị ở tầng 5. Nhờ đó, đã hạn chế tối đa số bệnh nhân tử vong do CoVid 19. 

Đến nay, ngành y tế đã huy động hơn 10.000 nhân lực trên cả nước, bao gồm cả y tế công, tư và các tình nguyện viên hỗ trợ cho TP Hồ Chí Minh, chống dịch. Nhiều chuyến tàu đặc biệt đã vận chuyển các trang thiết bị hiện đại nhất chi viện từ các tỉnh, thành phố trên cả nước để dàn một thế trận sẵn sàng, tiềm lực nhất chống dịch..

Cùng với đó, TPHCM sẽ tổ chức cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng hộ gia đình khó khăn; tiếp tục tập trung cao nhất để chia sẻ, hỗ trợ, đáp ứng nhu cầu cơ bản thiết yếu của bà con.

nb1a4-1627993975.jpeg
Công tác chăm lo người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 luôn được Thành phố quan tâm. Ảnh: nhandan.vn

 

Với những nỗ lực tạo miễn dịch cộng đồng một cách nhanh nhất, TP Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh chiến dịch tiêm vaccine, cố gắng tạo điều kiện thuận lợi đưa vaccine về nhiều, sao cho đến cuối tháng 8/2021, thành phố có khoảng 70% những người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vaccine.

Trước mắt, TP Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 thêm 14 ngày kể từ 0 giờ ngày 2/8 để siết chặt, kéo giảm số ca mắc, tập trung cho công tác điều trị người bệnh.

Từ truyền thống hào hùng của lịch sử, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta và sự chung sức, đồng lòng của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến chống covid 19.

V-X-B

Lão Hà

Lão Hà

16:19 04/08/2021

Nhà báo VXB lại sống lại tâm thế của phóng viên mặt trận năm nào