Kỳ 3.
Hôm nay có cuộc họp của Bộ Chính trị nghe Tổng quân ủy Trung ương trình bày phương án tác chiến đông mùa xuân1954, đối phó với kế hoạch quân sự của H.Navarre. Ngồi ghế chủ tọa là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngồi trên hai ghế kê dọc có bàn ở giữa là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh quân đội nhân dân Việt Nam, Đồng chí Trương Chinh, đồng chí Phạm văn Đồng và các đồng chí trong Bộ chính trị Đảng Lao động Việt Nam. Mở đầu cuộc họp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
-Các chú uống nước đi để chúng ta làm việc.
Tất cả đều đáp:
-Dạ, kính mời Bác ạ.
Mọi người bê những bát nước chè xanh nóng hổi thơm lừng nhấp từng ngụm. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói tiếp:
-Các chú đã biết, cuối tháng 9 năm 1953, tại Tỉn Keo, xã Điềm Mạc, Huyện Định Hóa, Thái Nguyên, Hội nghị của Bộ Chính trị đã họp bàn về nhiệm vụ quân sự 1953-1954. Hôm nay chúng ta họp hội nghị quan trọng để nghe Tổng Quân ủy trình bày kế hoach tác chiến mùa xuân 1954, cũng là phương án đập tan kế hoạch quân sự của H. Navarre. Mời chú Võ Nguyễn Giáp thay mặt Tổng Quân ủy Trung ương báo cáo kế hoạch.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng dậy nói:
-Kính thưa Bác, thưa các đồng chí, sau tám năm chiến tranh, thực dân Pháp đã thất bại lớn trong các chiến dịch Việt Bắc 1947, chiến dịch Biến Giới tháng 10 năm 1950, Trung Du tháng 12 năm 1950, chiến dịch Hòa Bình cuối 1951 đầu 1952, chiến dịch Tây Bắc thu đông 1952, chiến dịch Tây Bắc Thượng Lào 1953. Quân Pháp ngày càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Tháng 5 năm 1953, Chính phủ Pháp được Mỹ đồng ý đã cử Trung tướng H. Navarre làm Tổng chỉ huy quân đội Liên hiệp Pháp ở Đông Dương. Tháng 7 vừa qua, H.Navarre đã đề ra kế hoạch quân sự mang tên ông ta. Navarre cho rằng Pháp thất bại là do không giải quyết được mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, không phân tán thì không có quân giữ đất đai đã chiếm được, nhưng phân tán thì không có khối quân cơ động để tấn công tiêu diệt ta. Cho nên, mấu chốt của kế hoạch Navarre là kiên quyết xây dựng bằng được khối quân cơ động mạnh. Sau đó sẽ hành động theo hai bước. Bước 1: Thu đông năm 1953 và xuân 1954, phòng ngự ở miền Bắc, dựa vào khối quân cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ và tấn công chiến lược ở miền Nam. Bước 2: Thu đông 1954, tấn công trên chiến trường miền Bắc, giành thắng lợi quân sự quyết định, đàm phán trên thế mạnh, buộc ta phải chấp nhận những điều kiện của Pháp, nếu ta không chấp nhận thì Pháp sẽ tấn công tiêu diệt.
Đại tướng dừng lại uống ngụm nước và nói tiếp:
-Kính thưa Bác, thưa các đồng chí, cho đến nay tổng số quân Pháp trên chiến trường Đông Dương là 445.000 quân, trong đó quân Âu Phi chiếm 33%, 299.000 quân ngụy. Cụ thể Pháp có 267 tiểu đoàn, 8 tiểu đoàn quân ngụy. Về pháo binh, Pháp có 25 tiểu đoàn, về cơ giới, Pháp có 10 trung đoàn, về không quân, Pháp có 580 máy bay, quân ngụy có 25 máy bay do thám và liên lạc, Pháp có 391 tàu chiến các loại, ngụy quân có 104 tàu nhỏ và 8 tàu ngư lôi.
Về phía chúng ta, tổng quân số chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam là 252.000 người. Gọi theo biên chế, chúng ta có 6 đại đoàn bộ binh (tương đương 6 sư đoàn), 18 trung đoàn và trong đó có 127 tiểu đoàn, (Pháp có 267 tiểu đoàn). Về pháo binh ta có 2 trung đoàn, trong đó có 8 tiểu đoàn.
Như vậy, cho đến bây giờ, mặc dù ở vào thế bị động nhưng Pháp vẫn có ưu thế vượt trội về quan số, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Nhưng thế trận chiến tranh nhân dân và chiến tranh du kích của ta khiến Pháp phải phân tán lực lượng khắp các chiến trường. Pháp không thể tập trung lực lượng và ưu thế đó vào một trận đánh quyết định, cũng không thể có lực lượng cơ động mạnh để tấn công các đại đoàn chủ lực của ta ở miền Bắc. Trong số 267 tiểu đoàn của Pháp thì Pháp phải dùng 185 tiểu đoàn làm nhiệm vụ chiếm đóng, chỉ còn 82 tiểu đoàn làm nhiệm vụ cơ động chiến đấu chiến thuật và chiến lược.
Hiện nay, do cố gắng của H.Navarre mà ở đồng bằng Bắc Bộ đã có 44 tiểu đoàn cơ động. Tính riêng trên chiến trường chính Bắc Bộ, lực lương ta chỉ bằng 2/3 lực lượng Pháp. Nhưng tính riêng lực lượng cơ động chiến lược thì Quân đội nhân dân Việt Nam vượt trội về số tiểu đoàn.
-Kính thưa Bác, thưa các đồng chí, tôi đã nói là mấu chốt của kế hoạch quân sự Navarre là tạo ra một khối quân cơ động chiến lược, cho nên muốn phá tan kế hoạch Navarre thì phải phá tan mấu chốt này, tức là buộc Navarre phải phân tán lực lượng. Muốn vậy ta phải tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà Pháp không thể để mất, buộc Navarre không thể không cứu, không thể bỏ được, lại phải điều quân ứng cứu, buộc H.Navarre phải phân tán lực lượng. Cho nên kế hoạch của ta là:
1. Trên chiến trường chính Bắc Bộ, ta mở cuộc tấn công lên hướng Tây Bắc, tấn công Thượng Lào, buộc Navarre phải điều quân lên Thượng Lào.
2. Ta tấn công Trung Lào buộc Navarre phải phân tán quân lên Trung Lào.
3. Ta tấn công Hạ Lào, phối hợp với quân đội Pa Thét Lào, tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng đất đai, buộc Navarre phải phân tán quân lên Hạ Lào.
4. Ta tấn công Tây Nguyên buộc Navarre phải phân tán quân cứu Tây Nguyên.
Như vậy khối quan cơ động của Navarre sẽ bị phá vỡ, sẽ bị phân tán khắp các chiến trường Đông Dương, lại quay về thế bị động, bị ta tấn công và tiêu diệt. Phân tán và tập trung là mâu thuẫn cơ bản của một cuộc chiến tranh xâm lược mà không một tướng lĩnh tài năng nào có thể khắc phục và giải quyết được, kể cả H. Navarre.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày xong. Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi:
-Chú Giáp đã trình bày xong “ Kế hoạch tác chiến đông xuân 1953-1954” để đập tan kế hoạch Navarre, có chú nào bổ sung không?
Tướng Hoàng Văn Thái đứng dậy nói:
-Kính thưa Bác, thưa Đại tướng, thưa các đồng chí, tôi hoàn toàn tán thành kế hoạch của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi chỉ bổ sung thêm, thứ nhất, Liên Khu 5 sẽ là trọng điểm tấn công của kế hoạch Navarre nên ta phải ra lệnh cho quân dân tại đó sẵn sàng chiến đấu chống địch. Thứ hai, phải đẩy mạnh chiến tranh du kích hơn nữa ở vùng tạm bị chiếm để hỗ trợ cho quân chủ lực, tăng thêm sự phân tán binh lực của Pháp, tiêu hao binh lực của chúng, giải phóng thêm đất đai.
Chủ tịch Hồ Chí Minh hỏi tiếp:
-Còn chú nào có ý kiến thêm không?
Im lặng một lát, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận:
-Bác và Bộ Chính Trị tán thành kế hoạch tác chiến đông-xuân năm 1953-1954 của Tổng quân ủy, Bộ Quốc phòng và Bộ tổng Tham mưu do chú Võ Nguyên Giáp trình bày trước Bộ Chính Trị hôm nay. Chúc các chú sức khỏe và thắng lợi.
Tất cả đều đáp:
-Dạ cảm ơn Bác.
-Chúc các chú thắng lợi.
III.
Tháng 11 năm 1953, đang là mùa đông nhưng mùa đông Sài Gòn tiết trời không lạnh, không nóng. Mặt trời vẫn rải nắng xuống thành phố “Hòn ngọc Viễn Đông”. Nhà cửa cao thấp đủ hình thù nhô lên không trung. Một vài đám mây bay lảng vảng như sương khói tạo ra những dáng hình mờ ảo. Đường phố ngang dọc như bàn cờ đông người đi lại.
Trong Tổng hành dinh của Bộ chỉ huy tối cao Quân đội Liên hiệp Pháp, H. Navarre cùng Bộ tham mưu đang đứng cạnh cái bản đồ Đông Dương lớn. Đây là bản đồ tác chiến nên các mũi tên màu đỏ, màu vàng đậm nét xuyên ngang dọc. Mũi tên màu đỏ là chỉ những cuộc tấn công của Việt Minh. Những mũi tên màu vàng chặn những mũi tên màu đỏ là chỉ quân Pháp do Navarre điều động để nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công của đối phương. Tình hình chiến sự rộ lên nóng bỏng trên toàn chiến trường Đông Dương. Tháng 11 năm 1953, Việt Minh mở cuộc tấn công Tây Bắc. Navarre buộc phải điều quân lên Điện Biên Phủ. Sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ thành nới tập trung quân cơ động thứ hai của Pháp. Tháng 12 năm 1953, Việt Minh tấn công Trung Lào, giải phóng thị xã Tha Khét và toàn bộ tỉnh Khăm Muộn. Navarre điều quân lên Sê nô, xây dựng thành tập đoàn cứ điểm mới, Sê nô thành nơi tập trung quân cơ động thứ ba của Pháp. Cũng tháng 12 năm 1953, Việt Minh tấn công Hạ Lào và miền đông Campuchia, giải phóng thị xã A tô pơ và toàn bộ cao nguyên Bô lô ven. Cũng tháng 12 năm 1953, Việt Minh và quân Campuchia giải phóng Xiêm pang và Viên xai. Navarre phải điều quân lên Hạ Lào, Pắc Xế thành nơi tập trung quân thứ tư của Pháp. Đầu năm 1954, Việt Minh tấn công Tây Nguyên, giải phóng Công Tum, uy hiếp Plây cu. Navarre phải điều quân lên giữ Plâycu. Plâycu trở thành nơi thứ 5 tập trung quân cơ động của Pháp. Tháng 1 năm 1954, Việt Minh tấn công Thượng Lào, tấn công Mường Khoa, Mường Ngôi, uy hiếp cố đô Luôngprabăng, giải phóng Phong xa lì, mở rộng căn cứ địa cho cách mạng Lào, diệt 2.200 lính Pháp. Navarre phải điều quân lên Luôngprabăng. Luông prabăng thành nơi thứ 6 tập trung quân cơ động của Pháp.
H. Navarre lướt chiếc gậy Thống chế chỉ huy lên bản đồ, căng thẳng và suy nghĩ: “Với cách hành quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào những nơi chiến lược quan trọng mà Pháp không thể bỏ, đành phải điều quân đến đánh giữ, như vậy khối quân cơ động 84 tiểu đoàn mà Navarre dày công xây dựng lại đang phân tán ra 6 nơi trên chiến trường toàn Đông Dương. Như vậy, mấu chốt của kế hoạch quân sự đang bên bờ vực phá sản”. Navarre đang phải giải đáp bài toán là, sau khi phân tán binh lực thành nhiều nơi như vậy, làm sao vẫn có sức mạnh để tiêu diệt các Đại đoàn chủ lực Việt Minh? Chiếc gậy Thống chế của Navarre lướt trên một số địa điểm mà đã cho xây dựng thành tập đoàn cứ điểm và đã chặn được quân đội Việt Minh khá hiệu quả. Quân đội Việt Minh với vũ khí kém hơn Pháp cho đến nay mới chỉ tiêu diệt được một cứ điểm phòng ngự mà chưa thể tấn công được các tập đoàn cứ điểm của Pháp. Một ý nghĩ chợt lóe sáng trong đầu Navarre:
-A, có rồi, trong tình thế khối quân cơ động đã không còn, chỉ còn cách là xây dựng một tập đoàn cứ điểm và dụ Việt Minh tới đánh và lọt vào cái bẫy để Pháp tiêu diệt.
Bài toán khi khối quân cơ động không còn mà vẫn tiêu diệt được các Đại đoàn quân chủ lực Việt Minh đã hình thành rõ nét và được lý giải trong đầu óc Navarre. Navarre gọi:
-Đem cho tôi cốc rượu
-Dạ.
(Còn nữa)
CVL