link tải gowin99 mới nhất

Đi tìm phủ đệ của Hưng Nhượng Đại vương Trần Quốc Tảng ở Quảng Ninh 

Nhà bác học thiên tài Quế Đường tiên sinh Lê Quý Đôn (1726-1784) đã viết: “Những việc chính sử ghi chép, dù hoàn hảo đến mấy, cũng không thể hoàn toàn tin theo được”! Ông còn nói rõ thêm, rằng “Kẻ đọc sách chỉ có thể căn cứ vào văn, mà không xét đến sự thực được chăng”?

Ông JOSEPH BRODSKY, nhà văn Mỹ gốc Nga, Giải thưởng Nobenl Văn học năm 1987, đã phát biểu trong buổi lễ trao giải: “ĐỂ HIỂU ĐƯỢC MỘT CON NGƯỜI, MỘT DÂN TỘC CẢ NGÀN NĂM TRƯỚC, THÌ CHỈ CÓ THƠ CA MỚI CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC MÀ THÔI!”

Chúng tôi thấy rất tâm đắc với điều mà các bậc tiền nhân đã chiêm nghiệm và cảm nhận. Dựa trên tinh thần căn bản của những điều Lê Quý Đôn và ông JOSEPH BROODSKY đã nói, chúng tôi lấy đó làm kim chỉ nam cho công việc nghiên cứu gowin99 , văn học nước ta thời kỳ Trung đại. Kết quả rất khả quan. Những góc khuất, những khoảng mờ của lịch sử, qua thơ ca, đã ít nhiều được làm sáng tỏ. Các công trình nghiên cứu, GIẢI MÃ KHO BÁU VĂN CHƯƠNG của chúng tôi, về thơ ca Lý-Trần, về thơ ca Nguyễn Trãi (cả Hán và Nôm), của Cao Bá Quát và gần đây nhất là thơ chữ Hán Lê Quý Đôn, đã chứng minh điều đó!

b1vbl1ad-1689816295.jpg

Tác giả Vũ Bình Lục (bên phải) trao đổi với ông Vũ Trọng Minh, thủ nhang đền Xã Tắc thờ Trần Quốc Tảng tại Móng Cái, Quảng Ninh. Nhà báo Tùng Bách chụp.

 

Riêng với trường hợp danh nhân Phạm Nhữ Dực, chúng tôi đã tạm thời dựng lên chân dung một nhà Nho cỡ lớn và một số nhân vật cùng thời, qua những bài thơ còn lại của ông, theo đó là hình bóng một giai đoạn lịch sử rất nhiều biến thiên, thăng trầm, dâu bể.

Vua Minh Thành Tổ Chu Đệ (1360-1424) đã dã tâm sai Trương Phụ và các tướng lĩnh nhà Minh thực hiện kế hoạch triệt để tiêu diệt nền gowin99 của Đại Việt ta. Chỉ trong năm 1407, chúng đã đốt sạch, phá sạch, cướp sạch tất cả di sản gowin99 vật thể vô cùng to lớn và phong phú của dân tộc ta. Những cái còn sót lại, là do cha ông ta đã khôn khéo giấu đi, hoặc nó còn nằm rải rác đâu đó trong các sách Phật giáo ở chùa chiền.

Thân thế và sự nghiệp sáng tác của nhiều tác giả, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, do vậy, cũng không được tỏ tường. Việc phục dựng lại chân dung một số nhân vật lịch sử, phải thông qua nhiều nguồn tư liệu bổ sung, đặc biệt nhất là thơ ca.

Ví dụ, chân dung nhân vật Nguyễn Vận Đồng, nếu không có thơ của Phạm Nhữ Dực, thì hình ảnh nhân vật đáng kính này cũng mất tiêu theo tro tàn gió bụi. Tác phẩm của ông Nguyễn Vận Đồng, một nhà Nho lừng danh đã từng ba lần đỗ đầu trong các khoa thi Hương, thi Hội, thi Đình, nổi tiếng văn chương thời ấy, cũng không thấy nữa. Ông là một nhân cách lớn, một tài năng đích thực, từng làm quan trong triều ngoài trấn, chính tích và uy danh lừng lẫy. Đặc biệt là ông Nguyễn Vận Đồng từng làm Tri Phủ Tân An, một vùng đất biên cương chiến lược rộng lớn, bao gồm các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh ngày nay. Nhưng mà buồn thay, chẳng còn tài liệu nào ghi chép về ông Nguyễn Vận Đồng cả. Các nhà nghiên cứu biên soạn sách THƠ VĂN LÝ TRẦN của VIỆN VĂN HỌC, cũng đành phải “bó tay.com”…

Tôi ngờ rằng, ông Nguyễn Vận Đồng đã chiến đấu chống giặc Minh xâm lược buổi đầu. Ông đã hy sinh trước thế lực giặc Minh ào ạt tấn công mạnh mẽ. Phủ đệ của ông, có thể là ở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, nay là phường Hoành Bồ thuộc thanh phố Hạ Long, vùng đất An Bang chiến lược thời xưa...

Vừa mới đây, các nhà khảo cổ học đã khai quật thấy một số di chỉ thời Trần ở huyện Hoành Bồ, địa phương tiếp giáp với thành phố Hạ Long, trung tâm chính trị, kinh tế, gowin99 của Quảng Ninh. Tôi ngờ rằng, những tác phẩm của quan Tri Phủ, Tam Nguyên Nguyễn Vận Đồng cũng đã bị giặc Minh đốt cháy, cùng với phủ đệ phủ Tân An thời Trần và sang cả thời nhà Hồ. Đó có thể là một lý do lịch sử cần phải được minh định.

Về phủ đệ của ông Nguyễn Vận Đồng, tôi ngờ rằng, trước đây chính là phủ đệ của Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng (1252-1313). Câu chuyện mà Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mắng chửi con trai ông là Trần Quốc Tảng, như sách ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ và một số sách khác chép, có thể chỉ là một câu chuyện được dàn dựng, được “diễn” rất tinh vi, khéo léo, mang nhiều mục đích sâu rộng, trong bối cảnh chính trị lúc bấy giờ...

Trần Quốc Tảng là một tướng tài, được Quốc Công Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương giao nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, đó là trấn giữ vùng đất An Bang chiến lược, để sẵn sàng đối phó với giặc Nguyên Mông. Hoành Bồ có vị thể Địa- Chính trị rất quan trọng. Đặc biệt là vị thế Địa-quân sự. Nơi đây có thể trú quân, tiến thoái đều tiện lợi.

Hưng Nhượng Vương lập phủ đệ ở Hoành Bồ, đồng thời là một căn cứ quân sự cực kỳ quan yếu và tất nhiên là rất hữu dụng. Đến con trai trưởng của ông là Văn Huệ Vương, Tể Tướng Trần Quang Triều (1286-1325), cũng đã từng ở đây. Thi sĩ Văn Huệ Vương còn vài ba bài thơ ghi lại cảm xúc của ông ở đây, ví như bài ĐỀ LIÊU NGUYÊN LONG TỐNG HẠO CẢNH PHIẾN (đề chiếc quạt vẽ phong cảnh do Liêu Nguyên Long tặng), CHU TRUNG ĐỘC CHƯỚC (Uống rượu một mình trong thuyền), hoặc cũng có thể là QUÁ AN LONG (Qua An Long). Rồi thì cả bài ĐỀ PHÚC THÀNH TỪ ĐƯỜNG (Đề từ đường ở Phúc Thành) nữa…

Ông quan Tri Phủ Tân An là Nguyễn Vận Đồng, có thể đã từng giữ chức vụ này ở cuối đời Trần. Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà trần, ông Nguyễn Vận Đồng vẫn giữ nguyên chức vụ này. Nghĩa là ông vẫn ở phủ đệ ở Hoành Bồ. Phủ đệ bị giặc Minh tấn công đốt phá. Sự nghiệp chính trị của Nguyễn Vận Đồng cũng tiêu tan. Không có ai chép được sự thật này, là vì đó là thời kỳ rất nhiễu loạn. Đáng tiếc thay!

Cách đây khoảng mấy năm, tôi cùng đoàn nhà văn xuống Quảng Ninh đi thực tế vùng mỏ và viết văn, viết báo. Chả là cuộc đi này do báo Văn Nghê, kết hợp với Tập đoàn Than&Khoáng sản Việt Nam tổ chức. Tôi thuộc nhóm 4 nhà văn đi thực tế ở Công ty Quang Hanh. Đoàn nghỉ ở khách sạn của Công ty.

Một bữa ăn chiều, chúng tôi xuống khu nhà ăn tập thể. Tình cờ, tôi thấy một khu vườn cây xanh um, rất mát mẻ, ở ngay sau khu nhà khách sạn. Thật bất ngờ! Hóa ra, đây là khu vườn rất rộng, hiện có khoảng mấy chục cây nhãn cổ thụ. Hỏi mấy người phục vụ, họ bảo, những cây nhãn ở đây đã có tuổi đời bảy tám trăm năm. Lòng tôi bỗng trào lên niềm hứng khởi. Thế thì, đích thị vườn nhãn ở đây đã có từ đời Trần (1225-1400).

Tôi ngờ rằng, đây có thể là khu vườn thuộc trang trại của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư? Chả là, sau chiến thắng Nguyên Mông lần thứ 3 (1288), Nhân Huệ Vương vẫn ở lại đây, trấn giữ cửa biển Vân Đồn-Quan Lạn.

Khi cần tướng giỏi ra trận (chinh phạt Chiêm Thành), vua Trần Minh Tông lại cần đến tài năng chỉ huy thủy quân của Nhân Huệ Vương. Minh Tông đã đích thân về đây, về cái trang trại có tên DƯỠNG CHÂN BÌNH THÔN TỬ, để mời Trần Khánh Dư lại ra giúp nước.

Trần Minh Tông có bài thơ khích tướng. Bài thơ ấy có tên là DƯỠNG CHÂN BÌNH THÔN TỬ NHÂN HUỆ VƯƠNG TRANG (Trang trại của Nhân Huệ Vương Dưỡng Chân Bình Thôn Tử). Bài thơ đại ý, nhà vua có vẻ “trách yêu” Nhân Huệ Vương sớm lui về vui chơi nơi bể rộng sông dài, non xanh nước biếc, cho thỏa cái chí riêng mình, mà không cùng vua lo nghĩ đến việc nước. Vua Minh Tông nói rằng ta không phải như Việt Vương Câu Tiễn, hạng người “cảnh trường điểu chuế” (cổ dài mõm nhọn) đâu. Thế nên, ông hãy vì ta mà tạm gác bỏ cái thú giang hồ, mà để đem nàng Tây Thi đi chơi Ngũ Hồ cho sướng lấy cái thân mình như Phạm Lãi đời Chiến Quốc bên Tàu.

Đây là một bài thơ hay, tình ý rất sâu sắc. Chúng tôi đã bình giải kỹ bài thơ này. Quả nhiên, Văn Huệ Vương lại nhận lời làm Chủ soái, chỉ huy đạo quân thủy, vượt biển tấn công Chiêm Thành. Và chiến dịch đã thành công.

Vậy khu vườn nhãn cổ thụ đây, ở cái thành phố Cẩm Phả rất nhiều vàng đen, có thể là trang trại xưa của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chăng?

Mấy chục năm trước, đã có một số tác phẩm văn chương nói về một bài thơ, được cho là của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. Nhân Huệ Vương không biết học hành từ đâu, từ ông thầy nào. Khánh Dư là một vị tướng tài, đặc sắc nhất là chỉ huy quân thủy. Chức Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân đúng là một đặc ân hiếm có với Nhân Huệ Vương. Nhưng cái việc Khánh Dư được Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn tín nhiệm, ủy thác cho Khánh Dư viết lời tựa cho cuốn sách VẠN KIẾP TÔNG BÍ TRUYỀN THƯ (VẠN KIẾP BINH THƯ) của ông, thì đủ biết tài năng nghị luận về nghệ thuật quân sự của Trần Khánh Dư như thế nào rồi.

Có một bài thơ được xem như của Trần Khánh Dư, viết bằng chữ Nôm, được nhà văn Nguyễn Tuân trích đưa vào tùy bút SÔNG ĐÀ của ông. Xin đưa cả bài thơ thất ngôn bát cú vào đây. Nhưng theo thiển ý của tôi, bài thơ này có lẽ do người đời sau sáng tác. Đơn giản là vì ở đời Trần, chữ Nôm còn nhiều chữ cổ rất khó đọc.

BÁN THAN

Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn,

Hỏi rằng chi đó, gởi rằng than.

Ít nhiều kiếm được đồng tiền tốt,

Hơn thiệt nài chi mớ củi tàn?

Ở với lửa hương cho vẹn kiếp,

Thử xem sắt đá có bền gan.

Nghĩ mình nhem nhuốc, toan nghề khác,

Lại sợ trời kia lắm kẻ hàn.

TRẦN KHÁNH DƯ

Nếu nhìn toàn cảnh khu vực Đông Bắc, chúng ta có thể hình dung các vị trí đóng quân chiến lược của nhà Trần như sau:

1

Tiết Chế Hưng Đạo Đại Vương đóng quân ở VẠN KIẾP. Ngài là Tổng Tư Lệnh toàn quân. LỤC ĐẦU GIANG là trung tâm của Tổng Tư Lệnh, tiết chế toàn quân. Khi cần thiết, các cánh quân của các tướng Tư Lệnh vùng, sẽ hội quân về Vạn Kiếp, theo đường thủy. Thực tế lịch sử đã diễn ra như vậy.

2

Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư trấn giữ cửa biển Vân Đồn-Quan Lạn, ngăn giặc từ biển tiến vào sông Bạch Đằng. Thực tế các trận đánh do Trần Khánh Dư chỉ huy, đều diễn ra ở khu vực này.

3

Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, chỉ huy những người anh em của mình, đóng quân ở căn cứ Hoành Bồ. Nơi đây, có phủ đệ riêng của Trần Quốc Tảng. Từ đây, Hưng Nhương Vương bao quát cả vùng đất biên cương tới tận Sa Vĩ, Trà Cổ. Nhiều đình đền ở Móng Cái thờ Trần Quốc Tảng. Ngôi đền XÃ TẮC ở Móng Cái thờ Đại Vương Trần Quốc Tảng và Cao Sơn Đại Vương, tức thần Xã Tắc. Và tất nhiên, cả ngôi đền (đình) TRÀ CỔ nổi tiếng, cũng thờ Đại Vương Trần Quốc Tảng.

Còn như đền thờ Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng ở khu vực cửa Suốt (Cửa Ông), thành phố Cẩm Phả, chỉ được xây dựng để tưởng nhớ công lao của Hưng Nhượng Vương mà thôi!

Như vậy, các căn cứ ở khu vực An Bang thời Trần, sẽ tạo thế liên hoàn chiến lược, ứng cứu, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, tạo thành một “thiên la địa võng” hoàn hảo. Thủy binh nhà Trần sẽ phát huy hết tác dụng trong giao chiến với Nguyên Mông.

Tôi trình bày bài viết này, dựa trên tác phẩm thơ ca còn lại của ông Phạm Nhữ Dực, đồng thời sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, liên văn bản, cùng với tư duy phân tích, kết nối, phản biện và cái nhìn gowin99 quân sự toàn cảnh, với hy vọng tái hiện phần nào đó chân dung một số nhân vật lịch sử ở một thời đoạn đất nước có rất nhiều biến động thăng trầm. Đặc biệt hơn nữa, đó chính là hành trạng còn nhiều bí ẩn của các danh sĩ Phạm Nhữ Dực và Nguyễn Vận Đồng, mà cuộc đời của họ gắn bó rất nhiều với vùng đất An Bang, tỉnh Quảng Ninh ngày nay!

Đến thời Hậu Lê, vua trẻ Lê Thái Tông trưởng thành, ông ấy nắm vững quyền lực trong tay, bèn giết Lê Sát, Lê Ngân, rồi mời Nguyễn Trãi về giúp sức, dựng lại cơ đồ đã đổ nát. Thái Tông Lê Nguyên Long phục chức cho Nguyễn Trãi, giao cho Nguyễn Trãi đặc trách quản lý quân dân hai đạo miền Đông Bắc. Đại thi hào Nguyễn Trãi đã có nhiều bài thơ viết về vùng đất biên cương Đông Bắc, do chính ông quản lý. Không thể không kể đến bài thơ BẠCH ĐẰNG HẢI KHẨU. Thế mà ngày nay, ở Quảng Ninh không hề thấy dấu vết gì thuộc về Nguyễn Trãi, ví như một cái tên đường lớn mang tên danh nhân, người anh hùng dân tộc vĩ đại Nguyễn Trãi?

Quảng Ninh cũng không thể không có DẠI LỘ ghi nhớ công ơn những danh nhân lịch sử lớn, từng gắn bó với địa phương này, như TRÚC LÂM ĐẠI SĨ TRẦN NHÂN TÔNG, VĂN HUỆ VƯƠNG TỂ TƯỚNG TRẦN QUANG TRIỀU, rồi cả nhà cách mạng giải phóng dân tộc lừng lẫy, như VŨ VĂN HIẾU chẳng hạn.

Hà Nội đầu tháng 7 năm 20023

V.B.L