Em là cô giáo mầm non
Nghề chi mà lại “sớm con, muộn chồng”
Đêm thì vắng, ngày thì đông
Chăm thì chăm thế mẹ chồng vẫn chê
Sáng sớm đi, tối muộn về
Trong nhà chân đất, dép lê ngoài đường
Chồng thì khi giận, khi thương
Trẻ thì đứa ẩm, đứa ương lạ đời.
Trò ngoan thì cô mới cười
Con mình mình nhãng, con người mình chăm
Lương mình chẳng đủ mình ăn
Thì em cấy ruộng cho bằng người ta
Nghề đâu là nghiệp đấy mà
Yêu trò cũng hệt như ta yêu mình
Mình cho ta trọn cái tình
Ta sẽ cho mình tất thảy ta yêu.
Trẻ thơ như CHIẾC LÁ DIỀU
Em là NGỌN GIÓ một chiều, đang thu.
(Đoàn Thị Lam Luyến)
Lời bình: Nguyễn Văn Hòa
Ngọn gió lá diều là một trong số những bài thơ hay của Đoàn Thị Lam Luyến viết về nghề dạy học, người dạy học - một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, thanh cao nhất trong những nghề thanh cao, nghề mà được cả gowin99 kính trọng và tôn vinh. Thế nhưng người làm nghề “đưa đò” cho khách sang sông cũng lắm nhọc nhằn, vất vả; bởi chịu nhiều áp lực và bị chi phối từ rất nhiều phía... Trong đội ngũ những người làm nghề dạy học, có lẽ thiệt thòi nhất, dành nhiều thời gian nhất với nghề đó chính là những cô giáo dạy ở bậc học mầm non. Mà như tất cả chúng ta đều biết, giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, nhận thức, tình cảm gowin99 và thẩm mỹ ngay từ những bước chân chập chững đầu đời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi đây được coi là “Giai đoạn vàng” để giáo dục và tạo nền móng cho sự phát triển của trẻ trong tương lai.
Ngọn gió lá diều có 5 khổ thơ thì 3 khổ đầu hiện lên rõ nét công việc, hoàn cảnh, số phận, của cô giáo dạy học mầm non. Một công việc mang nét đặc thù riêng so với công việc của nhiều ngành nghề khác. Điều đặc biệt là dạy ở bậc học mầm non cũng có nhiều điểm khác biệt so vo với dạy các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Ngay mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình “em” đã có những lời tự vấn, tự thoại về chính bản thân và nghề nghiệp của mình.
Em là cô giáo mầm non
Nghề chi mà lại “sớm con, muộn chồng”
Đêm thì vắng, ngày thì đông
Chăm thì chăm thế mẹ chồng vẫn chê
Mọi nhọc nhằn, thua thiệt được liệt kê ra theo cấp độ tăng dần và ở đó những phạm trù đối lập cũng tồn tại sóng đôi. Có lẽ, nhiều người biết và cảm thông cho nỗi vất vả, sự lao tâm khổ tứ của nghề dạy học nói chung và công việc của cô giáo mầm non nói riêng. Nhưng ở bài thơ này, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã một lần nữa làm nổi bật và nói hộ cho họ rất nhiều điều. Làm nghề đã khó, yêu nghề, tâm huyết với nghề lại càng khó khăn hơn gấp bội phần. Mà công việc nuôi dạy trẻ mầm non không phải là công việc đơn giản. Đòi hỏi người trực tiếp đứng lớp phải có tâm, yêu nghề, yêu trẻ, cẩn trọng, chịu khó, hiểu rõ đặc điểm và sự phát triển tâm lý của trẻ thơ. Ai có con trẻ và chăm sóc con trẻ sẽ thấu rõ và nhận ra sự “chịu đựng” của các cô giáo mầm non đến nhường nào. Ở nhà ta chỉ chăm một đứa trẻ nhưng cũng đủ thấm mệt bởi những hành động, “yêu sách” và cả sự nghịch ngợm, hiếu động của trẻ... Còn cô giáo, ở lớp phải chăm sóc, theo dõi đến mấy chục học trò thì thử hỏi có giây phút nào bình yên? Và trong mấy mươi em ở tuổi vỡ lòng ấy với nhiều tính cách, hoàn cảnh, điều kiện thể chất, tinh thần khác nhau cũng là điều làm cho cô giáo ái ngại. Khổ hơn nữa là gặp lúc các em ẩm ương, ốm vặt, khóc nhè...; nếu cô giáo không bình tâm, không nhẫn nại, không yêu nghề, không yêu trẻ thì khó có thể làm tròn trách nhiệm của người “mẹ hiền thứ hai” cho các em.
Thời gian ở lớp, ở trường đã chiếm phần lớn thời gian để cô giáo dành cho gia đình. Đó cũng là sự thiếu hụt và thiệt thòi nhất định cho “em”/ cô giáo mầm non làm tròn thiên chức, bổn phận của một người con dâu với mẹ chồng; một người mẹ với con cái; một người vợ đối với chồng... Mọi thứ dường như trở thành gánh nặng đối với cô giáo dạy học mầm non. Áp lực công việc giữa công và tư, thời gian dành cho gia đình và thời gian đứng lớp, tình cảm dành cho các em học trò và tình cảm với gia đình... Đáng lưu tâm hơn nữa là gánh nặng cơm áo. Dạy học đã nhọc nhằn, chiếm hết quỹ thời gian để chăm lo việc khác, đồng lương thì cũng chẳng đủ để trang trải cho cuộc sống gia đình. Vậy nên, sau những giờ đứng lớp, cô giáo “chân yếu tay mềm” kia cũng phải làm ruộng để có gạo mà ăn... Đáng thương và có gì đó ngậm ngùi. Sao không đáng thương và ngậm ngùi cho được, khi đồng lương còm cõi không đủ chi phí trang trải cho gia đình, chồng con.
Sáng sớm đi, tối muộn về
Trong nhà chân đất, dép lê ngoài đường
Chồng thì khi giận, khi thương
Trẻ thì đứa ẩm, đứa ương lạ đời.
Trò ngoan thì cô mới cười
Con mình mình nhãng, con người mình chăm
Lương mình chẳng đủ mình ăn
Thì em cấy ruộng cho bằng người ta
Hai khổ cuối là lời tự an ủi với niềm tin về tương lai tốt đẹp. Bởi nhân vật trữ tình “em” hiểu sâu sắc rằng: đã chọn nghề, theo nghề, sống với nghề, đam mê với nghề thì phải chấp nhận và vượt qua mọi thử thách. Đó cũng là quy luật, nghề đâu nghiệp đấy; hãy sống làm việc hết mình vì tình yêu, sự đam mê và thái độ sống đúng đắn, tử tế, nhân văn nhất. Mọi thứ rồi sẽ được đền đáp xứng đáng nếu biết cho đi, nếu sống trọn tình nghĩa bằng tình yêu thương lẫn ý thức trách nhiệm!
Nghề đâu là nghiệp đấy mà
Yêu trò cũng hệt như ta yêu mình
Mình cho ta trọn cái tình
Ta sẽ cho mình tất thảy ta yêu.
Khép lại bài thơ, với khổ thơ chỉ hai câu, có gì đó bất bình thường so với 4 khổ thơ trước nhưng điều bất thường ấy lại mang ý nghĩa, tạo sự bất ngờ cho người đọc. Dường như mọi khổ ải ở trên được “hóa giải” và nhìn nhận bởi cái nhìn nhân ái, bao dung. Nhân vật trữ tình “em” đã nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm và cả tình yêu thương vô bờ dành cho trẻ thơ - những mầm non tương lai của đất nước. Trẻ cần phải được chăm sóc, giáo dục một cách tốt nhất có thể.
Trẻ thơ như CHIẾC LÁ DIỀU
Em là NGỌN GIÓ một chiều, đang thu.
Đoàn Thị Lam Luyến đã rất tinh ý và khéo léo khi so sánh trẻ thơ với CHIẾC LÁ DIỀU, “em” với NGỌN GIÓ một chiều, đang thu. Một cách so sánh, ví von đầy hình tượng, trong trẻo và nhân văn. Cô giáo chính là ngọn gió mát lành để nâng cánh cho trẻ thơ được bay cao, bay xa trên bầu trời cao rộng. Chính điều này, thông điệp này, Ngọn gió lá diềumang giá trị và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.