link tải gowin99 mới nhất

Đề xuất hai phương án đầu tư cung ứng điện cho Côn Đảo

Thiết lập nguồn điện ổn định và có công suất lớn cho các đảo thuộc chủ quyền Việt Nam luôn là vấn đề đặt ra và chắc chắn phải đầu tư lớn. Côn Đảo, một quần đảo có diện tích không nhỏ đang rất cần có điện như vậy và giải pháp hiện nay là kéo điện lưới tử đất liền ra.

Đầu tư tới gần 5.000 tỷ đồng để có điện lưới quốc gia

Hiện nguồn điện ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa Vũng Tàu) được cấp từ nguồn chính là Nhà máy điện Diesel An Hội và Nhà máy điện Diesel An Hội mở rộng, gồm 9 tổ máy với tổng công suất đặt 11.820 kW, công suất khả dụng khoảng 9.600 kW.

b1-con-dao-1-1705563940.jpgCác bộ, ngành đang tổ chức lấy ý kiến về dự án có tổng mức đầu tư 4.950 tỷ đồng, kéo điện lưới quốc gia ra Côn Đảo. Ảnh: baobariavungtau.com.vn.

Trên địa bàn huyện Côn Đảo, do hạn chế về nguồn cung cấp điện nên những năm qua hệ thống điện chỉ đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt và một phần điện cho nhu cầu dịch vụ, du lịch. Điện dùng cho sản xuất công nghiệp gần như không đáp ứng được. Chính vì vậy, các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên đảo gặp rất nhiều hạn chế.

Cũng chính vì thực tế đó, Côn Đảo rất cần được đầu tư để có nguồn điện với công suất lớn hơn nhiều để phát triển mọi mặt cho các nhu cầu về kinh tế và dân sinh. Tuy nhiên, do khoảng cách gần nhất từ Côn Đảo tới đất liền Việt Nam lên tới hơn 70 km nên chắc chắn chi phí để kéo được điện lưới quốc gia sẽ là một con số rất lớn.

Tháng 3/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xin Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cấp điện lưới quốc gia cho Côn Đảo.

Tờ trình mới của EVN tiếp tục nhấn mạnh sự cần thiết đầu tư dự án để đảm bảo nhu cầu điện, khi nhu cầu phụ tải của huyện đảo dự báo tăng cao trong giai đoạn tới, đến năm 2030 là 54,4MW và tăng tới 90,2% vào năm 2030.

EVN đề xuất xây tuyến cáp ngầm dưới biển, tuyến đường dây 110 kV và trạm biến áp 110/22 kV Côn Đảo bằng công nghệ GIS. Sau khi đưa vào vận hành, công suất trên đường dây 110 kV cấp điện cho huyện Côn Đảo năm 2025 khoảng 24,5MW, năm 2030 khoảng 54,5MW và năm 2035 khoảng 90,2MW. Dự án có tổng mức đầu tư là 4.950 tỉ đồng.

EVN cho rằng việc đầu tư cấp điện từ lưới điện quốc gia cho Côn Đảo là nền tảng để thực hiện quyết định của Thủ tướng phê duyệt "Đề án phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020". Việc đảm bảo cung ứng điện cũng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện Côn Đảo nhanh chóng bên cạnh nhiệm vụ bảo đảm an ninh - quốc phòng và chủ quyền biển đảo quốc gia.

Đại diện của EVN cho hay thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng, sau hơn một năm Bộ Công Thương thực hiện các bước thẩm định dự án trên cơ sở lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị tư vấn, thẩm định độc lập, đến nay hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu.

Trong quá trình lấy ý kiến, cơ quan xây dựng dự án đã mời các chuyên gia đầu ngành. Với tổng mức đầu tư dự án có 2.526 tỉ đồng là vốn ngân sách, không phải là vốn vay nên việc thu hồi vốn của dự án sẽ tập trung vào phần vốn tự có, nên hiệu quả sẽ khả thi với mức giá đầu vào và giá bán lẻ bình quân.

Nên chăng là đầu tư điện nguyên tử cho Côn Đảo

Như vậy, phương án mà EVN trình Chính phủ để cấp điện lưới cho Côn Đảo là phải kéo cáp ngầm từ đất liền ra. Tổng chi phí cho dự án này của EVN xin được nhắc lại con số 4.950 tỷ đồng mà trong đó ngân sách nhà nước phải hỗ trợ là 2.526 tỷ đồng và số còn lại là vốn đối ứng của EVN. Chắc chắn, đó là những khoản tiền rất lớn và cũng cần lưu ý đến sự an toàn của đường cáp ngầm vì khoảng cách từ Côn Đảo ra đất liền tối thiểu cũng lên tới 70 km. Cũng cần nói thêm là khi nhu cầu tiêu thụ điện năng của Côn Đảo gia tăng thì đường cáp ngầm cũng phải được nâng cấp để đáp ứng đủ công suất và đương nhiên lại phải tiếp tục đầu tư.

Vì thế, đã có người đặt vấn đề là tại sao không xây dựng nhà máy điện nguyên tử cho Côn Đảo. Chắc chắn là đầu tư điện nguyên tử cho Côn Đảo cũng không hề rẻ nhưng hoàn toàn có thể đầu tư theo nhiều giai đoạn. Khi đó, tuy lưới điện của Côn Đảo độc lập với đất liền nhưng sẽ không phải đối mặt với sự cố có thể xảy ra với đường truyền.

Cũng cần nói thêm, do tổng công suất điện cần có với Côn Đảo không hề quá lớn nên nhà máy điện nguyên tử nếu được đầu tư cũng chỉ cần với quy mô vừa và nhỏ. Đương nhiên, việc vận hành cho nó bước đầu có lẽ cũng phải do nước ngoài vì các chuyên gia trong nước hoàn toàn chưa có kinh nghiệm và cần có thời gian để học hỏi, chuyển giao công nghệ.

Theo nghiên cứu của Viện Năng lượng thuộc Bộ Công Thương, hiện nay các lò điện nguyên tử dạng mô-đun quy mô nhỏ (SMR) là xu thế phát triển trong ngành điện nguyên tử, là loại lò có thiết kế mới thuộc thế hệ III+ hoặc IV, có quy mô công suất dưới 300 MW (bằng khoảng 1/3 công suất phát của các lò điện nguyên tử truyền thống phổ biến hiện nay là khoảng 1.000 MW). Công nghệ lò điện nguyên tử quy mô nhỏ này có thể sử dụng cùng loại nhiên liệu và có những cải tiến về độ an toàn, đặc biệt các tính năng an toàn thụ động gần như trở thành yếu tố bắt buộc với các lò quy mô nhỏ.

Với nhiều lợi thế của lò SMR vốn có liên quan đến bản chất thiết kế của chúng - nhỏ và dạng mô-đun, lò SMR có thể được bố trí ở những vị trí không phù hợp với các nhà máy điện nguyên tử lớn hơn. Các mô-đun SMR được sản xuất sẵn tại các nhà máy chế tạo, sau đó vận chuyển và lắp đặt tại địa điểm xây dựng, làm cho chúng có giá thành hợp lý hơn so với các lò phản ứng công suất lớn (thường được thiết kế theo một địa điểm cụ thể).

Dự kiến, các lò SMR giảm chi phí và thời gian xây dựng với tiến độ xây dựng dự kiến khá ngắn (24 - 36 tháng), đồng thời chúng có thể được triển khai từng bước để phù hợp với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.

So với các lò hiện nay đang vận hành phát điện, các thiết kế SMR được đề xuất thường đơn giản hơn và an toàn do là SMR dựa vào các hệ thống thụ động và các đặc tính an toàn nội tại của lò phản ứng. Điều này có nghĩa là trong những trường hợp bất thường, không cần sự can thiệp của con người, hoặc lực lượng bên ngoài để tắt các hệ thống, bởi vì các hệ thống thụ động dựa vào các hiện tượng vật lý (chẳng hạn như tuần hoàn tự nhiên, đối lưu, trọng lực và tự điều áp).

Ngoài ra, các lò SMR (300 MW) nước nhẹ sẽ có mức nhiệt độ thấp hơn nhiều so với các nhà máy lớn (1.000 MW) và do đó, sẽ ít cần làm mát hơn sau khi lò phản ứng sau khi dừng lò tránh được thảm họa hạt nhân như đã xảy ra tại Nhà máy điện nguyên tử Fukushima (Nhật Bản), ảnh hưởng đến môi trường.

Cũng chính vì thực tế đó, nên chăng Chính phủ mà trực tiếp là Bộ Công Thương cùng các bộ ngành có liên quan nên có những nghiên cứu chính thức để xây dựng và phát triển điện nguyên tử cho Côn Đảo thay vì phương án kéo cáp ngầm mà EVN đang đề xuất.