link tải gowin99 mới nhất

Để có những tiệc thơ đáng nhớ

Chương trình mang tên “Bởi gió xanh tiếng nhớ” ra mắt sách cho 5 thành viên của nhóm thơ FACEBACH, với các tác phẩm: Bởi vì mây vẫn trắng, Ngõ gió, Hiển thị ngày Xanh, Tiếng mưa, Những mùa nhớ lần lượt của các tác giả Nguyễn Đức Hạnh, Lưu Hồng Vân, Lê Kim Phượng, Vũ Trần Anh Thư và Nguyễn Duy Chung vừa diễn ra thành công. Phóng viên có cuộc trao đổi với tác giả Vũ Trần Anh Thư xung quanh chuyện viết lách.
tac-gia-vu-tran-anh-thu-1670979417.jpeg
Tác giả Vũ Trần Anh Thư

           

- Thưa chị, chương trình mang tên “Bởi gió xanh tiếng nhớ” rất thành công, bạn bè đến tham dự nhiều và thể hiện tình yêu trân quý đối với thơ ca. Điều gì để lại ấn tượng nhất với chị?

- Chương trình “Bởi gió xanh tiếng nhớ” đã trôi qua mà còn đọng lại trong tôi rất nhiều cảm xúc. Trong niềm vui riêng của tập thơ đầu tay vừa mới xuất bản còn chưa ráo mực, tôi có niềm hạnh phúc lớn hơn, đó là được ra mắt sách cùng các đồng đội FACEBACH của tôi. “Bởi gió xanh tiếng nhớ” là tên ghép của 5 tập thơ vừa được trình làng trong thời gian gần đây: Bởi vì mây vẫn trắng, Ngõ gió, Hiển thị ngày Xanh, Tiếng mưa, Những mùa nhớ lần lượt của các tác giả Nguyễn Đức Hạnh, Lưu Hồng Vân, Lê Kim Phượng, Vũ Trần Anh Thư và Nguyễn Duy Chung. Xuất bản tập thơ riêng của mình, mỗi tác giả đều mong muốn góp tiếng nói tâm hồn, hòa thanh trong một giai điệu sâu lắng, ngọt ngào để khẳng định thương hiệu FACEBACH và ghi dấu ấn cá nhân trên hành trình dấn thân cùng thi ca.

Với tôi, đây là một sự kiện không thể tuyệt vời hơn, không phải chỉ vì tham dự là đông đảo các nhà nghiên cứu phê bình văn học, nhà thơ, nhà văn, các nghệ sĩ, thầy cô và các em sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, những người bạn viết, độc giả từ Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Nguyên… đã không quản đường xa đến chung vui với chúng tôi, mà ở đó thực sự là không khí của bữa tiệc thơ, nơi mỗi người tham dự tự thắp lên một ngọn lửa văn chương, để cả khán phòng thăng hoa cảm xúc, quên đi cái giá rét mùa đông. Điều để lại ấn tượng lớn nhất với tôi là ngay sau sự kiện, tôi đọc được một status của một bạn viết đến từ Hải Dương. Chị đã khởi hành từ lúc trời còn mờ sương, là một trong những vị khách đầu tiên đến nhà hàng Góc Hà Nội (trong khuôn viên của Nhà hát Múa rối), nơi diễn ra sự kiện. Chị đã cảm nhận về bữa tiệc thơ bằng giác quan đặc biệt, để “thưởng thức đa vị mà vị nào cũng ngon và hấp dẫn”. Thông qua bài tường thuật nhiều thương mến đó, tôi biết có cả những giọt nước mắt từ phương Nam xa xôi của một thành viên FACEBACH gửi về, giọt nước mắt mừng vui khi “FACEBACH đã kéo được một mẻ lưới đầy thơ”; giọt nước mắt buồn tiếc khi không thể về chung vui cùng anh chị em mà phải ngắm bữa tiệc qua màn hình Zalo. Là một trong 5 tác giả ra mắt sách, đấy là điều khiến tôi cảm kích nhất.

tac-gia-cung-be-ban-van-chuong-1670979670.jpg
Tác giả cùng bè bạn văn chương

- Thưa chị, nhóm có định phát triển thể loại tản văn - thời gian gần đây cũng được bạn đọc đón nhận?

- Song song với sáng tác thơ, nhóm có một số cây bút viết tản văn rất khá. Có thể kể đến tập Manh mai khói rạ (NXB Hội Nhà văn 2020) của nhà văn Nguyễn Hải Yến, mà mỗi bài là một dòng cảm xúc sâu lắng với vẻ đẹp con người, thiên nhiên của làng quê Việt, đặc biệt là mảnh đất Gia Lộc, Hải Dương, nơi nuôi dưỡng tâm hồn chị. Có thể kể đến những áng văn rất đẹp của tác giả Nguyễn Duy Chung về miền ký ức ngọt ngào, nơi lưu giữ những nét đẹp về gowin99 lịch sử của vùng đất Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Hay những chiếc tản giàu chất thơ về thiên nhiên, hoa cỏ mà mùa nối mùa, nữ sĩ Khương Thị Mến (Hưng Yên) da diết gieo vào lòng độc giả… Tôi nghĩ thể loại tản văn là mảnh đất còn nhiều khoảng trống và giàu tiềm năng để các cây bút FACEBACH dấn thân và gặt hái mùa quả ngọt.

- Những năm qua, nhóm thơ không phát triển, theo chị là vì sao?

- Theo tôi, thời gian gần đây, đời sống văn chương cũng bị tác động đáng kể bởi đại dịch Covid, giãn cách nhiều, không có cơ hội giao lưu. Ngay cả FACEBACH cũng phải đợi gần hai năm mới tổ chức sự kiện được. Sau Covid thì ưu tiên hàng đầu lại là phục hồi kinh tế. Các hội/ nhóm rất khó phát triển trong bối cảnh như vậy. Tôi tin là sau khi kinh tế ổn định thì mọi người lại tiếp tục quay trở lại với các nhóm thơ. Chúng tôi cũng mong, sẽ có nhiều sự dấn thân, cống hiến của các tác giả khác nữa, để tạo thêm không khí thơ ca sôi nổi, đặc biệt là có thêm những bữa tiệc thơ làm đẹp cuộc sống.

- Trong tập thơ Tiếng mưa của chị, thiên nhiên hiện lên rất rõ. Chị có chủ đích vịn vào các hiện tượng thiên nhiên, để biểu đạt cảm quan về môi trường sinh thái?

- Đúng là trong thi tập Tiếng mưa, thiên nhiên hiện lên qua từng trang viết. Tôi mệnh Mộc, vì vậy mà luôn cố gắng thấu hiểu và coi thiên nhiên hoa cỏ là người bạn tri âm như đôi lời tự bạch: “Nàng mọc lên từ ngực cỏ/ An nhiên xanh một ánh cười// Gương hồ xanh làn sóng tóc/ Thảo nguyên xanh gió bờ vai/ Dụ mùa về xanh môi mắt”. Có thể, bằng một cách nào đó, tôi đã kết nối được với thiên nhiên hoa cỏ, nghe được tiếng nói tâm tình của chúng chăng? Tôi vốn ưa sự dịu dàng, vì thế thiên nhiên trong thơ tôi phần lớn thuận hòa với con người. Mỗi người thơ có một vùng thi cảm nhất định, vùng thi cảm của tôi là hướng tới Cái Đẹp Thiên Nhiên Hoa Cỏ, thao thức vì vẻ đẹp ấy. Có lẽ chính vì vậy mà bức tranh thiên nhiên qua nét vẽ của tôi luôn hài hòa và nhiều thương mến. Để biểu đạt cảm quan về môi trường sinh thái, tôi nghĩ có nhiều cách lựa chọn khác nhau. Có người chọn cách gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh, để ai đó có ý định, hoặc đã từng đối xử tệ bạc với thiên nhiên phải có lúc chùn tay. Còn tôi, tôi muốn dùng những câu chữ ngọt lành thơm thảo để hòa điệu cùng bốn mùa, tạ ơn mẹ thiên nhiên; để độc giả lạc vào khu vườn Tiếng mưa biết đâu có những giây phút thốt reo bằng tiếng reo của đứa trẻ được tắm trần thuở nhỏ; ngắm nhìn thế giới bằng ánh nhìn vừa được thanh lọc; ít nhiều được tiếp thêm năng lượng tích cực giữa bộn bề đời sống thường nhật. Tôi nghĩ, đó là cách tôi lựa chọn “vịn vào các hiện tượng thiên nhiên” để cất lên tiếng nói của chủ thể trữ tình.

- FACEBACH là nhóm thơ đương đại đã và đang tiếp nối những hội nhóm thơ văn truyền thống. Nhóm sẽ làm gì để tiếp tục phát triển theo xu hướng mới, phong phú, đa dạng hơn?

- Về chất lượng thơ ca, chúng tôi luôn nỗ lực sáng tạo, làm mới cả về nội dung và hình thức biểu đạt. Với mục tiêu lan tỏa tinh thần và tác phẩm của nhóm tới công chúng, chúng tôi kết hợp nhiều hình thức:

Hiện chúng tôi đang có mối quan hệ giao lưu rất tốt với Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Nhóm Văn+ hay Ban Văn trẻ của Hội VHNT Hải Phòng. Sắp tới, nhóm sẽ tăng cường giao lưu với khoa Viết văn/ Ngữ văn ở các trường đại học và các nhóm sáng tác khác.  Thêm nữa, sẽ ra các tập thơ in chung; mở rộng hoạt động viết sang các thể loại khác như tản văn, truyện, phê bình; bước đầu đưa tác phẩm ra với độc giả quốc tế; kết nạp thêm các thành viên nhiệt tình với hoạt động nhóm.

- Xin trân trọng cảm ơn chị!