Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó thì tuyên truyền thất bại”.(1)
Tại sao một bộ phận dân ta vẫn chủ quan lơ là coi thường việc phòng, chống đại dịch?
Từ tháng 3 năm 2021, tại Ấn Độ, dân chúng đã phải trả giá vì chủ quan, tổ chức Lễ hội tắm sông Hằng với hàng vạn người tham gia không đeo khẩu trang. Sau đó thì bùng phát đại dịch Covid- 19 với biến thể mới Delta, làm cho hàng ngàn người chết mỗi ngày, cảnh hỏa thiêu và chôn người tràn đầy trên các trang mạng gowin99 . Sau đó lây lan sang Indonesia. Malaysia, Thái Lan, Campuchia.
Tại Việt Nam, từ ngày 27/4/2021, đã có ca nhiễm với biến thể mới Delta, Chính phủ đã có thông báo trên toàn quốc. Tuy nhiên, do tâm lý chủ quan, coi thường. Tại thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương khác trong cả nước vẫn cho dân đi nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với lượng người tham gia cực đông. Tổ chức hội truyền giáo Phục Hưng hành lễ trong khi đã có nhiều người mắc Covid- 19. Và sau đó đã bùng phát dịch với mức độ rất nghiêm trọng như một phần hình ảnh trong phim tài liệu “Gianh giới” mới phát trên VTV1.
Vậy đáng ra, công tác tuyên truyền ta phải nói cho dân hiểu: Đại dịch Covid- 19 đợt này nó nguy hiểm như thế nào? Nó khác với những lần trước ra sao? Nếu không đoàn kết, chung sức đồng lòng thì sẽ dẫn đến thất bại thế nào? Nếu để quá tải sẽ bị vỡ trận thì sẽ là thảm họa như thế nào? Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân và nền kinh tế cả nước như thế nào?...
Từ đó mà kêu gọi toàn dân đoàn kết, chung sức, đồng lòng cùng vào cuộc phòng chống đại dịch. Nguyễn Trãi từng nói trong mở đầu Bình Ngô Đại cáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Chính vì vậy mà từ người đứng đầu Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã kêu gọi toàn Đảng, toàn Dân và toàn Quân ta đoàn kết, chung sức, đồng lòng, coi “chống dịch như chống giặc”. “Xây dựng mỗi xã, phường, thị trấn là một “pháo đài”; mỗi người dân là một chiến sĩ trong công tác phòng chống đại dịch Covid- 19”. “Coi sức khỏe, tính mạng của dân là trên hết, trước hết”. Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra của Thủ tướng Chính phủ tại một số địa phương, còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, đặc biệt là nhận thức của cán bộ đứng đầu vẫn chưa nắm chắc tình hình, nhất là cấp cơ sở, vẫn còn tình trạng “Trên nóng, dưới lạnh”, “Trên sốt ruột, dưới cứ tà tà”. Cán bộ mà còn như vậy thì tuyên truyền cho dân tình sẽ ra sao? Đúng là trong khó khăn mới thể hiện rõ bản lĩnh, năng lực, tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ trước Đảng, đất nước và nhân dân.
Do vậy, muốn chuyển hóa được quyết tâm chính trị thành hiện thực, chiến thắng được đại dịch thì phải làm thật tốt công tác tuyên truyền để an dân, dân tin tưởng, dân làm theo, từ đó mới thành công trong cuộc chiến này và các cuộc chiến khác trong tương lai.
Chú thích: (1) Bài viết của Hồ Chủ tịch cho chuyên mục Công tác thiết thực của Báo Sự thật, số 79, từ ngày 26-6 đến ngày 9-7-1947.
Ngày 15/9/2021
Theo Trái tim người lính