link tải gowin99 mới nhất

Con đường học trò

Nhà tôi ở xóm rú, Rú Nghèn. Nếu như Hồng Lĩnh 99 ngọn là “con rồng” vĩ đại thì “đuôi rồng” vắt về quê hương tôi, tạo nên rú Nghèn. Con đường học trò của tôi, trước hết là con đường đá sỏi. Lũ chúng tôi đi bộ, chân đất, từ nhà mỗi đứa, qua nhà ông Huyền, vượt độông nhà Giàng là tới trường. Không xa lắm, chừng 1km nhưng với bàn chân trẻ con, quãng ấy không ngắn.
den-linh-nha-1622432291.jpg

Đền Linh Nha đầu thế kỷ 20

Con đường ấy, con đường em, không thơ mộng như “con đường đủ đầy” của lũ trẻ bây giờ. Hôm nay đang là “ngày điểm” của những ngày nắng nóng. Mặt trời mới treo đầu ngọn tre làng đã nóng. Cành cây, ngọn cỏ quê nhà hình như cũng bắt đầu khoác áo tơi. Dẫu gió Lào chưa sang.

Những ngày tránh dịch về quê, hay nói đúng hơn đang “kẹt” ở quê chưa dám quay ra Hà Nội thật dài. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội rồi bây giờ là TP. Hồ Chí Minh đang “nín thở”, chờ đợi kết quả chống dịch. Virus biến thể Ấn Độ và biến thể Anh với “mối tình” hoang dại, chưa “hôn thú” đã “đầu thai” ra một biến thể khác. Tạm thời chưa đặt tên. Nhưng nguy hiểm.

Trong những ngày ấy, tôi lang thang tìm lại con đường học trò. “Con đường học trò” của tôi đi từ Nhà thờ họ Phan (nơi học vỡ lòng), vườn nhà ông Phú Quý (nơi ê a tập đánh vần)...đến cấp 1, cấp 2 Đại Lộc (nay là Trường PTCS mang tên Ngô Đức Kế). Rồi đi tiếp những... khúc quanh.

Thầy cô giáo đầu tiên của tôi là cô Khai, thầy Lược, cô Mậu...những giáo làng đúng nghĩa.

Nhà tôi ở xóm rú, Rú Nghèn. Nếu như Hồng Lĩnh 99 ngọn là “con rồng” vĩ đại thì “đuôi rồng” vắt về quê hương tôi, tạo nên rú Nghèn. Con đường học trò của tôi, trước hết là con đường đá sỏi. Lũ chúng tôi đi bộ, chân đất, từ nhà mỗi đứa, qua nhà ông Huyền, vượt động nhà Giàng là tới trường. Không xa lắm, chừng 1km nhưng với bàn chân trẻ con, quãng ấy không ngắn.

Rú Nghèn hồi đó thật đẹp, phi lao, bạch đàn và những loài cây tạp, dây leo xanh bốn mùa. Bọn cào cào hồi đó, sao nhiều thế. Cào cào đầu to, đầu nhỏ; loại to nhất dễ đến như ngón nhẫn. Bây giờ mất tiêu. Rú Nghèn thời đó, mưa xuống, nước khe chảy xuống mạn cánh đồng Chà bày trong róc rách, thơ mộng. Trâu bò gặm cỏ, uống nước khe mơ màng. Trên đỉnh rú Nghèn có tiểu đội pháo 12 ly 7 của các nữ dân quân trực chiến những năm chiến tranh. Thi thoảng tôi là đám bạn lân la, tìm ca tút đạn. Chơi thôi. Có khi đưa lên miệng thổi thay tiếng sáo.

den-linh-nha-1-1622432290.jpg
 Đền Linh Nha và đỉnh tháp Cửu diện hiện nay

Con đường tôi đi qua, theo huyền sử vua tôi Lê Trung Hưng từng nghỉ chân trên con đường ông vào Chiêm Thành mở mang bờ cõi. Tương truyền rằng, trong giấc mơ trưa, ông gặp một hiền nhân, mách ông về kế sách dùng binh và đất tuyển tướng tài. Họ Ngô Trảo Nha từng xuất hiện 18 đời quận công, chủ yếu thời Lê sơ. Tương truyền rằng, chính Lê Trung Hưng ra chiếu tặng vùng đất này mấy chữ “Xã tắc vi Trảo Nha”. “Trảo Nha” với nghĩa là “nanh nuốt”, Vua nhận định, tướng tài vùng này là “nanh vuốt nước nhà”.

Tự hào về quê nội, vùng “địa linh”, nhà thơ Xuân Diệu từng lấy bút danh “Trảo Nha” trong một số sáng tác.

Nơi vua Lê Trung Hưng nghỉ chân, từng có đền Linh Nha, chùa Nghèn. Cải cách ruộng đất “cơn bão” về chính sách và chiến tranh tàn phá tất cả. Những bức ảnh người Pháp chụp từ năm 1927 của thế kỷ trước được nhà Hán Nôm Ngô Đức Thọ (cháu đích tôn của chí sỹ Ngô Đức Kế) sưu tầm làm cơ sở cho phục dựng lại Đền Linh Nha chục năm về trước. Bây giờ, sau đền Linh Nha còn có tháp Cửu diện, chín tầng, chín mặt nơi giao thoa âm dương, trời đất của vùng địa linh.

Nơi này còn có mộ phần Tào quận công Ngô Phúc Vạn, đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử gowin99 quốc gia nhờ những công lao của vị tướng tài danh trong lịch sử đất nước. Và nữa, mộ phần chí sỹ Ngô Đức Kê (hiệu Tập Xuyên). Ông là một nhà báo, thành viên của phong trào Duy Tân chống lại chế độ thuộc địa của Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20. Ngô Đức Kế còn là tác giả của "Nền quốc văn" và "Luận về chính học cùng tà thuyết " từng chấn động dư luận cả nước một thời.

Con đường học trò từng đi qua “con đường” gowin99 , lịch sử. phía Tây Nam sườn rú Nghèn, nhìn ra “con đường thiên lý” và cánh đồng Nam Sơn bây giờ là trung tâm chính trị, hành chính của huyện Can Lộc, Hà Tĩnh. Tôi thường nói vui với ông Nguyễn Lương Dần, cố Bí thư Huyện ủy Can Lộc lúc ông còn sống, rằng: cơ quan chính quyền tựa lưng vào lịch sử mà không vững mạnh; tựa lưng vào lịch sử mà không phát triển bền vững, thì phải xem lại “phong thủy”. Ông cười, tâm đắc. Tiếc rằng, do “hội chứng” đập công sở cũ, xây công sở mới khắp đất nước, từ Trung ương đến địa phương, nên nhiều cơ quan quyền lực của Huyện đã rời “long mạch” ra phía cánh đồng, lấy đất mới xây trụ sở.

thi-tran-nghen-1622432266.jpg
Trung tâm thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh

Người Hoa, rất kiêng đập đi xây lại. Đã xây dù công trình nhà dân đến công trình đất nước họ quan tâm đến phong thủy, tầm nhìn 50 – 100 năm, ít đập đi xây lại, dù chỉ là một cửa sổ. Vì sao, công sở Việt Nam hay được đập đi, xây lại hoặc “bành trướng” nhiều cơ sở mới; trong khi ai cũng hô “nhiệt liệt” đã giảm đầu mối, giảm biên “ghi điểm chính trị” cho người đứng đầu thì chỉ có trời mới biết.

Thế hệ chúng tôi lớn lên, mỗi người một ngả. Nhiều bạn bè ở lại, nhiều bạn bè ra đi lập nghiệp, nhiều người tham gia “con đường” giải phóng dân tộc và đã hy sinh.

Trở lại quê hương “những ngày Covid-19” đang hoành hành nhiều nơi, tôi nhớ bạn, nhớ em. Trên con đường này, tôi đã tiễn em về bên kia xóm rú. Tôi từng muốn được hôn em giữa đất trời. Em đẩy tôi ra, khoe nụ cười trùm lên chiếc răng khểnh, thách thức. Trên con đường học trò, vì thế khuyết nụ hôn đầu./.

Hà Tĩnh, cuối tháng 5/2021

NĐH