Uống một hai ly rồi người ta nghĩ ra đủ mọi lý do để uống rượu: nào là uống cho thằng bạn vắng mặt, nào là uống mừng thằng cháu nội mới chào đời, nào là uống riêng với nhau đã lâu rồi 5 ngày mới gặp...Uống xong là bắt tay, gặp người ở xa đến còn giới thiệu ở đây có phong tục uống rượu xong bắt tay, rồi đọc câu thành ngữ "uống rượu bắt tay biết ngay Yên Bái".
Rượu vào lời ra, tiệc rượu ồn ào, nói chẳng ai nghe, có người hứng lên cầm ly sang mâm bên cạnh mời. Nếu trong ly còn rượu thì bị hạch " sao mang cơm nắm đi đường thế", uống là phải cạn chén, nếu còn chút rượu trong ly sẽ bị hỏi "sao long đen dày thế". Nói chung văn hoá rượu mỗi nơi một khác.
Khoảng giữa những năm 1980, đầu tiên bộ Công an có chỉ thị cấm cán bộ chiến sĩ ngành Công an uống rượu, tiếp theo bộ Giáo dục cũng có chỉ thị cấm những người làm trong ngành GD uống rượu.
Lần đó hội đồng thi tốt nghiệp THCS của một huyện tổng kết. Buổi họp tổng kết trên hội trường có ông phó chủ tịch huyện phụ trách Văn hoá Giáo dục đến dự và phát biểu ý kiến. Ở dưới khu bếp bộ phận hậu cần đang sắp mâm chuẩn bị cho cuộc liên hoan, tất nhiên không thiếu khoản rượu.
Trên hội trường ông phó chủ tịch huyện kết thúc bài phát biểu: ... Sau cuộc họp tổng kết này tôi biết các đồng chí còn phần cuối cùng là liên hoan, tôi nhắc các đồng chí nghiêm túc thực hiện chỉ thị của bộ trưởng là không uống rượu.
Mấy ông hiệu trưởng nghe đến câu cuối của ông phó chủ tịch huỵen thì quay sang nhau thì thào: đợi xem thế nào chứ cỗ không có rượu thì...; chắc nói thế thôi chứ làm thì khác; ta cứ thủ một chai ngồi xa mâm "ngài" im lặng uống... Ông trưởng phòng bảo nhà bếp cất rượu đi. Bữa đó toàn bộ khu nhà ăn im lìm không rôm rả như các buổi liên hoan trước. Ăn xong các hiệu trưởng, giáo viên ra về trong lặng lẽ. Một ông nói: cỗ không rượu như rau không muối. Phèo.
Chuyện làng quê