Ngày 18/11/2021, tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục đặc biệt Quốc gia - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Giáo dục đặc biệt Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và Thách thức” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Đây là một hoạt động trọng tâm hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (1961 - 2021) và kỉ niệm 45 năm thành lập Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia (1976 - 2021).
Hội thảo, có sự hiện diện của bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Trưởng Ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; đại diện các Cục, Vụ chức năng Bộ GD&ĐT; đại diện các Sở GD&ĐT; đại diện các trường đại học, học viện, viện nghiên cứu giáo dục; đại diện các trường, trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật; đại diện các tổ chức UN, NGOs. Ngoài ra, hội thảo đã thu hút gần 200 người tham dự viên gồm các diễn giả, chuyên gia, nhà giáo dục và những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục đặc biệt đến từ gần 10 quốc gia trên thế giới bao gồm Việt Nam, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Na Uy, Canada,…
Phát biểu chỉ đạo hội thảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - Ngô Thị Minh nhấn mạnh công tác giáo dục người khuyết tật luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và toàn thể gowin99 , và với thành tựu 45 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc Gia - Viện KHGDVN đã có nhiều đóng góp về lí luận và thực tiễn cho ngành giáo dục, góp phần đem lại cơ hội bình đẳng tiếp cận giáo dục cho người khuyết tật. Thứ trưởng mong đợi qua hội thảo này, những vấn đề lớn của giáo dục đặc biệt Việt Nam sẽ được tập trung thảo luận và đưa ra các giải pháp hiệu quả, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - gowin99 của CMCN 4.0, như: ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong giáo dục trẻ khuyết tật, quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục chuyên biệt và trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật,…
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh - Phó Viện trưởng Viện KHGDVN, Giám đốc trung tâm hy vọng Trung tâm tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp quản lí, các cơ sở giáo dục, giáo viên, phụ huynh, các đối tác trong và ngoài nước để ngày càng phát huy được vai trò của mình là đơn vị đầu ngành của Giáo dục đặc biệt Việt Nam. Tiếp đến, đại diện các nhà tài trợ - tổ chức KOICA và tổ chức Angels’ Haven, Hàn Quốc có bài phát biểu chúc mừng Hội thảo và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Trung tâm trong những giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong buổi sáng ngày 18/11, Hội thảo có một phiên họp toàn thể và hai phiên chuyên đề song song. Mở đầu phiên toàn thể, PGS.TS. Nguyễn Đức Minh có bài báo cáo “Khoa học Giáo dục đặc biệt - 45 năm xây dựng và phát triển”. Báo cáo gồm hai phần chính là tóm tắt những thành tựu đã đạt được theo lịch sử 45 năm thành lập Trung tâm và phương hướng phát triển của Giáo dục đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0.
Bà Kyungah Kristy Bang - cán bộ chương trình giáo dục của UNESCO Bangkok trình bày bài tham luận “Giáo dục hòa nhập trong thời kỳ hậu Covid-19”, trong đó, đã nhấn mạnh đến việc tăng cường sử dụng công nghệ và kĩ thuật số trong dạy và học để đảm bảo tiếp cận giáo dục và hòa nhập gowin99 của người khuyết tật.
Tại phiên chuyên đề thứ nhất “Phát triển chương trình giáo dục đặc biệt” có hai bài báo cáo. Từ Hàn Quốc do Mr. Cho Joon Ho - Giám đốc Tổ chức Angels’ Haven trình bày báo cáo thứ nhất về “Cách mạng công nghệ lần thứ tư và những phúc lợi cho người khuyết tật. Theo ông, người khuyết tật cần được hỗ trợ toàn diện về học tập, việc làm, giải trí… để trở thành một thành viên tích cực của gowin99 và hòa nhập gowin99 . Sự phát triển công nghệ luôn lấy con người là trung tâm và nhằm mục đích hỗ trợ lâu dài, bền vững cho con người.
Trong báo cáo thứ hai, TS. Kim Sam Sung - chuyên gia tư vấn giáo dục đặc biệt của tổ chức Angels’ Haven về “Phương hướng phát triển giáo dục đặc biệt Việt Nam - Dựa trên xu hướng mới nhất của giáo dục đặc biệt Hàn Quốc”. Nội dung chính của báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị về phát triển Giáo dục đặc biệt Việt Nam trên hai phương diện: quốc gia và nhà trường.
Phiên chuyên đề thứ hai “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt” cũng có hai bài báo cáo. Báo cáo thứ nhất về “Hệ thống hỗ trợ giáo dục hòa nhập ở Đài Loan - Nhóm chuyên gia, công nghệ hỗ trợ và môi trường dễ tiếp cận” do hai diễn TS. Chih Kang Yang và ThS. Lương Ngọc Hà, Đại học Hoa Đông - Đài Loan trình bày. Báo cáo đã đặc biệt nêu lên những bài học kinh nghiệm từ hệ thống hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật ở Đài Loan.
Trong báo cáo thứ hai, hai diễn giả TS. Đinh Nguyễn Trang Thu - Đại học Sư phạm Hà Nội và TS. Nguyễn Văn Hưng - Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia về “Phát triển nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0” đã đề xuất các chiến lược phát triển nguồn nhân lực - một yếu tố rất quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục đặc biệt đáp ứng các yêu cầu của thời đại.
Vào buổi chiều cùng ngày, hội thảo tiếp diễn với hai phiên chuyên đề song song. Phiên chuyên đề thứ ba “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục trẻ khuyết tật” với bài báo cáo “Phần mềm Quản lý giáo dục người khuyết tật Việt Nam” của TS. Nguyễn Thị Kim Hoa - Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, và báo cáo “Ứng dụng công nghệ VR trong can thiệp trẻ rối loạn phát triển” của PGS.TS. Amah Al-Kabbany - Chuyên gia VR của Canada và ThS. Nguyễn Trọng Dần - Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia.
Phiên chuyên đề 4 “Tổ chức giáo dục cho người khuyết tật trong bối cảnh CMCN 4.0” với bài báo cáo “Mô hình can thiệp sớm và giáo dục cho trẻ RLPTK dựa vào gia đình và cộng đồng” của PGS.TS. Phạm Minh Mục - Trung tâm Giáo dục Đặc biệt Quốc gia, và báo cáo “Thực trạng và giải pháp giáo dục người điếc Việt Nam” của Ban vận động người điếc Việt Nam. Phiên toàn thể kết thúc với bài tham luận “Dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo và Giáo dục đặc biệt ở Hàn Quốc” do GS.TS. Lee Pil Sang - Đại học Kon Yang, Hàn Quốc trình bày.
Hội thảo là diễn đàn để các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, các chuyên gia giáo dục, các thầy, cô giáo, sinh viên sư phạm và những người quan tâm đến công tác giáo dục đặc biệt trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận, đánh giá những nội dung lí luận và thực tiễn có liên quan đến vấn đề Giáo dục đặc biệt trong bối cảnh CMCN 4.0, phát triển chương trình giáo dục đặc biệt, phát triển nguồn nhân lực giáo dục đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giáo dục trẻ khuyết tật, tổ chức giáo dục cho người khuyết tật trong bối cảnh CMCN 4.0.