Thế em đi bằng phương tiện gì xuống đây . Em baỏ: em đi xe đạp. Tiện mồm tôi bảo: thế các cháu đâu không lai đểem đạp xe, tội thật.
Trong lúc chờ đến lượt, nghe emkể mà não lòng.
Em tôi cũng vào loại xinh gái, nhanh nhẹn, đảm đang. Lúc thanh niên là nhân viên bán hàng tại cửa hàng mua bán xã. Kết duyên cùng anh phi công, uộc sống đầy tương lai và hạnh phúc. Em sinh được 4 người con. 3 trai, 1 gái. Các con đã trưởng thành yên bề gia thất. Cách đây mấy năm anh bị bệnh hiểm nghèo và ra đi mãi mãi.
Lúc anh còn sống vợ chồngem ở riêng trên mảnh đất Hợp tác xã chia. 2 con trai đầu mua đất cho chúng ở riêng. Còn cậu út ở cùng thân đất của gia đình em
Thấy em phàn nàn: em cô đơn lắm chị. Tôi hỏi lại: 4 đứa con sao emlại bảo cô đơn.Em bảo: lúc chồng em còn sống cũng như hiện tại, mấy đứa con trai, con dâu có đứa nào nhìn ngó đâu. Có một mình lủi thủitrong căn nhà tình nghĩa Con dâu cả bảo : bà có tiền trợ cấp của ông cũng đủ sống rồi. Mà chị xem chưa đầy 1 triệu tiền trợ cấp tuất thì tiêu làm sao đủ. Rồi giỗ, tết, rằm, mùng một , đủ thứ tiêu chị ạ. Em cũng lo chăm lo nuôi gà , trồng rau cải thiện nhưng ngặt nỗi đất còn đâu. Cô dâu cả nói vậy 2 cô dâu em cũng lấy cô chị làm gương cho chúng nó.
Thế 3 đứa con trai lại không phụ cấp choem đồng nào à. Em bảo: em ốm chúng hắn còn không hỏi han huống gì trợ cấp hả chị.
Tôi và em là con cô con cậu. Gọi là em chứ em hơn tôi 15 tuổi. Tôi đi học rồi xây dựng gia đình, tuy khoảng cách địa lí không xa , nhưng vì công việc , rồi con cháu, bố mẹ chồng nữa nên tôi cũng ít gặp em.Hôm nay chị em có thời gian ngồi với nhau, ít nhiều cũng hiểu được cuộc sống thiếu thốn, cô đơn của em mình.
Đúng là một mẹ có thể nuôi 10 con, nhưng 10 con không nuôi nổi mẹ. Theo tôi hiểu: không phải không nuôi nổi mà có lẻ chúng nó đã vô cảm với chính người thân sinh ra nó. Người ta bảo người sinh con trời sinh tính. Chẳng lẻ 3 thằng con trai em trời sinh tính cả sao.
Chuyện làng quê