link tải gowin99 mới nhất

Chuyện về người Sư đoàn trưởng khôn khéo tạo vỏ bọc, thoát khỏi hoả ngục trở về đội ngũ

Quả thật, đó là một sĩ quan Quân giải phóng (QGP) cỡ bự bởi ông chính là Thượng tá Trần Văn Trân - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền.

hoc-vien-luc-quan-1627825557.jpg

Thiếu tướng Trần Văn Trân

Cách đó vài chục mét, một chiếc xe com-măng-ca đã đợi sẵn. Khi người đàn ông tên Thương đó vừa đến liền được đón lên xe và chiếc xe nổ máy nhanh chóng rời khỏi khu vực trao trả. Viên trung tá, đoàn trưởng trao trả phía VNCH bỗng ngẩn người ra, lẩm bẩm chửi tục: "Thế là lọt mất một tên cỡ bự rồi".

Quả thật, đó là một sĩ quan Quân giải phóng (QGP) cỡ bự bởi ông chính là Thượng tá Trần Văn Trân - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 1 của Bộ Tư lệnh Miền.

- Cuộc chiến không cân sức và cái vỏ bọc vô cùng kín đáo.

Sư trưởng Trần Văn Trân, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1927 tại Thừa Thiên, tham gia quân đội từ tháng 8 năm 1945. Ông vào miền Nam chiến đấu từ thập niên 60, sau Tết Mậu Thân 1968, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn bộ binh 1, chủ lực của Quân giải phóng miền Nam. Vào Nam Bộ ông thường được gọi dưới cái tên thân mật: Ba Trân.

Một đêm cuối tháng 2 năm 1970, Sư đoàn trưởng Ba Trân mặc quần xà lỏn, áo bà ba cộc tay, đi dép râu, dẫn đầu sở chỉ huy nhẹ của sư đoàn, gồm thông tin, trinh sát, vệ binh, tham mưu, tác chiến, tất cả khoảng ba chục người trang bị gọn nhẹ, lặng lẽ vượt kênh Vĩnh Tế.

Khi cả đoàn vừa bơi qua kênh sang bờ phía Việt Nam thì lọt vào ổ phục kích của địch. Lực lượng của chúng có một tiểu đoàn bảo an, một giang đội hải thuyền gồm 4 chiếc tàu bo bo, hoạt động trên kênh Vĩnh Tế, một biên đội trực thăng vũ trang HU-1A soi đèn bắn phá quân ta.

Trong trận chiến không cân sức này, chỉ có 5 người chạy thoát, còn phần lớn anh em đã bị địch bắt hoặc hy sinh.

Sau khi đã bắn hết 2 băng đạn súng ngắn K.54, thấy đồng chí quân y sĩ nằm cạnh mình đã hy sinh, ông Ba vứt khẩu súng ngắn của mình ra xa, khoác vội túi thuốc quân y của đồng chí y sĩ vào người rồi cùng một số anh em còn lại chạy băng về phía Bảy Núi. Một toán lính VNCH đã đón lõng sẵn, bắt được 8 anh em của ta, trong đó có Sư đoàn trưởng Ba Trân.

Hôm sau, tên đại úy quận trưởng Tri Tôn đích thân gặp số anh em của ta vừa bị bắt để thẩm vấn. Thấy ông Ba Trân lớn tuổi nhất, hắn hỏi họ tên, tuổi, quê quán, chức vụ, cấp bậc, đơn vị, ông Ba bình tĩnh nói to như để mọi người cùng nghe lời khai của mình:

"Tôi tên là Nguyễn Văn Thương, 42 tuổi, quê ở Thừa Thiên, làm y tá đông y của đại đội địa phương tỉnh đội Châu Đốc, là cán bộ tiểu đội bậc trưởng, tương đương thượng sĩ".

Sở dĩ ông khai vậy là vì trước khi tham gia cách mạng ông đã học lỏm được số ít bài thuốc nam do người chú họ làm nghề thầy lang chỉ dẫn cho. Bố ông cũng thường chữa bệnh cho vợ con bằng các thứ cây cỏ có sẵn trong vườn. Với lại khi bị bắt, chính ông đeo chiếc túi thuốc của đồng chí y tá.

Nhìn người tù binh dáng cao, gầy, da ngăm đen, ăn mặc hệt một nông dân, không có dáng vẻ gì của một viên chỉ huy, và khi bị bắt trên vai còn đeo một túi thuốc quân y có hình chữ thập đỏ, tên quận trưởng bán tín bán nghi, quay sang thẩm vấn những tù binh khác.

Thẩm vấn xong, ông và một số anh em bị bắt được chuyển về nhà lao của tỉnh, một thời gian sau đó, chuyển về giam ở Cần Thơ và một số nhà giam khác... Đến đâu, khi bị thẩm vấn, ông Ba cũng chỉ nói vậy. Tất nhiên, bọn quản lý trại giam cũng có lần nghi vấn về ông, một người đã lớn tuổi, sao chỉ là cấp tiểu đội?

Chúng tra hỏi một số anh em bị bắt cùng ông đêm đó. Rất đáng mừng, đó đều là những đồng chí kiên trung và tất cả anh em đều xác nhận như vậy, mặc dù họ biết rất rõ lý lịch vị chỉ huy của mình.

Về phía mình, bản thân ông đã phát huy những hiểu biết về thuốc nam để chữa bệnh cho anh em và cho cả các binh sĩ VNCH cùng thân nhân của họ. Sau vài lần thể hiện khả năng của mình, bọn địch đã bớt nghi ngờ về ông hơn.

Tận dụng điều đó, ông đã móc nối được liên lạc với cơ sở của ta và đề nghị bên ngoài gửi vũ khí vào để anh em đánh chiếm trại giam, tự giải phóng mình.

Sau khi xác minh là ông Ba Trân đã bị địch bắt, nhưng chưa bị lộ là sư đoàn trưởng, lãnh đạo Miền và cơ quan bảo vệ quyết định cứ coi như ông đã hy sinh để đánh lạc hướng địch. Đơn vị đã tổ chức trọng thể lễ truy điệu Sư trưởng Trần Văn Trân, điện ra Bắc báo tử cho gia đình và gửi các di vật của liệt sĩ về cho thân nhân.

Các thông tin này được cơ quan tình báo Mỹ - VNCH hồi đó thâu nhận ngay. Đài, báo ở Sài Gòn lúc bấy giờ đều đưa tin về việc "Quân lực Việt Nam cộng hòa đã hạ sát được một vị chỉ huy cao cấp của Quân Giải Phóng…".

- Trở về đội ngũ, chiến thắng vẻ vang

Qua mấy tháng điều dưỡng nghỉ ngơi, ông Ba Trân được thăng quân hàm Đại tá và được giao nhiệm vụ chỉ huy Sư đoàn bộ binh 341. Đây là một sư đoàn mới được thành lập để chuẩn bị cho cuộc Tổng Tiến công nổi dậy Mùa Xuân 1975.

Là người chỉ huy giàu kinh nghiệm chiến đấu, ông đã cùng các chỉ huy sư đoàn tổ chức huấn luyện cho bộ đội sát với thực tế chiến đấu nhất. Đồng thời hết sức chú trọng truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu cho đội ngũ cán bộ các cấp. Nhờ vậy, sức chiến đấu của sư đoàn nhanh chóng được nâng lên.

Đầu năm 1975, Sư đoàn 341 nhận lệnh cơ động vào chiến trường B2 để tăng cường cho chủ lực Miền.

Trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975, chính ông đã chỉ huy Sư đoàn 341 phối hợp với các đơn vị bạn tiêu diệt và làm tan rã sư đoàn 18 VNCH, chọc thủng phòng tuyến Xuân Lộc - cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn của địch mở đường cho các binh đoàn chủ lực khác của ta ào ạt tiến đánh sào huyệt cuối cùng của địch.

Trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn, chính sư đoàn của ông đã đánh vào Biên Hòa, giải phóng nhà lao Tam Hiệp, nơi địch đã giam giữ ông ba tháng trước khi được trao trả về với đồng chí, đồng đội.

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, đại tá Trần Văn Trân đã được thăng quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân đoàn 4, rồi Viện phó Học viện Lục quân Đà Lạt, nơi đào tạo và bổ túc các tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng binh chủng hợp thành của Quân dội nhân dân Việt Nam.

Tiếp đó, ông tham gia làm nghĩa vụ quốc tế cho đến năm 1995 mới nghỉ hưu.

Sa vào tay địch vẫn giữ vững ý chí chiến đấu, lại bình tĩnh khôn khéo tạo vỏ bọc hợp lý cho mình để rồi trở về đội ngũ tiếp tục chiến đấu và chiến thắng - Trần Văn Trân thật sự là một tấm gương ngời sáng cho các thế hệ sau này noi theo.

Theo Trái tim người lính