link tải gowin99 mới nhất

Chuyện tình của Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác

Việt Nam thời phong kiến có 2 vị danh y nổi tiếng là Tuệ Tĩnh cuối đời Trần ,và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác thời Lê - Trịnh thế kỷ XVIII.

Lê Hữu Trác sinh 1720, trong một gia đình quan lại ở làng Liêu Xá, Mĩ Hào, Hưng Yên. Thân phụ ông là Lê Đức Miêu, giữ chức Thị lang bộ công triều Lê Dụ Tông, tương đương Thứ trưởng Bộ xây dựng bây giờ.

Suốt đời, Lê Hữu Trác sống ở quê mẹ Hương Sơn, Hà Tĩnh , không ra làm quan, và là một thầy thuốc nổi tiếng.

b1adownload-1674956064.jpg

Hải thượng Lãn ông Lê Hữu Trác. Nguồn: Internet.

 

Năm 1782, ông được mời ra kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh.

Khi về lại quê nhà Hà Tĩnh, ông viết cuốn " Thượng kinh ký sự" ( ghi chép về chuyến lên kinh) nổi tiếng.

Muốn biết về Thăng Long, nhất là Hồ Tây thế kỷ XVIII như thế nào, phải đọc cuốn này.

Đặc biệt, trong tác phẩm, Lê Hữu Trác kể lại chuyện tình yêu của mình rất thú vị. Nay kể hầu với những ai chưa biết, ai biết rồi thì bỏ qua.

Năm ông 17,18 tuổi, gia đình có hỏi cho ông con gái viên quan ở Sơn Nam trấn, nhà ở làng Huê Cầu, cạnh làng ông.

2 gia đình đã làm lễ ăn hỏi, lễ vấn danh, cặp đôi trai tài gái sắc chỉ chờ ngày cưới.

Nhưng, ông được điều động gấp vào quân đội. Rồi cuộc sống thay đổi, ông không về quê nữa, xin phép 2 bên gia đình hủy bỏ hôn ước, cho người tình được tự do.

Rồi ông về Hà Tĩnh, quê mẹ sống, lấy vợ, sinh con, trong lòng không còn nhớ gì về người vợ trượt kia nữa.

Năm 1782, ông được mời ra Thăng Long chữa bệnh cho chúa Trịnh.

Một buổi chiều, ông ngồi trong nhà uống trà, có 2 bà sư vào quyên góp tiền.

Một bà sư giới thiệu chúng tôi ở chùa Huê Cầu, chùa đang đúc chuông, vẫn thiếu tiền, nên đi quyên góp.

Rồi để chứng minh , bà sư ấy chỉ bà sư kia và nói:

_ bà này vốn là con quan Sơn Nam trấn, người làng Huê Cầu.

Nghe thế, Lê Hữu Trác giật mình, nhớ lại thời 17,18 mình được đính hôn với con gái rượu quan Sơn Nam trấn.

Ông bèn dò xét xem có đúng vị hôn thê của mình ngày xưa không, bèn nói:

_ tôi người Liêu Hóa, cha tôi là Lê Hữu Miêu, Thị lang bộ công....

Nghe đến đấy, bà sư kia đỏ bừng mặt, và bỏ đi ngay...

Lê Hữu Trác biết ngay đó là người vợ trượt của mình. Mấy hôm sau, ông xin phép chúa Trịnh cho về quê Mĩ Hào sau 40 năm xa cách.

Về nhà, gặp lại anh em bà con, mới biết cô gái kia sau khi bị ông từ hôn, đã nhất quyết không lấy ai nữa, dù có rất nhiều công tử đến cầu hôn, với lý do: tôi là gái đã có chồng...sau đó bà quy y cửa Phật ở chùa Huê Cầu.

Lê Hữu Trác thấy ân hận, và buồn ...

Ông lên chùa Huê Cầu, gặp lại người xưa. Cuộc gặp gỡ buồn tủi. Lê Hữu Trác có nhã ý mời bà vào Hà Tĩnh ở một ngôi chùa gần nhà ông , để ông có điều kiện chăm sóc, và ông muốn là một người anh của bà.

Bà xúc động trước tấm lòng chân tình của ông sau 40 năm, bà nói: kiếp này không được là vợ chồng của nhau, âu là cái số vậy, còn để ở trong nhau một chút gì của tình chồng vợ...

Bà cũng từ chối vào Hà Tĩnh với ông.

Lê Hữu Trác hỏi bà có cần gì không? Bà trả lời rất bất ngờ, rằng nghe nói trong châu Hoan có nhiều gỗ tốt, vậy cho xin một cỗ quan tài để lo hậu sự về sau...

Sau đó, trở về kinh đô, Lê Hữu Trác nhờ người mua 1 bộ quan tài gỗ tốt của Hà Tĩnh biếu người tình cũ.

Thú thật là đọc đến đoạn này, tôi không hiểu ẩn ý của bà sư kia là thế nào, khi xin bộ áo quan...

Có lẽ, bà muốn nằm vĩnh viễn trong một kỷ vật của một người mà bà yêu trọn cuộc đời hay sao???,

Chuyện làng quê