Trong thời gian học chỉ suýt (suýt thôi nhé) làm cháy đèn công suất của máy, chỉ huy mắng mấy ngày mới thôi.
Thế mà sau khóa học công suất mình chỉnh ra cao lắm, vượt sự cho phép của NM 5%. (Nói như bịa vì công suất danh định 150 và công suất cho phép khoảng 120w là maximum.)
Rồi lên đường. Tập trung ở trong thành Hà Nội, lên ô tô, quân tư trang đầy đủ, xe chạy qua cầu Long biên. Lạ.
Vì đi nam là đi theo đường Giải phóng chứ không qua Long biên.
Đến sân bay Gia lâm sau khi KS quân sự kiểm tra chúng tôi vào sân bay.
Chờ đến giờ quy định được lệnh lên máy bay.
Chiếc máy bay to kềnh càng (theo mình lúc đó chứ giờ so với Air Bus A 320 thì bé xíu).
Đủ số người quy định. Chỉ huy là Thượng tá Dương Đình Thảo (nhà chú hồi đó ở khu tập thể Kim liên gần nhà tôi, bạn mẹ cùng sang Pa ri 1969 trong đòan đàm phán Việt Mỹ về ngừng chiến tại VN.) sau phút hướng dẫn quy định an toàn, biện pháp sử lý khi sự cố, từng nhóm 3 người được xếp lại ngồi gần nhau để giúp đỡ và bảo vệ nhau.
Khoảng 15.h máy bay cất cánh. Tiếng động cơ ầm ĩ, nhưng lính lại cứ dồn nhau ngoái cổ qua cửa tròn bé tý ti mà nhìn mặt đất.
Con sông Hồng ngoằn nghèo, nhà cửa nhỏ dần, lúc này liên tướng đến các cuộc oanh tạc của máy bay Mỹ mới biết nó nhìn mặt đất rõ như thế nào nhưng màu xanh thì liên tục nên cứ ngụy trang đúng màu địa hình là khó phát hiện
Đến khoảng 17.30 máy bay hạ cánh chúng tôi biết là đã đến đích chuẩn bị ba lô xuống máy bay.
0
Kể lại để các bạn thấy ngày đó ngòai hành quân bộ, hành quân ô tô, còn phương thức hành quân máy bay.
Tôi vào đến địa điểm chỉ sau 2.30 giờ trên trời.
Sau này kể chuyện hành quân mình chỉ biết ngồi nghe quá trình của bạn bè.
Còn mình chỉ có chuyến về, mà đi bằng ô tô, nên thường là ngậm tăm nghe kể.
Chia sẻ chút cùng các đồng đội CCB chống Mỹ.
Theo Chuyện Quê