link tải gowin99 mới nhất

Chuyện kể của lính: Anh ở đâu ?

Mùa hè ,năm 1968 tôi và Thành nhập ngũ. Cái thời đó lên đường cầm súng chiến đấu, là nghĩa vụ thanh niên, là mệnh lệnh từ tráí tim của thế hệ trẻ.

Trải qua một ngày và hai đêm hành quân ròng rã trong mưa gió và dưới làn bom tọa độ của máy bay Mỹ, chúng tôi cũng đã về đến đơn vị.

Tiểu đoàn 11 pháo cao xạ 37li ,tiểu đoàn này là tiểu đoàn độc lập được thành lập năm 1966 tại sân bay Bạch Mai Hà nội.

Nhiệm vụ của tiểu đoàn là vào chiến trường miền Nam.

chutraitim1-1648482112.jpg
Liệt sỹ Trần Hậu Thành. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Nhưng do cuộc chiến tranh leo thang của không quân Mỹ, mở rộng ra miền Bắc. Địch tập trung đánh phá các tuyến đường giao thông. Hòng ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền nam.

Vì thế tiểu đoàn 11 nhận nhiệm vụ mới , đó là trực thuộc trung đoàn phòng không 280 (đoàn Hồng Lĩnh) thuộc sư đoàn 367 quân chủng phòng không không quân. Nhiệm vụ của tiểu đoàn là: Đánh trả tất cả các loại máy bay của không quân Mỹ, bảo vệ ngầm khe Tang ngầm khe Núng ,trên tuyến đường chiến lược 15 miền tây Quảng Bình.

Cả hai chúng tôi đều được bổ sung vào đại đội 12 .Thành là pháo thủ số 4 của một khẩu đội ,còn tôi làm trinh sát của tiểu đội chỉ huy.

Năm tháng trôi qua ,cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt, trong những trận chiến đấu một mất một còn, chúng tôi đã trưởng thành. Tham gia hai mùa khô trên chiến trường Lào. Đã cơ đồng chiến đấu hàng trăm km qua các binh Trạm 12,31 ,32, 33, 34 của đoàn 559.

Trong những trận chiến đấu với máy bay Mỹ, Thành gan lì nhanh nhẹn là pháo thủ số 4 xuất sắc nhất của đại đội qua các lần hội thao kỹ thuật.

Cuối năm 1971 . Đại đội chúng tôi chiếm lĩnh trận địa tại km 96 đường 27 thuộc huyện Na khonthen ,tỉnh Salavan là phần cung đoạn cuối cùng của binh trạm 34 .Cách sông Nậm Bạc 20 km về phía bắc.

Cũng vào thời gian đó, Thành được bầu là chiến sỹ thi đua, và được vinh dự thay mặt cho cả cán bộ chiến sĩ, binh trạm 34 ra Quãng Bình dự đại hội chiến sỹ thi đua, Của đoàn 559.

Trong đại hội này Thành được tặng thưởng huân chương chiến công hạng ba.Đại đội được thưởng một đồng hồ pôn jot .

Và đơn vị cho về thăm gia đình một tuần rồi cưới vợ.

Sau khi trở về đơn vị, trong một trận chiến đấu vào đêm mồng 4 tết năm 1972 (Ngày 28 tháng 2 năm 1972) khi đánh trả máy bay Mỹ bảo vệ một đoàn xe vận tải. Đồng chí đã anh dũng hi sinh cùng với đồng chí Giáp Văn Thìn.

Thi hài của hai người, được mai táng tại nghĩa trang trạm phẫu thuật thuật 45 binh trạm 34 tại km 92 đường 27 thuộc huyện Nakhothen tỉnh Salavan (Lào)

Sau đó 4 tháng nhận được thư của Nhung vợ Thành báo tin Nhung đã có thai.

Cuộc chiến đấu của đơn chúng tôi cứ diễn ra từng ngày, tiểu đoàn tiếp tục thọc sâu hơn. Để lại hai đồng đội thân yêu của mình an nghĩ trên đất bạn Lào. Chúng tôi vào chiến trường khu 5 .Một chiến trường rất gian lao nhưng đầy anh dũng.

Tôi đã cùng với đồng đội tham nhiều chiến dịch lớn bắn rơi rất nhiều máy bay địch như các chiến dịch 1972,chiến dịch Nông Sơn Trung Phước hè thu 1974.Và chiến dịch tổng tấn công nổi dậy xuân 1975 giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất tổ quốc.

Cuối năm 1975 ,tôi được đơn cho nghỉ phép về thăm gia đình. Việc đầu tiên của tôi là đến thăm gia đình Thành,người đồng đội của tôi đã ngã xuống , trên mãnh đất Lào xa lạ.

Đến thăm nhà Thành, bố Thành vừa mới qua đời sau một vụ tai nạn giao thông. Mẹ Thành nay đã già mắt lại kém. Nhìn cháu Trung con trai của Thành mới chưa đầy ba tuổi, Nhung còn trẻ quá năm đó chưa đến 21 tuổi. Nhìn cảnh tượng tôi thật sự hết sức xúc động.

Mẹ Thành cầm tay tôi nói không nên lời, trong tiếng khóc nức nở nghẹn ngào:

" Con ơi ! Con đã về đây. Sao con không đưa Thành về cho mẹ"

Tôi chỉ biết im lặng nhìn mẹ nhìn Nhung,nhìn cháu Trung con trai anh Thành.

Chiến tranh đã đem sự đau thương tang tóc cho cả một dân tộc, nổi đau thương đó đến với từng gia đình.

Trước khi chia tay mẹ Thành và hai mẹ con tôi có nói rằng :

"Nếu như có điều kiện con sẽ đưa Thành về với mẹ và mẹ con em. Mẹ và em hãy cứ yên tâm "

Năm tháng trôi đi cuộc đời tôi gắn liền với quân ngũ lúc đây mai đó, tham gia chiến dịch tây nam rồi lại giải phóng Căm phu Chia cứ như thế cho đến ngày được về nghỉ hưu tại quê nhà.

Cuộc sống khốn khó ở một vùng đất nắng nóng với gió Lào và những trận mưa lũ .Xa gia đình lâu ngày ước nguyện đưa Thành về đến nay vẫn chưa thực hiện được. Biết rằng trong gần 50 năm mẹ con Nhung đã đi rất nhiều nghĩa trang để tìm mộ Thành nhưng vẫn không thấy.

Vào một ngày giữa tháng 5 năm 2021 tôi lên thắp hương cho Thành, được nghe Nhung kể lại cuộc đời từ khi Thành hy sinh .Nuôi con trai duy nhất khôn lớn, nuôi bố mẹ chồng và những chuyến đi tìm mộ Thành. Nhung kể cho tôi nghe câu chuyện trong gần 50 năm làm dâu , làm mẹ, làm vợ liệt sĩ trong tiếng khóc nghẹn ngào,nước mắt ướt đẫm.

Tôi chỉ biết im lặng nghe từng câu chuyện.

Đêm đó, về nhà trằn đọc không sao ngủ được .

Mình phải làm gì đây?

Lời hứa năm xưa cứ thúc giục phải làm một việc gì đó để giúp Nhung thỏa mãn ước vọng tìm được mộ của chồng mình

Tôi sẽ làm một bài thơ về anh Thành .Dù hay ,hay không hay thì cũng là vơi đi niềm ấp ủ bấy lâu mà mình chưa làm được.

Được Thúy Hậu động viên tôi dồn tất cả những cảm xúc dồn nén trong mình bấy lâu nay .Thế rồi những câu thơ xúc động lòng người được hoàn thành. Được câu nào tôi chuyển cho Hậu câu đó. Đến đoạn có câu:

" Sống có tên mà chết chẳng có tên"

Hậu hỏi:" Sống có tên mà chết chẳng biết tên". Là sao hả chú?

- Là vô danh đó cháu ạ

- Bây giờ không ai gọi liệt sỹ là vô danh nữa đâu , mà gọi là chưa biết tên. Chú sửa lại đi

Cuối cùng tôi sửa lại:

" Sống có tên mà chết chữa biết tên"

Đọc xong Hậu bảo:

Được đấy chú ạ .

Thế là hai chú cháu thức đến sáng bài thơ :

ANH THÀNH ƠI ! SAO ANH LẠI KHÔNG VỀ.?

Sau khi đăng lên Trái tim người lính. Bài thơ đã được đông đảo bạn đọc đón nhận với một tình cảm đặc biệt. Nhiều người đã phải khóc. Đúng là một bài thơ đã đi vào lòng người .Đến nay đã có hơn 2000 lượt like hàng trăm lời bình luận.

Đã 8 tháng rồi kể từ khi đăng bài thơ đến nay vẫn còn nhiều người thích và comment.

Cách đây hai tuần khi đoc bài thơ này một đồng đội của anh Thành là đồng chí Nguyễn Văn Mỵ huyện Lục Ngạn Bắc giang người y tá đã cấp cứu cho hai liệt sỹ đã chia sẻ trên Faebook

"Sao thế nhỉ? Đã 50 năm rồi sao anhThành vẫn chưa về ?"

Thế rồi đồng chí đã đi xe máy gần 50 km. Xuống nhà liệt sĩ Thìn

Khi biết hài cốt liệt sĩ Thìn người cùng hy sinh anh Thành đã được đưa về địa phương, từ nghĩa trang quốc gia Trường Sơn.

Thông tin đó đến với gia đình anh Thành. Hai vợ chồng con trai anh Thành đã đi ngay trong đêm , để tìm hiểu thông tin về ngôi mộ của cha mình, sau 50 năm tìm kiếm. 

(Còn nữa)

Thành phố Hà Tĩnh 3 năm 2022

Theo Trái tim người lính