CẢNH ĐẸP ĐÈO Ô QUY HỒ
Con đèo Ô Quy Hồ này không chỉ dài 5 km. Cũng không phải chỉ dài 50 km, mặc dù là con đèo được coi là dài nhất Việt Nam. Tính tổng cộng, đèo Ô Quy hồ dài tới 70 km. 50 km là độ dài tính từ Lào Cai lên đỉnh đèo, hay Cổng Trời như người ta vẫn gọi, và 20 km là độ dài đoạn đèo từ Cổng Trời sang đất Sơn La, chỗ được viết tắt trên cột cây số là T Đường, đó chính là mảnh đất Tam Đường. Có người thấy cột cây số đề T Đường bèn bảo, đó là đường đến Thiên Đường.
Nói đến đèo Ô Quy Hồ phải nói đến Thác Bạc ngay ven con đường lên đỉnh đèo, chỉ cách Cổng Trời chưa đến 2 km. Thác Bạc đẹp như một dải khăn voan từ trên đỉnh Hoàng7 Liên đổ xuống. Những hôm nắng hè, nước đổ từ trên cao xuống tạo thành những hạt nước long lanh, phản chiếu ánh mặt trời, đẹp khó tả. Nước suối vừa trong vừa mát lạnh, nên được dân dùng để tạo những bể nuôi cá hồi, một loài cá nước lạnh nổi tiếng, ngon và bổ.
Có khá nhiều ảnh về đèo Ô Quy Hồ, song người ta chỉ thích chụp đường con đèo về phía Lai Châu, chả ai chụp phía Lào Cai cả, nên không thấy được cái đẹp của con đường qua Thác Bạc, và cũng chẳng thấy được cái chon von, hùng vĩ của đoạn dốc đứng nhất và chênh vênh nhất gần đỉnh đèo về phía Sa Pa, nơi vừa qua khỏi con Thác Bạc. Có nhẽ vì khó tìm điểm đặt máy chăng?
Tuy nhiên, bên con đèo Ô Quy Hồ còn có một dòng thác khác, cũng đẹp long lanh, song ở xa hơn, cách cổng trời chừng 3 km, nhưng đi về phía đông, qua một thung lũng đầy hoa rừng các loại. Đó là Thác Tình Yêu, đổ xuống con suối Vàng cũng tuyệt đẹp.
Muốn đến thác Tình Yêu, phải qua một đồn cũ của Pháp, dùng làm trạm kiểm soát đường đi xuyên từ Lào Cai sang Lai Châu. Đồn này được dân gọi là trạm Tôn, bảo với nhau rằng, có tên gọi ấy, vì trạm được làm bằng tôn. Song thực ra, đó là một chốt kiểm soát xưa, chữ Tôn là phiên âm Tolle nghĩa là kiểm soát. (Ta sẽ gặp các trạm có chữ Tolle trên suốt dọc con đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.) Đây cũng là đầu con đường đi bộ, trèo lên đỉnh Phansipan cũ, khi chưa có đường cáp treo.
Quanh thác Tình Yêu, dân bảo, vốn chỉ gọi là Thác Tình, chữ Tình Yêu là để dành cho dân du lịch. Quanh con thác này có cả môt câu chuyện tình giữa một người lính, hình như là lính Lê dương, với một cô gái bản địa, không rõ là người Mông hay người Dao, Thái. Có nhiều khảo dị khác nhau, song có cùng một kết cục buồn. Chỉ biết, chuyện không thành, cả chàng và nàng đều chọn cách gieo mình xuống thác quyên sinh.
Thác Tình Yêu, mặc dù ghi rõ tên trên sườn núi, song là một danh thắng không dành cho những người chỉ vội vã qua đường.
Tham khảo Wikipedia
Tên gọi
Đèo Ô Quy Hồ được gọi theo tên bản Ô Quy Hồ nằm cạnh quốc lộ 4D, nay thuộc phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa. Tên bản đặt theo tiếng H'Mông, song người từ xa đến ưa gọi "Ô Quy Hồ" có phát âm nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, tên gọi đèo Hoàng Liên, hay đèo Hoàng Liên Sơn hình thành do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.
Có ý kiến cho rằng tương truyền ở vùng núi này, ngày trước hiện diện một loài chim có tiếng kêu da diết, gắn với huyền thoại về câu chuyện tình yêu không thành của một đôi trai gái. Từ đó, theo thời gian chính tiếng kêu ô quy hồ của loài chim ấy đã được đặt thành tên cho con đèo hoang dại ở độ cao gần 2000 m này.
Đặc điểm
Đèo Ô Quý Hồ có cung đường đèo dài ngoằn ngoèo trên quốc lộ 4D, trong đó 2/3 quãng đường thuộc địa phận huyện Tam Đường, Lai Châu; 1/3 còn lại nằm ở phía Sa Pa, Lào Cai. Đây có lẽ là một con đèo giữ kỷ lục về độ dài tại vùng núi Tây Bắc Việt Nam[7], với chiều dài lên tới gần 50 km[8] dài hơn cả đèo Pha Đin (dài 32 km, nằm ở ranh giới tỉnh Sơn La và Điện Biên) hay đèo Khau Phạ (gần 40 km, thuộc Yên Bái). Độ cao, sự hiểm trở và chiều dài của Ô Quý Hồ khiến đèo được mệnh danh không chính thống là "vua đèo vùng Tây Bắc".
Khách bộ hành trên đường từ Sa Pa đi thăm Thác Bạc với cung đường khoảng 12 km, vượt qua cổng vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn với điểm kiểm lâm Trạm Tôn, một trong những xuất phát điểm của tuyến chinh phục đỉnh Phan Xi Păng ở độ cao 1940m, khoảng vài km là đã lên đến đỉnh đèo Ô Quý Hồ ở độ cao gần 2000 m. Đỉnh đèo Ô Quý Hồ giữa mây núi ngút ngàn còn được gọi với cái tên Cổng Trời [Ghi chú 1].
Con đèo Ô Quý Hồ trước kia khi chưa được làm đầy hiểm trở, ít người dám qua lại vì đường quá dài lại mang trong nó nhiều câu chuyện truyền miệng khiến người đi qua rùng mình, trong đó có chuyện về những con hổ thần rình bắt người qua lại[6]. Tuy nhiên hiện nay tuyến đường được nâng cấp nhiều, trở thành một cung đường thu hút nhiều tay phượt thủ đến khám phá và chinh phục. Hàng ngày trên cung đường này xe cộ đi lại nườm nượp. Để đi từ Hà Nội đến Lai Châu, nhiều người chọn cách đáp tàu hỏa lên Lào Cai rồi đi xe khách vượt đèo Ô Quý Hồ[7]. Một bên là vực sâu hun hút và phía còn lại thường là vách đá dựng đứng, đèo Ô Quý Hồ là một thử thách đối với các tài xế đường dài. Những tấm biển chỉ báo nguy hiểm được dựng lên khắp nơi[7], và đã có nhiều tai nạn thảm khốc xảy ra trên cung đường này.
Khí hậu
Độ cao của dãy núi Hoàng Liên Sơn cũng khiến cho khí hậu hai nửa của đèo được phân định tại Cổng Trời trở nên khác biệt. Mùa đông, trong khi bên phía Tam Đường trời vẫn ấm áp thì bên Sa Pa có những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt[6], cả ngày sương mù bao phủ, tầm nhìn không quá 2m và núi rừng chìm ngập trong mây. Vào mùa hè, nếu bên đèo Sa Pa khí hậu mát mẻ trong lành thì bên đèo Tam Đường, những cơn nóng khô hanh do ảnh hưởng hoạt động của gió Lào sẽ thiêu đốt mặt đất, suối khô kiệt nước và những thảm cỏ xanh cằn cỗi dưới ánh mắt trời.
Vào những đợt thời tiết giá rét đỉnh đèo Ô Quý Hồ có thể phủ kín băng tuyết.
Kỷ lục đèo dài nhất Việt Nam
Hiện nay Đèo Ô Quý Hồ là đèo dài nhất Việt Nam với độ dài gần 50 km.
Theo Chuyện quê
---
Đọc thêm thông tin liên quan trên trang Hội nhập gowin99 & Phát triển - , nơi cập nhật thông tin bài viết phân tích chuyên sâu về kinh tế đối ngoại, gowin99 hội nhập và phát triển bền vững.