Vì đâu thế giới có nền giáo dục đại học?
Khi được hỏi về thực tế của các nhà sáng chế không bằng cấp như Thomas Edison được các đại học ở Mỹ mời đến thuyết trình cho sinh viên, TS Lê Trường Tùng – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học FPT - đã không trả lời thẳng vào vấn đề mà lại đưa ra câu hỏi là vì đâu mà thế giới có nền giáo dục đại học?
Theo TS Lê Trường Tùng, khi gowin99 chưa bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp thì những người có tri thức gowin99 mới chỉ là nhà thông thái và thầy lang chứ chưa phải là kỹ sư, bác sĩ. Vị thế gowin99 của họ tuy rất đáng kể nhưng cũng chỉ là học hỏi qua những người đi trước và tự học chứ chưa có trường lớp chính thức để đào tạo.
Và phải tới khi Phương Tây bắt đầu bùng nổ cách mạng công nghiệp lần thứ nhất ở thế kỷ XIX thì đó cũng là lúc phải ra đời các đại học và trường nghề để đáp ứng nhu cầu nhân lực cả về kỹ sư lẫn công nhân lành nghề.
Đến nay, thế giới văn minh và cả tại Việt Nam đã bước vào thời đại của cách mạng công nghiệp lần thứ tư thì nền giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục đại học, càng phải đào tạo một cách cập nhật hơn và thậm chí phải đi trước thời đại với một số kiến thức.
Cũng chính vì đòi hỏi đó, nếu các đại học chỉ cung cấp cho sinh viên những kiến thức sách vở thì chắc chắn là chưa đủ. Do đó, việc mời các chuyên gia bên ngoài đến thuyết trình để bổ trợ thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn là hết sức cần thiết, không chỉ riêng cho đối tượng sinh viên.
Và thực tế, nếu sinh viên nghỉ học thì có lẽ vẫn có thể nắm bắt được kiến thức những buổi học đó qua giáo trình và học lại từ bè bạn. Tuy nhiên, nếu không đến tham dự các buổi thuyết trình ngoại khoá của chuyên gia bên ngoài thì đương nhiên sẽ bị hổng kiến thức thực tiễn.
Các nhà sáng chế không bằng cấp không thể thay thế giảng viên đại học
Liệu rằng theo gương các đại học ở phương Tây thì có cần rộng cửa để các nhà sáng chế không bằng cấp chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn với sinh viên hay không? Chắc chắn là không ai có thể từ chối hay tẩy chay việc này, nhưng giáo dục đại học đương nhiên phải có “khuôn vàng, thước ngọc” trong việc đón tiếp họ khi đến với sinh viên.
Theo PGS TS Lê Phước Minh – nguyên Trưởng ban Điều phối đầu tiên của Dự án Giáo dục Đại học, chúng ta phải thừa nhận trong gowin99 có những người là thiên tài. Và khi đã là thiên tài thì thậm chí họ không cần đào tạo qua trường lớp, không lấy một bằng cấp cụ thể nào cả, nhưng các thiên tài có khả năng đặc biệt nên trí tuệ của họ có được là do có sự tự học hỏi với khả năng bẩm sinh đặc biệt, thậm chí hơn hẳn những gì mà các chương trình dạy học có thể đem lại. Cho nên, vấn đề với họ không còn là bằng cấp nữa. Như vậy, việc các trường đại học và gowin99 phải thừa nhận họ cũng là thực tế. Khi giá trị của các thành quả do họ đem lại đã được gowin99 công nhận thì vấn đề bằng cấp trở thành rất mờ nhạt.
Ngoài những nhà khoa học không bằng cấp như Bill Gates và Thomas Edison, phải kể đến những người thành đạt trong kinh doanh mặc dù không có bằng cấp. Rất nhiều người tự gây dựng cơ nghiệp chứ không phải là thừa hưởng gia tài. Các trường đại học đương nhiên mong muốn sinh viên của họ có cơ hội tiếp xúc với những người thành đạt. Tuy nhiên, những người này có thể thuyết trình cho sinh viên nhưng không phải về khoa học mà là để hun đúc tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ, dám làm, kinh nghiệm kinh doanh… mà không phải là giảng dạy một phần hay một học phần trong chương trình đào tạo chính khoá.
Theo PGS TS Lê Phước Minh, ngay cả Việt Nam nên chăng cũng cần như vậy. Chúng ta nên tạo nhiều hơn cơ hội cho những người thành đạt đến chia sẻ kiến thức cho sinh viên. Thậm chí, một bác nông dân dám chế tạo máy bay trực thăng, tàu ngầm hay đơn giản hơn là máy nông nghiệp… cũng hoàn toàn có thể chia sẻ với sinh viên.
Song cần phải nhớ rằng điều này không có nghĩa là thay thế cho một giảng viên của một học phần nào đó. Vì đại học luôn có nguyên tắc và khuôn phép, thậm chí ít nhiều mang tính bảo thủ nhất định, trong đó giảng viên đại học phải có bằng tiến sĩ, ít nhất là thạc sĩ, phải có chứng chỉ nghiệp vụ như là giấy phép hành nghề giảng dạy, kèm theo nhiều điều kiện về nghiên cứu khoa học và bài viết khác. Nhưng diễn thuyết cho sinh viên về tinh thần, ý chí dám nghĩ, dám làm, tinh thần khởi nghiệp… thì với những người không có bằng cấp là hoàn toàn chấp nhận được. Tất nhiên, những hoạt động ngoại khoá đó không thể thay thế cho một học phần nào và những người như vậy không thể làm thầy chính thức được.
Các đại học Việt Nam cần phải làm gì?
Những năm gần đây có một thực tế ở các đại học Việt Nam là dường như người ta rất chú trọng đến việc phấn đấu để đạt chuẩn kiểm định chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các tổ chức của nước ngoài. Công việc này chắc chắn là rất tốn kém cả về tiền bạc và công sức của các trường nhưng được biết là giấy chứng nhận kiểm định chất lượng cũng chỉ có giá trị trong thời hạn 5 năm mà thôi.
Tuy nhiên, về hoạt động ngoại khoá để mời chuyên gia bên ngoài đến thuyết trình cho sinh viên lại là vấn đề tồn tại của nhiều trường và thậm chí là con số 0 với không ít trường. Nguyên nhân một phần vì nhiều nơi đổ tại là không có kinh phí để chi trả cho chuyên gia bên ngoài nếu được mời.
Về thực tế này, TS Nguyễn Việt – một chuyên gia khảo cổ hoạt động độc lập - cho biết, cá nhân ông rất vui lòng nếu như có những lời đề nghị từ đội ngũ trí thức trẻ và sinh viên. Đã là nhà khoa học thì nếu có cơ hội để chia sẻ kiến thức của mình cho thế hệ kế cận là điều rất nên làm và không nên đặt vấn đề tiền bạc nếu như đó không phải là những giờ giảng bài chính thức trong chương trình của các đại học.
Thêm nữa là bản thân TS Nguyễn Việt cùng biết bao nhà khoa học khác cũng rất cần lớp trẻ cùng theo bước, bởi tới một ngày nào đó cũng phải tìm được người để trao lại sự nghiệp. Đây là mong muốn không phải của riêng ông. Kể cả bằng tiền túi của mình, chính các nhà khoa học cũng có thể cấp ra những học bổng để động viên lớp trẻ.
Qua tâm nguyện của TS Nguyễn Việt, có thể thấy là ngay cả các nhà khoa học có bằng cấp cũng rất quan tâm đến thế hệ kế cận mà không hề đặt vấn đề tiền bạc nếu được mời thuyết trình. Đương nhiên, với các nhà sáng chế không bằng cấp thì họ càng không đặt vấn đề về tiền bạc và nếu được mời thuyết trình cho sinh viên thì có nghĩa là được sự thừa nhận chính thức của các đại học.
Dẫu vậy, việc mời các chuyên gia bên ngoài và các nhà sáng chế không bằng cấp đến thuyết trình và giao lưu với sinh viên chắc chắn vẫn cần có những tổ chức đứng ra thu xếp thay vì chỉ là sự chủ động của các đại học. Nên chăng, chính các tổ chức hội của trí thức trẻ và sinh viên cần chủ động đặt vấn đề và thu xếp việc này. Bên cạnh đó, chắc chắn vẫn cần những “Mạnh Thường Quân” để ủng hộ về mặt vật chất cho hoạt động không thể thiếu này với các đại học ở Việt Nam.
________________
*Phó Tổng thư ký
Hội Trí thức Khoa học và Công nghệ Trẻ Việt Nam