link tải gowin99 mới nhất

Cá cóc kho nước dừa - Đặc sản vùng sông nước Vĩnh Long

Hơn 600 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã được bảo vệ khỏi nguy cơ phản ứng có hại với thuốc, gần 3.000 trẻ em được trang bị “Hồ sơ gen về sử dụng thuốc an toàn” trọn đời, với tâm huyết “thuốc đúng cho tất cả mọi người” vì một nền y học dự phòng Việt, dự án thiện nguyện “Thuốc đúng cho em” do Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) và GeneStory âm thầm triển khai suốt gần 1 năm qua vừa được vinh danh tại hạng mục “Ý tưởng vì cộng đồng” trong lễ trao Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng (Human Act Prize) tối ngày 11/12.

dac-san-ca-coc-kho-nuoc-dua-1702612567.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp

Tôi từng đến và làm việc tại Vĩnh Long một thời gian. Nơi đây được biết đến là một trong những điểm dừng chân yêu thích của du khách trong hành trình khám phá vẻ đẹp sông nước miền Tây Nam Bộ, hấp dẫn với gowin99 chợ nổi Vĩnh Long trên sông Cổ Chiên, say mê với những câu hò vọng cổ ngọt ngào… và nơi đây tôi từng được thưởng thức rất nhiều những món ăn đặc sản đặc trưng miền sông nước. Trong đó có món "Cá cóc kho nước dừa" đem đến cho tôi rất nhiều ấn tượng...
Nghe tên cá cóc tôi đã rất tò mò, bởi không biết con cá đó như thế nào và không hiểu vì sao lại gọi tên như vậy?
Gọi là cá "cậu ông trời", nhưng cá cóc cũng có tên gọi mĩ miều khác là "mỹ ngư" bởi dáng vẻ đẹp đẽ của nó. Theo các nhà khoa học giải thích, sở dĩ có tên cá cóc là do đọc chệch ra từ cách đặt tên của người Campuchia. Còn người dân bản xứ thì cho rằng, tên gọi của loài cá này xuất phát từ tiếng kêu "cóc cóc, cóc… " liên tục của nó mỗi khi bị bắt. 
Cá cóc có dáng dấp hình thoi kéo dài, trên lưng có vây nhọn và bén như răng cưa. Vì vậy, khi người dân đánh dính cá cóc, nó có thể quẫy mạnh làm rách lưới mà thoát thân. Theo kinh nghiệm của người dân chài nơi đây để bắt được cá cóc có rất nhiều cách nhưng có hai cách bắt khá phổ biến và hiệu quả đó là giăng câu ngầm và thả lưới chìm.
Theo tìm hiểu thì cá cóc cùng loài với cá chép, cá he thường sống ở vực sâu, nước xoáy, trụ cầu, bến phà thuộc sông Tiền, sông Hậu của miền sông nước miền Tây... Cá cóc thường sống theo đàn. Sau mùa nước nổi, cá cóc mẹ sẽ bơi ngược về Biển Hồ đẻ trứng. Đây được coi là thời điểm bắt cá dễ nhất bằng cách thả lưới chìm hoặc giăng câu tận đáy sông.
Cá cóc được chế biến thành rất nhiều món ngon như: Cá cóc kho nước dừa, cá cóc nấu canh chua cơm mẻ hoặc trái giác, cá cóc nướng muối ớt, cá cóc chiên tươi... Ở Vĩnh Long, thực khách rất ưa dùng món cá cóc kho nước dừa ăn với các loại rau ăn sống và xoài bằm.
Để món cá cóc kho nước dừa thơm ngon, đúng vị thì khi chế biến cá cóc phải còn đang sống, được làm sạch, ướp gia vị muối, đường, bột ngọt, tiêu, gốc hành tươi giã nhuyễn...
Sau đó bắc nồi nước dừa xiêm tươi pha nước mắm ngon lên bếp lửa than hồng, khi nước sôi mới để cá vào. Khi kho, người ta chỉ để nước ngập vừa mình cá. Cá được trải đều không chồng lên nhau, thêm ít gia vị sao cho vừa miệng.
Theo người dân địa phương ở đây, bí quyết món cá cóc kho nước dừa ngon thì con cá phải còn nguyên vẩy, nếu không sẽ mất đi hương vị đặc trưng. Khi kho lửa để nhỏ, chỉ liu riu. Nước sôi một lát thì trở mặt cá cho thấm. Mỡ cá sẻ hòa vào nước cá kho toát lên mùi thơm thanh thoát. Quan trọng hơn, vảy cá sẽ nở bung ra, ăn giòn sừn sựt... Cá cóc kho nước dừa ngon nhất là khúc đầu vì vừa có thịt, có mỡ bụng lại vừa có mắt cá, xương sụn đầu.
Khi ăn cá cóc kho nước dừa mà thiếu đi đĩa rau ăn kèm thì kể ra cũng thật phí món ăn. Rau ăn kèm gồm các loại rau ăn sống như cải xanh, diếp cá, xà lách, bông điên điển, dưa leo,… nhưng hợp nhất vẫn là dưa giá và xoài hường bằm sợi. Không chỉ riêng tôi mà cam đoan với mọi người là bất kỳ ai khi được thưởng thức món cá cóc kho nước dừa mà ăn cùng gạo thơm Nàng Hương thì ăn không bao giờ biết no là gì.

Chuyện làng quê