link tải gowin99 mới nhất

Bão tan

Bão đến làng vào lúc nửa đêm, mưa to và sấm chớp đùng đùng. Gió rầm rầm vút qua những ngọn cây cao cùng với tiếng rít từng hồi nghe đến não ruột. Lá mít sau vườn rụng kín cả lối đi, bạch đàn và cành xoan gãy răng rắc. Những cành cây chưa kịp rơi xuống đã bị tốc ngược trở lại. Mùi đất ngai ngái bốc lên. Trời tối đen như mực. Thỉnh thoảng có đôi ba ánh đèn pin lóe sáng vụt qua rồi biến mất vào bóng đêm đặc quánh.
bao-1657766816.png
Ảnh minh hoạ Internet

Ông Long ngồi lặng lẽ trước cửa nhà, cảm nhận thấy cơn bão ghé qua từ chái mái hiên phía Đông. Ở đó, từ những cánh cửa sổ rệu rã đập liên hồi, ông ngửi thấy mùi bạch đàn gãy ở ngoài vườn bay vào. Gió chạy dọc từ hành lang thốc vào chăn màn, tranh ảnh đột nhiên bay tung tóe. Tấm ảnh cưới của ông mới phục chế vừa được anh bạn đưa từ Hà Nội về cũng rung lên rồi bị lật úp xuống. Ông Long ngồi bó gối giật nảy người, nhìn ra ngoài trời rồi thở dài: 

- Ối dào! Bão chi mà dữ rứa hè. Đất miền Trung nắng lắm, mưa nhiều ghê chết đi được. Không cho ai sống…

Bà Tình (vợ ông Long) vội vàng đưa nốt miếng trầu vào miệng rồi hậm hực đáp lời của ông: 

- Rứa mà choa sống cả đời có bị chi mô. Cũng sinh con đẻ cái, nuôi chúng nó khôn lớn ăn học, giờ kẻ Nam, người Bắc, còn hai thân già nương tựa vào nhau.

Bà Tình kết hôn với ông Long khi bà còn làm Y tá tại Bệnh xá của đơn vị. Bà học ngành Y thời chiến tranh, sau đó tham gia Đội Thanh niên xung phong mở đường Trường Sơn. Trong một lần chở vũ khí đạn dược vào tiền tuyến, xe ông đi đầu bị trúng Roc ket của máy bay Mỹ. Ông bị thương được đồng đội đưa vào Bệnh xá Trung đoàn Pháo phòng không. Những ngày điều trị ở đây, bà chăm sóc ông rất tận tình và chu đáo. Thấy người con gái miền Trung thật thà, đảm đang, ăn nói nhẹ nhàng, dễ nghe thế là ông Long đem lòng yêu thầm nhớ trộm. Những lần thay băng, vết thương nhức nhối, ông đau đớn cầm tay bà:

- Anh là người ngoài Bắc, không biết bệnh tình thế nào? Sau này… liệu chúng ta có…

Mỗi lần ông Long hỏi như thế làm trái tim bà như thắt lại, bà lặng im chỉ đưa mắt nhìn ông đôi mắt ngấn lệ. Sau đợt điều trị, vết thương ở cánh tay đã lành nhưng mảnh Roc ket đã lấy đi của ông một bàn chân. Do chiến tranh bom đạn ác liệt, đường sá đi lại khó khăn, ông Long đành nhờ bạn bè đồng hương nhắn tin cho gia đình báo tin vui: Ông đã xây dựng gia đình với cô gái Hà Tĩnh. Ngày vui trọng đại của ông chỉ có anh em trong đơn vị đến dự với vài ba cây thuốc lá Trường Sơn và ấm nước chè xanh mà thắm tình đồng đội. Bên ngoại, mỗi người một tay, làm dăm mâm cơm thông báo với hàng xóm láng giềng, cũng mừng cho ông bà.

Đã hơn 40 năm trôi qua rồi, bà Tình vẫn còn nhớ như in cái ngày định mệnh tưởng chừng như ông Long không qua khỏi. Thế mà bây giờ, trời đã cho ông bà một tổ ấm 2 đứa con trai, 2 đứa con gái có nếp có tẻ làm cho bà quên vợi đi những ngày gian khổ đó. Bà nhìn một lượt từ đầu đến chân. Bóng tối và cơn bão đè nặng lên khuôn mặt ông. Khuôn mặt căng lên, nếp nhăn giãn ra, chùng lại liên hồi. Ông lấy điếu thuốc lào ở dưới bàn vê một mồi rồi rít lên ròng rọc. Đã 3 đêm rồi, ông hút nhiều thuốc đến thế. Thật ra ông cũng muốn yên bề cho bà ngủ, nhưng ông nghĩ đến mọi người đang gồng mình chống chọi với cơn bão. Ông muốn đi cứu giúp những người không may mắn mất nhà, mất cửa, cảnh “màn trời chiếu đất”… Thằng con làm ăn ở xa cũng không chịu về quê mà tìm lấy một đám gần nhà để giúp đỡ ông bà về già. Dù gì thì người quê hương vẫn hơn. Ông cứ ngồi nghĩ miên man rồi lại rít thuốc lào liên hồi. Bà Tình thương ông những lúc trái gió, trở trời như thế này. Bão lại đến, nước dâng cao mấp mé chân đê, bà Tình dọn dẹp xong mọi việc rồi thở phào. Chỉ có ông là không thực sự thỏa mãn. Nghĩ đến việc con cháu ở xa rồi lại tay xách nách mang đi chăm cháu, bà lại xoa bóp cái đầu cho ông: 

- Biết mần răng bây chừ, có con có cháu mà cũng như không. Chúng nó đều đi làm ăn ở xa cả. Đi ngang về tắt muốn mua cho nó dăm đồng tiền quà, tiền bánh mà chịu thôi . 

Ông Long ngồi im nghe, thấy trong lòng trống trơ, định nói chen vào câu chuyện của bà, nhưng rồi chợt nghĩ đến mình, ông cũng là một thằng con trong nhà nhưng sao không chăm lo cho cha mẹ lúc tuổi già ở ngoài kia. Bàn chân ông - cái bàn chân vô dụng không thể trụ vững được thân thể của mình thì làm sao có thể lo nổi cho cha mẹ được. Như cơn bão vừa qua, ông chỉ ngồi nghe tiếng gió lùa qua mái tranh mà chạnh lòng rồi chạy ra giữa màn mưa lợp lại cái rèm bị xiêu vẹo. Dáng ông đi liêu xiêu, trông buồn đến khó tả.

Nắng đã bắt đầu lên, ông bà dọn lại góc vườn đầy lá rụng mà tiếc cho đám bạch đàn và mấy cành xoan bị gãy giập khi sắp đến mùa thu hoạch. Buồn quá, ông lôi mấy thứ đồ điện bạn bè nhờ sửa đưa ra ngoài hành lang hong khô, tự tay quấn lại chiếc mô-tơ quạt điện và thay chiếc tụ Ra di ô cho anh bạn xóm dưới rồi trèo lên chiếc xe lăn cứ thế là đi. Mấy nhà người bạn của ông sau cơn bão trông ngổn ngang như một bãi chiến trường. Ông Thịnh đang ngồi bên đống lá cao ngất ngưởng, mái tóc bạc trắng lẫn trong đám lá xanh um. Ở quê trồng bạch đàn nhiều vô kể, mọi người trồng thành vườn hoặc chung quanh bờ làm hàng rào lấy gỗ. Nhà ông Thịnh trồng bạch đàn và xoan nhiều nhất xóm. Số là ông có đến ba người con trai. Ông cũng phải chuẩn bị một ít vốn cho con khi hỏi vợ, làm nhà cho chúng nó, nhưng rốt cuộc đứa nào cũng bỏ ông bà mà đi. Đứa cả theo bạn ra biển đánh cá rồi mất chưa kịp đưa người yêu về ra mắt. Ngày đưa tang nó, ông thấy con bé về đứng mãi bên mộ khóc ngất. Cuối cùng nó cũng gạt nước mắt mà đi. Thằng thứ hai vào Tây Nguyên, cưới vợ rồi định cư luôn ở trong đó. Nó thích hoa cà-phê hơn. Thằng thứ ba thi trượt đại học rồi bỏ nhà đi luôn. Rốt cuộc nhà chỉ còn lại ông bà già ở với nhau. Người già như trẻ con đều cần bạn bè. Ông Thịnh, bạn đồng ngũ thấy vợ hay trở trời trái gió, thở dài thương cho nhà mình neo người nên khi ông Long đến bà mừng lắm. Hai người hoàn cảnh cũng chẳng khác gì nhau. Bà Tuyết (vợ ông Thịnh) đang gom mấy thanh củi ướt ngoài vườn nhìn thấy ông Long vội vàng chạy vào đỡ chiếc xe lăn: 

- Mấy bữa ni nhà tôi nhắc ông hoài, thật khổ trời mưa bão to như thế mà cứ ngồi trông ra thở ngắn, thở dài không biết ông “Long cụt” có việc gì không?  

Nói rồi, Bà Tuyết nâng chiếc xe của ông Long lên thềm, miệng ngọt ngào:

- Trưa ni, mời ông ở lại ăn cơm, có món cá quả kho nghệ đặc sản miền Trung, ngoài Bắc không có đâu.

Mấy ngày không có Ra di ô buồn quá, hôm nay ông Long sửa xong mang đến cả nhà ông Thịnh mừng như mở cờ trong bụng được nghe Đài sóng FM phát lại bài hát “Chào em cô gái Lam Hồng” của nhạc sĩ Ánh Dương: “Xe ta bon trên những dặm đường giữa làng quê ta/ Băng qua bao suối đèo đồi nương, mà xe ta bon ra chiến trường/ Chào em cô gái Lam Hồng/ Giữa tiếng bom gào đạn dội vẫn nghe vang vang câu hò trên đường, niềm vui lớn toả lan trên quê ta/ Đi thông đường để những chuyến xe ta băng băng qua/ Hồng Lĩnh ơi!...”. Bài hát được nhạc sĩ viết trong thời điểm cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt, đế quốc Mỹ bắn phá dữ dội, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, nhưng tinh thần, ý chí chiến đấu của toàn quân, toàn dân ta vẫn luôn mạnh mẽ. Ở tuổi gần 70, thương tật 2/4 nhưng hai ông vẫn còn nhớ như in những ngày tháng lái xe chở hàng vào Nam trên tuyến đường Ngã ba Đồng Lộc, Khe Giao, Hồng Lam, Linh Cảm… Với hai ông đó là những khoảng thời gian đối mặt với hiểm nguy nhưng rất tự hào của tuổi đôi mươi, rèn luyện ý chí, nghị lực hai ông vượt qua khó khăn gian khổ. Chính ông Thịnh là người “xe duyên” cho ông Long và bà Tình nên vợ nên chồng. Trở về đời thường sau chiến tranh, đối mặt với không ít khó khăn, nhưng hai ông luôn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt lời dạy của Bác “thương binh tàn nhưng không phế” đóng góp công sức của mình cho gowin99 . Sau khi về hưu, hai ông tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của địa phương. Là người có uy tín trong xã, hai ông tuyên truyền, vận động người dân xây dựng đời sống gowin99 , giữ gìn an ninh, trật tự trong thôn xóm, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống. Thương tật do chiến tranh để lại vẫn không làm giảm ý chí phấn đấu vươn lên và khát vọng cống hiến cho quê hương. Hai ông luôn suy nghĩ: Là người lính, thời chiến sẵn sàng cầm súng đánh giặc, thời bình phải nỗ lực chiến đấu trên mặt trận chống đói, nghèo. Hai người ngồi mê mãi nói chuyện chiến trường. Mấy hạt mưa lộp bộp trên tàu lá cọ làm ông Long nhớ tới vùng biển Hải Hậu, quê hương ông. Mùi cá đồng kho nghệ thơm nức cả nhà, quê ông không ai biết nấu. Hai ông say sưa ngồi bên nhau cho đến khi ông Long định bụng từ chối ra về nhưng chưa kịp nói thì bà Tuyết đã kéo tay giữ lại. Bữa cơm trưa thật đạm bạc chỉ vài miếng cá kho, bát canh cua, mồng tơi, mấy quả cà pháo trắng giòn, nhưng thật thân mật, đầm ấm thắm tình đồng đội. Trong bữa ăn cả nhà chẳng ai nói gì, không khí đột nhiên im lặng. Ông Thịnh rót từ từ trong chiếc cút (1/4 lít) ra một chén rượu nhỏ đưa cho ông Long: 

- Mi uống thêm một tí nữa rồi đi nghỉ, chiều ta bàn tiếp công việc. Trời này, đường trơn lắm khéo mà ngã thì khốn.

Cảm giác lâng lâng đột nhiên ùa đến. Ông Long tươi cười: rốt cuộc cũng chỉ là gánh nặng cho mọi người, ông cầm chén rượu lên uống luôn một hơi rồi đặt xuống. Nắng lấp lánh trong đám cây còn đọng những hạt mưa lấp lánh trước sân nhà tựa như cầu vồng. Ông Long nhìn quanh, khu vườn sau nhà ông Thịnh cơn bão tốc lá tiêu điều. Tóc ông Thịnh bạc nhiều vì lo lắng. Từ ngày ông về hưu được mọi người tín nhiệm bầu làm Chi hội trưởng Cựu chiến binh xã nên công việc rất bận rộn. Ông vội vàng xách ấm nước chè xanh sóng sánh ra hàng hiên mời ông Long rồi bàn bạc công việc buổi chiều đi vận động Hội viên giúp đỡ những gia đình bị thiệt hại do cơn bão gây ra. Cơm nước xong, ông Thịnh đẩy phía sau chiếc xe của ông Long cứ thế lăn dài dọc theo bờ sông. Cơn bão đi qua thật nhanh nhưng đã để lại hậu quả rất nặng nề. Hàng trăm héc ta ruộng vườn, hoa màu bị tàn phá, hàng trăm ngôi nhà, trâu bò, lợn gà, gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Lũ chồng lên lũ, bão chồng lên bão, cảnh màn trời chiếu đất. Không thể khoanh tay đứng chịu trời, với bản chất truyền thống Bộ đội cụ Hồ, hai ông đã đến từng nhà Hội viên để vận động mọi người cùng với dân làng tham gia khắc phục hậu quả. Bằng những nghĩa cử cao đẹp đó, Hội Cựu chiến binh của ông đã góp phần giải quyết nhiều tàn dư do cơn bão gây ra như: vệ sinh đường làng, ngõ xóm, lợp lại những nhà bị bão tốc mái, lau sạch bàn ghế cho các cháu kịp vào mùa tựu trường. Ông Long tâm sự: mọi việc khó khăn nặng nhọc đều do các cháu thanh niên khỏe mạnh làm thôi… Những cơn bão nó như màu sắc của cuộc sống, màu nào cũng đẹp, bởi trong những lúc đó tình người lại nở rộ. 

Đường về nhà ông Long qua một khúc sông sâu, nước đục ngầu thành xoáy nhỏ làm người lớn trong làng không ai dám cho trẻ con đi chăn trâu, bò ở bờ sông. Mùa này, nước sông dâng đầy lan ra cả hai vệ cỏ. Mọi vật chìm trong khoảng không thanh vắng dịu buồn. Dọc bờ sông, đôi ba chiếc thuyền nan nằm úp xuống im lìm. Hai ông ngồi lặng lẽ trên bờ nhìn những ánh sao chiều, những vì sao nhỏ nhoi xa lạ và cô đơn mọc hoang hoải trên nền trời. Ông Thịnh suy nghĩ: mình có khác gì ông Long đâu, cũng chỉ là một con ốc không mang nổi tấm thân mình thì làm sao có thể sẻ chia cùng người khác. Nhiều đêm ông mơ các con ở bên cạnh mình, nhìn đứa cháu nội đang ngủ yên trong nôi… Về đến nhà, vì quá mệt ông Long ngủ thiếp đi. Khi tỉnh dậy thì nắng đã lên đến ngọn cau trước nhà. Nắng tươi mới và dịu dàng làm không gian như cao hơn, rộng hơn. Hàng tre trước ngõ đung đưa trong nắng sớm. Ông Long hít căng lồng ngực rồi thở dài. Hình như có một thứ tình cảm nào đấy nén trong lòng ông như một dòng nước mát. Từ hôm qua, sau khi đi vận động mọi người dọn dẹp đường quan, ngõ xóm, sửa lại mấy nóc nhà cho gia đình cô đơn, hoàn cảnh khó khăn, sáng ra ông thấy lòng mình xốn xang, niềm vui xen lẫn nỗi buồn...

Mới đó mà đã chuyển sang mùa. Trời hanh khô và gió heo may tất tưởi bám vào những rặng rào. Cứ nhìn những cơn bão đi qua, đủ thấy sức mạnh của con người thật vô biên, khi họ sẵn sàng đối diện với những hiểm nguy của cuộc sống, những khắc nghiệt của thời tiết với vùng đất luôn gánh chịu những cơn bão, đã làm cho con người nơi đây mạnh mẽ hơn, kiên nhẫn hơn, biết nương tựa vào nhau. Khúc ruột miền Trung ấy đã làm nên những người con có ý chí, có tấm lòng nhân hậu “thương người như thể thương thân”./.