ALEKSANDR BLOK – THI HÀO NƯỚC NGA ĐẦU THẾ KỶ 20
Aleksandr Blok là một trong những đại diện lớn nhất của chủ nghĩa tượng trưng Nga. Trái tim của nhà thơ đã ngừng đập vào ngày 7 tháng 8 năm 1921 cách nay 100 năm tại 57 phố Dekabristov, nơi ông đã sống 9 năm cuối cùng của cuộc đời mình.
Ngoài lễ tưởng niệm chính thức diễn ra vào ngày 7/8/2021, Nhà Bảo tàng Aleksandr Blok 57 Phố Dekabristov, St. Petersburg với tư cách Phân nhánh Bảo tàng Lịch sử Quốc gia St. Petersburg tiến hành trồng cây tử đinh hương giống cây "Aleksandr Blok" được lai tạo đặc biệt bởi nhóm tuyển chọn sáng tạo “Tử đinh hương Nga” trên đại lộ gần Nhà Bảo tàng vào hồi 14:30 (tức 18:30 giờ Việt Nam) ngày 6/8/2021.
Xin mời đọc bài viết dưới đây về thi hào Aleksandr Blok (1880 -1921) nhân 100 năm ngày mất của ông.
Đầu thế kỷ 20 ở “thế kỷ Bạc” trên bầu trời thi ca Nga bừng sáng lên với những ngôi sao lớn nối tiếp nhau xuất hiện: Đó là Aleksandr Blok, Anna Akhmatova, Sergei Esenin…, trong đó A. Blok - nhà thơ của buổi giao thời lịch sử, có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đối với toàn bộ nền thơ ca hiện đại Nga, chiếm vị trí chủ soái trong phái trẻ tượng trưng Nga đầu thế kỷ 20, từng được ví như Đante của nước Nga.
Aleksandr Blok (1880 - 1921) là nhà thơ lớn nhất của phong trào tượng trưng Nga ở thời kỳ phát triển cực thịnh của nó. Sáng tác của A. Blok là một trong những hiện tượng xuất sắc nhất của nền thơ ca Nga sau Pushkin, Nekrasov, Chuttsev. Mảng thơ trữ tình của Blok, trong đó có thơ tượng trưng, chiếm một vị trí nổi bật nhất trong đời sống thơ ca nước Nga cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Xuất thân từ giới thượng lưu đại trí thức, A. Blok sinh ra và lớn lên ở đất đế đô Saint-Petersburg, trung tâm văn hoá và văn minh của nước Nga cuối thế kỷ 19. Từ những ngày còn thơ bé Blok đã thích làm thơ, ở tuổi hoa niên chàng trai Aleksandr đã say mê làm thơ, đến tuổi trưởng thành đã bộc lộ một tài năng xuất sắc của nhà thơ tương lai có thiên hướng đi sâu vào nội tâm và những tình cảm riêng tư của nhân vật trữ tình.
Sáng tác thơ của Blok rất đồ sộ, thi phẩm chính gồm ba quyển thơ - đó là Quyển nhật ký bằng thơ gồm ba giai đoạn: Giai đoạn I thể hiện sự hài hòa của tập thơ Thơ về Người Đàn bà Kiều diễm (1903), phản ánh tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa tượng trưng Nga. Giai đoạn II miêu tả thế giới khủng khiếp. Giai đoạn III là giai đoạn Blok toàn tâm toàn ý hiến dâng cuộc đời mình cho đề tài Tổ quốc và nước Nga.
Từ tập thơ Thơ về Người Đàn bà Kiều diễm 1903 đến trường ca Mười hai năm 1918 – đỉnh cao trong sáng tác của Blok, nhà thơ đã trải qua một chặng đường dài đầy khó khăn trong cuộc đấu tranh giữa xu hướng hiện thực với xu hướng trừu tượng của chủ nghĩa tượng trưng. A. Blok đã sớm đoạn tuyệt với thế giới mộng ảo và bắt đầu có ý thức gắn sáng tác với thực tại, bởi vậy thơ trữ tình thời trẻ của A.Blok tuy có những bài còn mang chất lãng mạn thần bí, nhưng khi viết về cuộc đời thực tại thì tình cảm tự nhiên của con người trong thơ vẫn dậy lên, dồn dập, khoẻ khoắn. Ước mơ lãng mạn trong thơ A.Blok là sáng tạo nên những biểu tượng gắn với sợi dây của thực tại đời thường. Có thể nói, mảng thơ tình yêu của Blok là những tuyệt tác trong thơ ca Nga.
Từ năm 1903 A. Blok đã hướng tư tưởng của mình vào thực tại, dũng cảm nói lên những dự cảm về cơn bão tố gowin99 đang tới gần, sự căm ghét thế giới tư bản và niềm tin vào một nước Nga đang tiềm tàng trỗi dậy. A. Blok tuyên bố hoàn toàn đoạn tuyệt với chủ nghĩa tượng trưng và dứt khoát chia tay với những người thuộc phái tượng trưng trước đó chưa lâu còn là những người cùng chí hướng với mình. Thơ ca A. Blok đề cập đến đề tài gowin99 gắn liền với cách mạng Nga 1905-1907, về tình yêu Tổ quốc được tinh thần cuộc Cách mạng Nga lần thứ nhất cổ vũ, về lòng yêu nước và truyền thống anh hùng của cha ông, về đề tài trí thức đến với cách mạng và nhân dân, sự gắn bó với nhân dân và đất nước, về đề tài lao động và đấu tranh, như trường ca Trừng phạt (1910-1921) - trường ca lớn nhất viết chưa xong với 1565 câu miêu tả số phận ba thế hệ của một gia đình quý tộc từ năm 1870 đến năm1905, phản ánh quan điểm nghệ thuật của nhà thơ trong những dự cảm và ước mơ về cơn bão tố cách mạng. Trên nền các biến cố xảy ra cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 A. Blok đã tổng kết những suy nghĩ của mình trước số phận của tầng lớp quý tộc Nga, nền văn minh tư sản và chế độ chuyên chế Nga hoàng. Chủ đề lòng căm thù, sự phẫn nộ theo quy luật đã biến thành chủ đề sự trừng phạt của nhân dân đối với thế giới tư bản. Đỉnh cao trong sáng tác của Blok là trường ca Mười hai (1918), trường ca đầu tiên viết về cách mạng vô sản ở nước Nga, về cuộc xung đột giữa thế giới cũ và thế giới mới, sự tất yếu sụp đổ thế giới cũ và sự bắt đầu một kỷ nguyên mới ở nước Nga qua hình tượng mười hai chiến sĩ cận vệ Đỏ; qua đó với ý thức công dân nhà thơ đã tiếp nhận Cách mạng gowin99 chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 như tiếp nhận một sự thực hiện trừng phạt chính đáng, vạch trần cái “thế giới khủng khiếp” bởi nhà thơ đã ý thức được rằng, cách mạng là tất yếu lịch sử và chủ đề cách mạng phải gắn với con người và đất nước Nga.
Thơ viết về đề tài Tổ quốc của Blok là thơ nói về nước Nga, vận mệnh nước Nga, lòng yêu nước và tất cả những gì gắn bó với nước Nga. Tâm trạng háo hức và những dòng suy nghĩ mới đã đem lại cho thơ trữ tình Blok hơi thở dồn dập của cuộc sống khi nói về Tổ quốc Nga với vẻ đẹp và sức mạnh của nhân dân trong bão dông của cách mạng. Tâm trạng và cảm quan của Blok đối với thực tại đất nước đã mở đường cho nhà thơ đi vào cuộc sống, phản ánh cuộc sống ở mọi mâu thuẫn gay gắt của nó. Blok tự coi mình nằm dưới sự sai khiến của nước Nga, coi mình là một phần bé nhỏ của nước Nga, là đứa con của nước Nga, thở chung nhịp thở với đất nước và nhân dân khi đất nước sắp có những cơn biến động lớn lao. Năm 1913 A.Blok đã viết những lời tiên đoán quả quyết về nước Nga Tổ quốc mình: “Có một nước Nga thoát thai từ một cuộc cách mạng đang say mê nhìn về đôi mắt của một cuộc cách mạng khác có lẽ còn khủng khiếp hơn”. Nhà thơ cảm nhận được nhịp đập của những lực lượng tiềm ẩn lúc nào cũng sẵn sàng bùng nổ thành một cuộc xung đột lớn làm thay đổi thực tại mà nhà thơ đang sống. Đối với Blok cách mạng là sự thể hiện của những lực lượng ẩn náu trong lòng quần chúng nhân dân mà Blok tự coi mình là một thành viên trong đó. Cách nhìn nhận cuộc sống và con người của Blok biến đổi theo chiều hướng nhà thơ là thành viên của đất nước, biết ơn đất nước và nhân dân đã nuôi dưỡng và nâng niu cánh thơ cho mình.
Với 41 tuổi đời, trong đó thực sự chỉ hơn hai mươi năm cống hiến cho Thơ, Aleksandr Blok đã để lại cho đời một khối lượng thơ đồ sộ và những bài thơ tình yêu lung linh còn lại mãi với thời gian. Thơ tình yêu của Blok là thơ say đắm trong chiều sâu của suy ngẫm trí tuệ khiến khi ta đọc lên là không thể chỉ đọc có một lần. Thơ về đề tài Tổ quốc của Blok là những vần thơ đằm thắm được viết nên với ý thức trách nhiệm cao của một nhà thơ-công dân.
Blok đã trở thành nhà thơ của nước Nga, sống với đời sống của nước Nga, nhà thơ của nhân dân khi ông thực sự hướng cái mộng mơ, cái trữ tình hoà chung nhịp thở với cuộc sống và thời đại, như V. Maiakovsky đã từng nói: “ Tác phẩm của Aleksandr Blok là cả một thời đại thơ ca, thời đại của một quá khứ chưa xa. Là một nghệ sĩ tượng trưng nổi tiếng nhất, Blok đã có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến toàn bộ nền thơ ca hiện đại”.
Thơ A. Blok được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ngày nay khi nước Nga đang vững bước vào thế kỷ 21 đầy sôi động của một nước công nghiệp phát triển, thơ A.Blok vẫn mãi mãi là người bạn tâm tình của người dân Nga hôm nay và của triệu triệu bạn đọc ngoài biên giới nước Nga. Ở Việt Nam ngay từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945 giới văn chương đã coi A.Blok là thi bá của nước Nga đầu thế kỉ 20; năm 1983 Nhà xuất bản Văn học đã ấn hành tập thơ “THƠ A. Blok – X. Exenin”, trong đó hơn 40 bài thơ của A. Blok và trường ca Mười hai đã được dịch sang tiếng Việt với sự đánh giá trân trọng “Blok và Exenin là hai ngôi sao sáng trên nền thơ ca Nga, trên nền thơ Xô viết và trên nền thơ nhân loại” (Tế Hanh): và năm 2007 Nhà xuất bản ĐHQG HN ấn hành Thơ trữ tình của A. Blok với 99 bài thơ và một trường ca.
(Nguyễn Xuân Hòa giới thiệu và dịch)
THƠ A. BLOK
THÁNG NĂM TRÔI TÔI VẪN HÌNH DUNG THẤY…
Cả giấc mơ nặng nề của nhận thức cuộc đời
Em rũ sạch yêu thương và buồn nhớ.
V.l. Soloviov
Tháng năm trôi tôi vẫn hình dung thấy
Dung nhan Em không chút khác ngày xưa.
Lửa rực cháy chân trời lòa vầng sáng,
Lặng lẽ tôi chờ, − buồn nhớ với yêu mơ.
Lửa rực cháy chân trời và bóng Em gần lại
Nhưng tôi hãi hùng: dung nhan.em khác xưa.
Những dáng nét thân quen đâu còn nữa
Khiến trong tôi cháy bỏng nỗi nghi ngờ.
Ôi, tôi gục xuống − khổ đau và bé nhỏ
Nào có ai cưỡng được hồn mơ!
Lửa rực cháy chân trời! Ánh hào quang gần lại,
Nhưng tôi hãi hùng: dung nhan Em khác xưa.
4 tháng Sáu 1901
И тяжкий сон житейского сознанья
Ты отряхнешь, тоскуя и любя.
Вл. Соловьeв
Предчувствую Тебя. Года проходят мимо −
Всё в облике одном предчувствую Тебя.
Весь горизонт в огне − и ясен нестерпимо,
И молча жду, − тоскуя и любя.
Весь горизонт в огне, и близко появленье,
Но страшно мне: изменишь облик Ты.
И деpзкое возбу́дишь подозренье,
Сменив в конце привычные черты.
О, как паду − и горестно, и низко,
Не одолев смертельные мечты!
Как ясен горизонт! И лучезарность близко,
Но страшно мне: изменишь облик Ты.
4 июня 1901
KHÔNG ĐỀ
Trên đồng cỏ trăng rằm lơ lửng
Chiếc đĩa tròn huyền diệu đứng im,
Trăng sáng, lặng thinh.
Hoa dại nở nhạt nhoà đồng cỏ
Bóng đêm đen trườn khắp đồng hoa
Ngả lưng thiếp ngủ.
Thấy rờn rợn khi bước ra đường:
Nỗi lo âu không ai hiểu nổi
Trùm lấp dưới trăng.
Dẫu ta biết: ngày ngày sáng sớm
Mặt trời ló ra trong mù sương,
Trải nắng khắp đồng,
Thì lúc ấy ta đi trên con đường mòn,
Nơi dưới từng ngọn cỏ cọng rơm
Sục sôi cuộc sống.
21 tháng Sáu 1898
Полный месяц встал над лугом
Неизменным дивным кругом,
Светит и молчит.
Бледный, бледный луг светущий,
Мрак ночной, по нём ползущий,
Отдыхает, спит
Бледный, бледный луг светущий,
Мрак ночной, по нём ползущий,
Отдыхает, спит.
Жутко выйти на дорогу:
Непонятная тревога
Под луной царит.
Хоть и знаешь: утром рано
Солнце выйдет из тумана,
Поле озарит,
И тогда пройдёшь тропинкой,
Где под каждою былинкой
Жизнь кипит.
21 июля 1898
TÔI TỚ HẦU HẠ NỮ HOÀNG
Đừng hô hào
Thánh đường ─ không hô hào con vẫn đến
Con ngả đầu lặng im
Quỳ dưới chân Người.
Lời răn dạy con sẽ lắng nghe
Rụt rè con chờ đợi
Để tới buổi viếng thăm chốc lát
Lại được cầu xin ban phước chở che.
Sức mạnh đam mê của Người cuốn hút
Con yếu đuối dưới ách Người
Lúc làm đầy tớ, lúc là người yêu,
Nhưng suốt đời là nô lệ.
14 tháng Mười 1899
SERVUS – REGINAE
Не призывай. И без призыва
Приду во храм.
Склонюсь главою молчаливо
К твоим ногам.
И буду слушать приказанья
И робко ждать.
Ловить мгновенные свиданья
И вновь желать.
Твоих страстей повержен силой,
Под игом слаб.
Порой – с луга; порой – милый;
И вечно – раб.
14 октября 1899
TA QUYỀN UY MÀ HỒN TA TRỐNG TRẢI
Ta quyền uy mà hồn ta trống trải
Vị chúa tể nhan sắc của trần gian
Em là bông hoa đêm tràn trề mê đắm
Những dáng nét nơi ta em đã mở lòng yêu.
Em ngả mình trên ngực của ta
Ơi bông hoa mùa xuân, sao em buồn thế
Ở đây kề sát trái tim, nhưng đằng kia phía trước
Không có gì bí ẩn cuộc đời đâu.
Đầy uy lực, như ngày xưa, ta kể ra và ta đoán
Ta đây là Hoàng đế anh minh
Tình yêu của ta, hỡi Ngươi, ta muốn gắn
Vào cuộc đời đầy ắp đam mê.
14 tháng Mười một 1902
“Стою у власти, душой одинок”
Стою у власти, душой одинок,
Владыка земной красоты.
Ты, полный страсти ночной цветок,
Полюбила мои черты.
Склоняясь низко к моей груди,
Ты печальна, мой вешний цвет.
Здесь сердце близко, но там впереди
Разгадки для жизни нет.
И, многовластный, числю, как встарь,
Ворожу и гадаю вновь,
Как с жизнью страстной я, мудрый царь,
Сочетаю Тебя, Любовь?
14 ноября 1902 г.
MỖI LÚC CHIỀU BUÔNG…
Mỗi lúc chiều buông anh gặp em,
Em chèo khua nước thuyền trôi êm.
Yêu em yêu cả tà áo trắng,
Giã biệt từ nay giấc mộng huyền.
Gặp nhau lạ quá chỉ ngây nhìn
Mờ xa doi cát khuất trong đêm
Chập chờn ánh nến đêm thanh vắng
Ai nghĩ về em, nhan sắc em.
Cảnh vắng hoàng hôn êm đềm quá
Lửa tình trào đến − dẹp sang bên...
Ta gặp nhau trong chiều sương giá
Bên bờ lau sậy sóng lăn tăn.
Tình yêu, hờn dỗi, buồn man mác
Tất cả trốn đi rồi mờ tan...
Tiếng nguyện vờn bay tà áo trắng
Mái chèo khua ánh nước loang loang.
13 tháng Năm 1902
Мы встречались с тобой на закате,
Ты веслом рассекала залив.
Я любил твоe белое платье,
Утонченность мечты разлюбив.
Были странны безмолвные встречи.
Впереди − на печаной косе
Загорались вечерние свечи.
Кто-то думал о бледной красе.
Приближений, сближений, сгораний −
Не приемлет лазурная тишь...
Мы встречались в вечернем тумане,
Где у берега рябь и камыш.
Ни тоски, ни любви, ни обиды,
Всё померкло, прошло, отошло...
Белый стан, голоса панихиды
И твое золотое весло.
13 мая 1902
NÀNG MƯỜI LĂM …
Nàng mười lăm. Nhưng nhịp đập trái tim nàng
Đã là của vị hôn thê tôi đó
Lời cầu hôn khi tôi vừa kịp ngỏ
Nàng quầy quả bỏ đi hai má ửng hồng.
Chuyện lâu rồi và kể từ ngày ấy
Chẳng ai hay bao ngày tháng đã trôi
Chúng tôi thưa gặp nhau và chẳng nói nhiều lời
Nhưng im lặng thật là sâu lắng.
Rồi một đêm đông tin vào giấc mộng
Rời căn phòng sáng rực chật người chen
Những mặt nạ hóa trang cười và hát
Tôi đắm say đưa mắt tiễn theo nàng.
Nàng ngoan ngoãn theo tôi, không hề biết
Điều gì đây xảy đến phút giây sau
Chỉ có bóng đêm đen là thấy hết
Đôi tân nhân đi qua rồi khuất giữa đêm sâu.
Và đến một ngày đông nắng đỏ
Chúng tôi gặp nhau trong sâu lắng thánh đường
Những tháng năm lặng yên nay sáng tỏ
Mối duyên này trời định sẵn chốn Thiên cung.
Những cuộc kiếm tìm dài lâu hạnh phúc
Khiến lồng ngực trong tôi rộn rã bài ca.
Tôi dựng nên tòa nhà từ những bài ca ấy,
Những bài hát khác tôi ca lúc nào đấy mà thôi.
15 tháng Sáu 1903. Bad Nauheim
Ей было пятнадцать лет. Но по стуку
Сердца – невестой быть мне могла.
Когда я, смеясь, предложил ей руку,
Она засмеялась и ушла.
Это было давно. С тех пор проходили
Никому не известные годы и сроки.
Мы редко встречались и мало говорили,
Но молчанья были глубóки.
И зимней ночью, верен сновиденью,
Я вышел из людных и ярких зал,
Где душные маски улыбались пенью,
Где я её глазами жадно провожал.
И она вышла за мной, покорная,
Сама не ведая, чтó будет через миг.
И видела лишь ночь городская, чeрная,
Как прошли и скрылись: невеста и жених.
И в день морозный, солнечный, красный –
Мы встретились в храме – в голубой тишине:
Мы поняли, что годы молчанья были ясны,
И то, что свершилось, – свершилось в вышине.
Этой повестью долгих, блаженных исканий
Полна моя душная, песенная грудь.
Из этих песен создал я зданье,
А другие песни – спою когда-нибудь.
16 июня 1903. Bad Nauheim
EM CHĂM CHẮM NHÌN TÔI NHƯ THIÊU ĐỐT
Giữa những ngôi nhà những ngày vàng nắng
Tôi và em trong phút chốc gặp nhau.
Em chăm chắm nhìn tôi như thiêu đốt
Rồi khuất dần hun hút cuối ngõ sâu.
Đôi mắt em nhìn tôi không vô cớ
Lặng thinh nhìn mà bỏng rát như thiêu,
Không vô cớ tôi lén thầm cam chịu
Trước mặt em - ôi lừa dối lặng im!
Rất có thể, những đêm đông rét buốt
Ném tôi cùng em vào vũ hội cuồng điên
Và cuối cùng tôi sẽ là người bị giết
Bởi cái nhìn nơi em – sắc như lưỡi dao găm!
6 tháng Mười 1909
В эти желтые дни меж домами
Мы встречаемся только на миг.
Ты меня обжигаешь глазами
И скрываешься в темный тупик...
Но очей молчаливым пожаром
Ты недаром меня обдаешь,
И склоняюсь я тайно недаром
Пред тобой, молчаливая ложь!
Ночи зимние бросят, быть может,
Нас в безумный и дьявольский бал,
И меня, наконец, уничтожит
Твой разящий, твой взор, твой кинжал!
6 октября 1909
RƯỢU TUYẾT
Bát rượu đầy trong tay lấp lánh,
Nỗi kinh hoàng em gieo rắc vào tim
Nụ cười em hồn nhiên lóe sáng
Như lọn tóc dày trên mái tóc em.
Tôi khựng lại bởi những tia nước thẫm
Định thần tôi hít thở, nhưng không ham
Giấc mộng lãng quên về những nụ hôn
Về những cơn bão tuyết ở quanh em.
Em cười, tiếng cười nghe sao kỳ lạ
Như con rắn lượn quanh trong bát rượu ánh vàng
Làn gió nhẹ thanh thiên như đi dạo
Trên đầu em đội mũ lông chồn.
Nhìn qua màn tia nước phun sống động,
Không nhìn thấy em đội vòng hoa cưới?
Còn ngửa mặt lên trời hồi tưởng
Không nhớ em đã để lại những nụ hôn?
29 tháng Chạp 1906
СНЕЖНОЕ ВИНО
И вновь, сверкнув из чаши винной,
Ты поселила в сердце страх
Своей улыбкою невинной
В тяжелозмейных волосах.
Я опрокинут в темных струях
И вновь вдыхаю, не любя,
Забытый сон о поцелуях,
О снежных вьюгах вкруг тебя.
И ты смеешься дивным смехом,
Змеишься в чаше золотой,
И над твоим собольим мехом
Гуляет ветер голубой.
И как, глядясь в живые струи,
Не увидать тебя в венце?
Твои не вспомнить поцелуи
На запрокинутом лице?
29 декабря 1906
Ý CHÍ MÙA THU
Ta bước lên con đường rộng mở
Bụi cây mềm hứng gió mơn man
Đá dăm trải dốc đồi thoai thoải
Lớp đất vàng phủ mỏng đường quang.
Mùa thu sáng tràn về thung lũng
Những nấm mồ phơi giữa trời mây
Vườn thanh lương trà tươi sắc đỏ
Ven đường thôn lá rập rờn bay.
Cứ nhảy nhót niềm vui ta đó
Ngân nga, ngân nga trong lùm cây
Xa xa tay áo mùa thu vẫy
Rực rỡ khoe màu như thêu ren.
Ai rủ ta đi đường quen thuộc
Cười nhạo ta ô cửa nhà pha?
Bị cuốn hút bởi đường đá lát
Hay kẻ khốn cùng hát thánh ca?
Ta lên đường không ai mời gọi
Mảnh đất này êm dịu nhường bao!
Ta nghe tiếng nước Nga ngấm rượu
Nghỉ chân nơi tửu quán đường xa.
Điều ta thành đạt ta hát chăng
Trong men say ta giết tuổi xuân?
Nỗi buồn đồng ruộng tuôn lệ chảy
Biết mấy yêu thương đất bạt ngàn.
Bao nhiêu người tự do, kiện tráng
Đầu hai thứ tóc vẫn chưa yêu
Nơi xa Người cho ta trú tạm
Thiếu Người ta sống, khóc làm sao!
Tháng Bảy 1905 - Đại lộ Rogatsevskoe
ОСЕННЯЯ ВОЛЯ
Выхожу я в путь, открытый взорам,
Ветер гнет упругие кусты,
Битый камень лег по косогорам,
Желтой глины скудные пласты.
Разгулялясь осень в мертвых долах,
Обнажила кладбища земли,
Но густых рябин в проезжих селах
Красный цвет зареет издали.
Вот оно, мое веселье, пляшет
И звенит, звенит, в кустах пропав!
И вдали, вдали призывно машет
Твой узорный, твой цветной рукав.
Кто взманил меня на путь знакомый,
Усмехнулся мне в окно тюрьмы?
Или – каменным путем влекомый
Нищий, распевающий псалмы?
Нет, иду я в путь никем не званый,
И земля да будет мне легка!
Буду слышать голос Руси пьяной,
Отдыхать под крышей кабака.
Запою ли про свою удачу,
Как я молодость сгубил в хмелю...
Над печалью нив твоих заплачу,
Твой простор навеки полюблю...
Много нас – свободных, юных, статных –
Умирает, не любя...
Приюти ты в далях необъятных!
Как и жить и плакать без тебя!
Июль 1905. Рогачевское шоссе
NƯỚC NGA
Lại như những năm tháng vàng son,
Ba vòng đai cương rão mòn rung lắc,
Những chiếc nan hoa đầy màu sắc
Ngập vào vết xe chao đảo lắc lư...
Ôi nước Nga cùng khổ, nước Nga,
Người là những nhà gỗ xám ngắt trong ta,
Như giọt lệ đầu khi tình yêu đến
Người là những bài ca theo gió lan xa!
Biết xót thương Người bằng cách nào đây
Cây thập tự của ta, ta nâng niu gìn giữ...
Sắc đẹp của Người dữ dằn dễ sợ
Pháp sư nào đây Người muốn ướm gửi trao!
Mặc cho pháp sư phỉnh lừa, dụ dỗ
Nhưng Người không nhụt chí ngã lòng,
Hiềm nơi Người nỗi lo toan thế sự
Khiến gương mặt Người nhạt sắc hư hao.
Thì đã sao? Thêm một chút lo toan
Một giọt lệ khiến sông càng ầm ĩ,
Là ruộng đồng, là rừng xanh – Người vẫn thế,
Là chiếc khăn thêu ren Người vấn ngang mày...
Điều không thể lại là điều có thể,
Con đường dài sao nhẹ thênh thênh,
Khi trên đường trường, ở nơi cuối dặm
Dưới khăn thêu mắt rạng ngời lên,
Khi trên đôi môi người xà ích
Vang điệu ca hiu hắt buồn tênh!
18 tháng Mười 1908
РОССИЯ
Опять, как в годы золотые,
Три стертых треплются шлеи,
И вязнут спицы росписные
В расхлябанные колеи...
Россия, нищая Россия,
Мне избы серые твои,
Твои мне песни ветровые –
Как слезы первые любви!
Тебя жалеть я не умею
И крест свой бережно несу...
Какому хочешь чародею
Отдай разбойную красу!
Пускай заманит и обманет, –
Не пропадешь, не сгинешь ты,
И лишь забота затуманит
Твои прекрасные черты...
Ну что ж? Одной заботой боле –
Одной слезой река шумней,
А ты всё та же – лес да поле,
Да плат узорный до бровей...
И невозможное возможно,
Дорога долгая легка,
Когда блеснет в дали дорoжной
Мгновенный взор из-под платка,
Когда звенит тоской острожной
Глухая песня ямщика!..
18 октября 1908