link tải gowin99 mới nhất

50 năm...và mãi mãi

Cách đây 50 năm,... Năm 1972 ngày ấy vùng nông thôn không có Đài, không có loa công cộng và không có báo chí... để biết tin tức thời sự, biết về giặc Mỹ ném bom hủy diệt miền Bắc...

Nhưng nhân dân luôn nhận thấy cuộc chiến tranh xâm lược, ném bom phá hoại của giặc Mỹ ngày càng ác liệt, tàn bạo, dã man. Trong thời gian ấy, ban đêm mọi người của gia đình tôi đang ngủ say, giật nảy mình bởi tiếng bom nổ xé tai, tiếng tàu bay gầm rú trên bầu trời. Cả gia đình vùng dậy, chạy lao xuống hầm trú ẩn thì bom đã nổ đâu đó, tàu bay đã lướt qua rồi. Bố mẹ tôi cười và nói rằng:

- Nếu giặc Mỹ trút bom xuống, lúc mình đang ngủ say thì chết như thế bay lên trời, có biết gì đâu nữa mà đau thương!

Rất vui vẻ, lạc quan, yêu đời và coi nhẹ cái chết, xem thường việc trút bom giết người của giặc Mỹ.

d1qe1-1672017780.jpg
Ảnh do tác giả cung cấp: Các bạn lớp 10 D trường cấp 3 Tam Nông, tình Phú Thọ, năm 1974.

 

Bầu trời quê tôi là không gian nằm trên tuyến đường mà tàu bay Mỹ luôn luôn phải bay đến, bay về trong hành trình từ Thái Lan sang ném bom thành phố Việt Trì, thủ đô Hà Nội. Bởi thế thường xuyên có máy bay Mỹ gầm rú, trút bom bừa bãi xuống mảnh đất quê tôi cho nhẹ bớt trọng lượng, bay nhanh, tránh đạn pháo, tên lửa của bộ đội Việt Nam. Có những người dân quê tôi đã chết oan vì những quả bom thả xuống vô lương tâm của lũ giặc lái Mỹ xâm lược. Mọi người quen dần với chiến tranh, với tiếng tàu bay gầm rú, tiếng bom nổ ầm ầm xé tai, nhức óc. Mọi người sống lạc quan, tích cực sản xuất và học tập dưới mưa bom của lũ giặc Mỹ. Người dân quê tôi coi chiến tranh như là những "vở kịch trên bầu trời", ai cũng ngước mắt nhìn xem tàu bay Mỹ quần đảo, đạn pháo quân ta bắn lên rực đỏ bầu trời. Khi tàu bay bốc cháy như bó đuốc khổng lồ rơi xuống, phi công nhảy dù đang lơ lửng giữa không trung, tất cả người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ con... tay cầm dao, gậy... gọi nhau ầm ĩ, tấp nập, hăm hở, chạy nhanh đi bắt sống phi công như đi hội. Họ chạy về phía phi công rơi với tinh thần trách nhiệm, lạc quan, khí phách của một dân tộc anh hùng. Họ coi cái chết nhẹ như lông hồng, vì nếu tàu bay Mỹ thả bom thì có lẽ không một người sống sót. Nếu là phi công Việt Nam thì họ đón về, ngưỡng mộ như người anh hùng. Nếu là phi công Mỹ thì họ trói gô lại như một tên kẻ cướp bị bắt sống.

Chuyện kể rằng: có bà Nhát, rất nhút nhát, khi có tàu bay Mỹ gầm rú là bà rúc đầu vào bụi rậm, chổng cái mông to ra ngoài. Một ông đi qua, vỗ vào mông bà, làm bà giật mình... tưởng đã hy sinh. Rồi hai người cười và bà ta mắng yêu: Phải gió... cái nhà ông này!

Lần khác, đang đêm nghe tiếng bom nổ xé tai, bà Nhát vội vàng lao ra cửa, đầu bà chạm vào cái gì đó... Bà nghĩ là bom Mỹ nên bà vội hô to: Hồ Chủ tịch muôn năm! Bom không nổ, bà không sao, bà nhận ra quả bí xanh to dài treo lơ lửng trên giàn trước cửa nhà mình. Bà cười ngượng nghịu một mình và đấm vào quả bí nhưng bị lông nhọn trọc vào tay, đau điếng! Bà lại cười.

Cách đây 50 năm, khi đó tôi đang học lớp 8 trường cấp 3 Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Những ngày cuối năm 1972, lớp tôi được đón nhận một số bạn học sinh Hà Nội vào học. Sau này mới biết, các bạn cùng bố mẹ, người thân của gia đình đi sơ tán tàu bay Mỹ ném bom Hà Nội - trận Điện Biên phủ trên không. Tôi không rõ những cán bộ sơ tán lên đây là ai, làm gì ở cơ quan nào? Nhưng chắc chắn có Đoàn Xiếc Việt Nam vì tôi có đi sơ tuyển diễn viên xiếc nhưng không đạt tiêu chuẩn (gầy quá?!). Là vì những chú khỉ, con gấu, con voi, con hổ, nhất là con sư tử hung dữ nhốt trong lồng sắt gắn liền với bánh xe, gầm rú ầm vang cả một vùng đồi rừng rộng lớn. Chúng tôi đi bộ hơn 10 cây số để xem những con thú của đoàn Xiếc Hà Nội. Thật là bố ích, lý thú và say mê, muốn hiểu rõ hơn về đàn thú này.

Hơn 10 bạn học sinh Hà Nội học cùng lớp với tôi, vừa đẹp người, vừa học giỏi và nhiều tài năng khác như: ca hát, bóng đá, kỹ năng giao tiếp... Ngược lại là chúng tôi - những học sinh thôn quê nghèo khó - từ manh áo nhếc nhác, đến bát cơm là ngô sắn nhiều hơn gạo, kiến thức ít ỏi, nhút nhát, phương tiện học tập thiếu thốn. Thời gian học cùng với nhau không nhiều nhưng chúng tôi cũng học được ở các bạn Hà Nội những điều tốt nhất và từ đó là động cơ thúc đẩy chúng tôi cố gắng vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày chiến thắng chiến dịch ném bom hủy diệt bằng máy bay B 52 của giặc Mỹ, chúng ta tự hào về một quá khứ nhiều kỉ niệm tốt đẹp và hào hùng của mỗi người dân Việt Nam.

Đ. V. H

Trái tim người lính